TS. Quách Mạnh Hào: “Nên thành lập ngân hàng quản lý nợ xấu”

08/07/2012 11:15
08-07-2012 11:15:07+07:00

TS. Quách Mạnh Hào: “Nên thành lập ngân hàng quản lý nợ xấu”

Chúng ta chưa bao giờ biết con số chính xác nợ xấu là bao nhiêu và do vậy các giải pháp đưa ra hoàn toàn dựa trên con số phỏng đoán. Số liệu về nợ xấu theo đánh giá của Thống đốc khoảng 10%, còn nghiên cứu của chúng tôi cho rằng con số tối thiểu nằm trong khoảng 8-14%.

Mặt khác, việc giải quyết nợ xấu cũng cần phải xác định được gốc rễ của nợ xấu nằm ở đâu vì thực chất những gì chúng ta nhìn thấy trên bảng cân đối của ngân hàng chỉ đơn giản là kết quả cuối cùng. Giải quyết nợ xấu trên bảng cân đối ngân hàng cũng chẳng khác gì giải quyết phần ngọn của vấn đề. Nếu giải quyết được phần gốc rễ, tức là từ những doanh nghiệp thực sự phát sinh nợ xấu, thì khi đó hệ thống hoàn trả sẽ phát huy tác dụng và nợ xấu mới thực sự được giải quyết.

Tạm bỏ qua các vấn đề trên, về lý thuyết theo tôi có ba hướng giải quyết nợ xấu ngân hàng: (i) xóa nợ, (ii) chuyển nợ sang một chỗ khác, ví dụ công ty mua bán nợ hoặc một ngân hàng quản lý nợ xấu và (iii) để cho các ngân hàng tự xử lý theo chuẩn đưa trong một khoảng thời gian xác định.

Việc lựa chọn giải pháp nào cũng sẽ tạo ra những phản ứng từ phía công chúng. Chẳng hạn, xóa nợ sẽ tạo ra hệ lụy về niềm tin xã hội bởi nhìn chung xã hội nghĩ rằng các ngân hàng đã sử dụng vốn để tài trợ cho các dự án mang lại lợi ích cho một nhóm người phần lớn là chính các chủ ngân hàng. Những người hưởng lợi là một số đại gia lớn trong khi người chịu thiệt thòi là các cổ đông nhỏ lẻ và những người gửi tiền.

Đó là chưa kể nếu xóa nợ một lần thì người ta sẽ có thể tin rằng còn nhiều lần như thế. Còn nếu chuyển nợ qua một bên thứ ba thì câu hỏi đặt ra là cần bao nhiêu tiền và tiền sẽ lấy từ đâu - như báo chí vẫn đang bình luận về ý tưởng 100.000 tỷ cho công ty mua bán nợ xấu.

Để các ngân hàng tự xử lý có vẻ như sẽ xoa dịu được công chúng nhưng chắc chắn điều này sẽ gây tác hại dài hạn về phát triển kinh tế bởi mối ràng buộc của các khoản nợ ngân hàng sẽ đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp và bản thân các ngân hàng không có nhiều động lực để thực hiện hoạt động kinh doanh tốt nhất.

Do vậy, một giải pháp tổng thể thực tế và khả thi theo tôi phải là sự tổng hòa của 3 giải pháp lý thuyết nêu trên. Cần thiết kế một giải pháp mà các đối tượng liên quan đều phải chịu thiệt thòi, trong đó công chúng, người đóng thuế, người gửi tiền, cần phải được bảo vệ bởi nhà nước.

Đối với đề xuất thành lập công ty mua bán nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước, chỉ nên là một trong nhóm giải pháp nhằm đảm bảo cân đối giữa việc xóa nợ và để các ngân hàng tự xử lý. Việc cần làm là phải có một cơ quan đánh giá độc lập để xác định chính xác nguyên nhân của nợ xấu.

Theo tôi có hai nhóm lý do quan trọng dẫn tới nợ xấu của các ngân hàng hiện nay: một là do doanh nghiệp không được tiếp cận vốn đầy đủ (do lãi suất cao) dẫn tới đình trệ sản xuất và hai là do hoạt động kinh doanh, quản trị của doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.

Với trường hợp thứ nhất, sẽ rất dễ để giải quyết thông qua việc giãn nợ hoặc thậm chí là cho vay thêm với lãi vay hợp lý để đưa doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Với trường hợp thứ hai, tôi nghĩ rằng cần phải làm 3 việc cùng lúc là xóa nợ một phần, mua lại nợ thông qua công ty mua bán nợ đồng thời thực hiện việc tái cấu trúc hoạt động.

Việc xử lý với các ngân hàng cũng sẽ tùy thuộc vào việc ngân hàng đó có nợ xấu nằm trong nhóm nào nhiều hơn trong hai nhóm nêu trên. Mục tiêu là làm cho các khoản nợ xấu sẽ rời khỏi bảng cân đối của doanh nghiệp và ngân hàng.

