Nợ xấu: Để ngân hàng tự xử lý dễ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng

17/08/2012 10:49
17-08-2012 10:49:27+07:00

Nợ xấu: Để ngân hàng tự xử lý dễ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng

Nợ xấu đang được ví von như là “cục máu đông” làm tắc nghẽn “dòng máu” tín dụng trong cơ thể nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Nhiều chuyên gia và những nhà quản trị tài chính đưa ra nhiều quan điểm cũng như biện pháp khác nhau về việc xử lý khối nợ này.

Trong cuộc trò chuyện với Sài Gòn Tiếp Thị, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, bày tỏ: Nếu để cho các ngân hàng tự xử lý nợ xấu thì nguy cơ khủng hoảng là hoàn toàn có thể xảy ra, và hậu quả thì khó mà lường được, khi mà cả nền kinh tế vẫn còn dựa vào hệ thống ngân hàng để “tiếp máu.

Dư luận quốc tế đánh giá như thế nào về quyết định của ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo thực trạng số liệu nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam? Họ có lo ngại hơn khi chưa biết thực trạng đó không?

Dư luận quốc tế hoan nghênh việc quyền chánh thanh tra NHNN Việt Nam công bố số liệu nợ xấu của các TCTD. Báo chí quốc tế không tỏ ra ngạc nhiên về động thái này, vì họ đã dự đoán từ lâu là nợ xấu của Việt Nam rất cao so với những con số được công bố chính thức. Tuy nhiên, giới tài chính và báo chí thế giới tỏ ra lo ngại về tình trạng nợ xấu ở Việt Nam, khi mà chưa thấy những biện pháp giải quyết rõ ràng của các cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng (ví dụ việc thành lập công ty mua bán nợ).

Theo ông, nguyên nhân nợ xấu của các TCTD Việt Nam giống và khác gì nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Mỹ?

Điểm trùng hợp của nợ xấu của Mỹ và Việt Nam là một trong những nguyên ngân gây ra nợ xấu, là tình trạng lao dốc của thị trường bất động sản (BĐS). Tại Mỹ vào những năm 2007, 2008 khi bong bóng BĐS nổ tung đã làm nhiều Mortgage backed securities (tín dụng BĐS được chứng khoán hoá) trở nên vô giá trị và đẩy hệ thống ngân hàng Mỹ vào bờ vực phá sản. Ở Việt Nam, nhiều món nợ BĐS đã trở thành nợ xấu vì thị trường BĐS dẫu không bị nổ bong bóng, nhưng đã mất thanh khoản, đưa nhiều doanh nghiệp BĐS vào sự phá sản và kiệt quệ. Tuy nhiên, trong khi sự suy thoái của thị trường BĐS tại Mỹ đã đưa Mỹ và sau đó, thế giới vào khủng hoảng tài chính lớn nhất sau thế chiến thứ hai, sự đóng băng thị trường BĐS tại Việt Nam chưa đủ tầm để đẩy kinh tế Việt Nam vào khủng hoảng.

 

Báo cáo của các tổ chức tín dụng cho thấy: 84% dư nợ xấu được bảo đảm bằng tài sản, với giá trị tài sản tương ứng 135% trên tổng nợ xấu. Riêng tài sản đảm bảo/tổng dư nợ xấu về bất động sản khoảng 180%. Đó là chưa tính đến khoản dự phòng rủi ro khoảng 67.300 tỉ đồng, tương ứng tỷ lệ 57,2% trên tổng nợ xấu là 117.000 tỉ đồng. Còn nếu theo tính toán của NHNN, khoản dự phòng rủi ro chiếm tỷ lệ 33% tổng nợ xấu của toàn hệ thống là hơn 202.000 tỉ đồng (tương ứng 8,6% tổng dư nợ).

Điểm khác biệt lớn giữa nợ xấu của Mỹ và Việt Nam là ở quy mô nợ xấu. Tại Mỹ, vào thời gian khủng hoảng nợ xấu và mất vốn của nhiều ngân hàng đã tiêu huỷ toàn bộ vốn chủ sở hữu của những ngân hàng đó, trong khi nợ xấu của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát được. Điểm khác biệt nữa là, tại Mỹ các con nợ gây ra nợ xấu của cuộc khủng hoảng vừa qua phần lớn là cá nhân, những người mua nhà để ở hay đầu tư; trong khi nợ xấu ở Việt Nam phần lớn là nợ của các doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp vốn nhà nước và doanh nghiệp có liên quan đến các cổ đông lớn của ngân hàng chiếm một tỷ trọng rất lớn.