Một cách cá nhân thì tôi không thích ý tưởng về công ty mua bán nợ mà tôi nghĩ nên lập ra một định chế tài chính đặc biệt chẳng hạn ngân hàng quản lý nợ xấu hơn là công ty mua bán nợ. Đây là mô hình cũng đã được các học giả thảo luận nhiều trong trường hợp các quốc gia Đông Âu và Trung Quốc những năm trước đây.

Theo ý tưởng này thì không cần thiết phải “bơm 100.000 tỷ” mà vốn của ngân hàng đặc biệt này chủ yếu sẽ do các ngân hàng có nợ xấu đóng góp, với số vốn tương đương với giá trị các khoản nợ xấu theo giá thị trường. Đồng thời, ngân hàng này cũng có thể huy động vốn từ dân chúng thông qua việc phát hành trái phiếu và có thể sinh lời bởi bản chất các khoản nợ xấu khi được mua lại theo giá thị trường sẽ là những tài sản sinh lời trong tương lai.

Khi ngân hàng này đi vào hoạt động, các khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại hiện nay sẽ chuyển toàn bộ sang cho ngân hàng quản lý nợ xấu này quản lý. Một ngân hàng kiểu như vậy có thể hiểu là một ngân hàng chính sách quản lý nợ xấu.

Chúng ta có ngân hàng chính sách phục vụ người nghèo thì đây là ngân hàng chính sách dành cho các đại gia thất thế. Khi các khoản nợ xấu được xử lý toàn bộ, thì ngân hàng này có thể hoạt động kinh doanh như một ngân hàng thương mại bình thường. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng các khoản nợ xấu sẽ luôn phát sinh và do vậy ngân hàng đặc biệt này sẽ không thiếu việc để làm.

Điều cuối cùng, tôi nghĩ rằng xử lý nợ xấu cần phải thực hiện sớm vì quá trình sẽ kéo dài và cần sự hy sinh của các bên liên quan.

Theo trình tự, tôi thấy rằng cần phải thành lập một cơ quan phân loại, đánh giá, thẩm định và định giá nợ xấu. Việc xóa nợ một phần (hoặc miễn lãi), để các ngân hàng tự xử lý một phần và một phần chuyển qua một định chế tài chính đặc biệt nên được lựa chọn. Định chế đặc biệt này theo tôi nên là một dạng ngân hàng quản lý nợ xấu như đã nêu trên. Vốn góp cho ngân hàng này nên bao gồm vốn nhà nước và sự tham gia của các ngân hàng, doanh nghiệp.

Mục tiêu của hoạt động tái cấu trúc này theo tôi trước mắt đơn giản chỉ nên nghĩ là chuyển các khoản nợ xấu từ bảng cân đối của ngân hàng và doanh nghiệp sang một doanh nghiệp đặc biệt có ý nghĩa tương tự như khoanh nợ. Khi thực hiện việc mua bán nợ, nên tiến hành định giá theo giá trị thị trường vào trao quyền ưu tiên thực hiện cho chính các ngân hàng và doanh nghiệp tự xử lý trước khi định chế tài chính đặc biệt mua lại.

Dù giải pháp nào được thực hiện, các ngân hàng có vấn đề nợ xấu cần phải được tái cấu trúc và kiểm soát, giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý liên quan.

TS.Quách Mạnh Hào

TBKTVN







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Lên kịch bản ‘sống chung’ với áp lực tỷ giá

Tỷ giá đã tăng hơn 3% kể từ đầu năm, chạm ngưỡng mục tiêu điều hành chính sách ngoại hối. Các chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá sẽ còn dai dẳng theo diễn biến giảm...

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 11,286 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền...

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM tăng 35.4% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM đạt 2.869 tỷ USD, tăng 3.5% so với quý trước và tăng 35.4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần...

SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking

Để đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả khách hàng, kể từ tháng 5/2024, SHB sẽ thực hiện điều chỉnh cơ chế tính phí và mức thu phí dịch vụ theo dõi biến động số...

Sacombank vượt mốc 1 triệu khách hàng thẻ tín dụng, không ngừng gia tăng giá trị và trải nghiệm khách hàng thẻ 

Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách...

Định giá cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn, cổ phiếu nào nên "xuống tiền"?

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trải qua đà hồi phục mạnh từ cuối năm 2023 và duy trì đến nay. Tuy nhiên, so với chỉ số P/E toàn ngành, một số cổ phiếu có cơ bản tốt vẫn...

Giá bán USD ngân hàng tiến gần mốc 26,000 đồng

Phiên sáng 17/04, tỷ giá USD/VND tại ngân hàng tiếp tục phá vỡ mọi kỷ lục trước đó với giá bán USD gần chạm mốc 26,000 đồng.

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý trong vay tiêu dùng và thu hồi nợ

Các chuyên gia ngân hàng cũng cho biết, chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng hiện còn diễn biến theo chiều hướng xấu. Hoạt động xử lý, thu hồi nợ xấu của các tổ...

Làm giả giấy tờ để mở thẻ tín dụng, chiếm đoạt tiền của nhiều ngân hàng

Sau khi làm giả chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu…, bị cáo dùng các loại giấy tờ giả này đi mở thẻ tín dụng tại nhiều ngân hàng, rút tiền để tiêu.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98