Tại sao cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) lại không bắt các ngân hàng yếu kém tự xử lý nợ xấu, mà phải dùng một phần trong gói 700 tỉ USD để mua lại nợ xấu của các ngân hàng? Liệu bài học của FED có thể áp dụng ở Việt Nam?

Fed thừa biết rằng, nợ xấu đã vượt khỏi tầm mức kiểm soát và khả năng tự xử lý của các ngân hàng, nên đã phải can thiệp vào thị trường và lấy tiền ngân sách để mua nợ xấu từ thị trường. Sự sụp đổ của Lehman Brothers, Merrill Lynch đã cảnh báo Fed là nếu không tức thời can thiệp và giải quyết nợ xấu, và giải cứu ngân hàng bằng tiền của chính phủ thì toàn thể hệ thống tài chính Mỹ sẽ phá sản qua một “cuối tuần”, nên Quốc hội Mỹ đã ra tay nhanh chóng. Trước hết, Chính phủ Mỹ mua nợ xấu của một số ngân hàng, sau đó tái cấp vốn cho nhiều ngân hàng dưới hình thức mua cổ phiếu ưu đãi, ngay cả khi một số ngân hàng không muốn nhận tiền cứu trợ. Một vài ngân hàng lớn đã bị ép phải nhận tiền cứu trợ của Chính phủ Mỹ.

Tại Việt Nam, Chính phủ không đứng ra xử lý nợ xấu, thì e rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng ngay trong năm 2013. Để các ngân hàng tự xử lý nợ xấu thì “cục máu đông” tiếp tục làm tắc nghẽn hệ thống tuần hoàn của ngân hàng, và cuối cùng làm tê liệt hệ thống ngân hàng.

Nếu Chính phủ đứng ra xử lý thì có cái giá nào phải trả không, và cái giá đó đặt trong tương quan giá mà để mặc các TCTD tự xử lý lấy thì như thế nào?

Cái giá phải trả cho việc giải quyết nợ xấu bằng ngân sách nhà nước dưới hình thức thành lập công ty mua bán nợ quốc gia là chúng ta phải dự trù là có khả năng ít nhất 50% số tiền mà Chính phủ bỏ ra để mua nợ xấu sẽ mất trong việc xử lý nợ xấu. Nhưng cái lợi nhận được lại là làm sạch hệ thống ngân hàng để hệ thống ngân hàng phục vụ nền kinh tế một cách hữu hiệu. Điều này đồng nghĩa với việc giải phóng gánh nặng nợ nần để doanh nghiệp trở lại khôi phục sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm và tái đóng góp vào ngân sách nhà nước. Đây cũng là một phần trong tiến trình tái cấu trúc ngân hàng.

Nếu để cho các ngân hàng tự xử lý nợ xấu thì nguy cơ khủng hoảng là hoàn toàn có thể xảy ra, và hậu quả thì khó mà lường được, khi mà cả nền kinh tế vẫn còn dựa vào hệ thống ngân hàng để “tiếp máu”.

Có người ví nợ xấu là “cục máu đông”, vậy chúng ta có nhiều thời gian để tìm ra cách thức xử lý nào hiệu quả cho Việt Nam không?

Như đã trình bày, nếu không lấy cục máu đông ra khỏi cơ thể của hệ thống ngân hàng thì hệ thống ngân hàng sẽ khó tránh khỏi cơn khủng hoảng. Cục máu đông này phải được cắt bỏ tức thì khỏi cơ thể của ngành ngân hàng. Chúng ta không còn nhiều thời gian để tranh luận vì một ngày qua đi mà chưa xử lý kịp nợ xấu ngày đó nợ xấu càng chồng chất. Đến cuối năm nay mà chúng ta chưa có kế hoạch giải quyết nợ xấu một cách triệt để và hệ thống, tỷ lệ nợ xấu có thể lên đến 20%, mức báo động đỏ.

Trí Dũng thực hiện

Sài gòn tiếp thị





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vụ mất 11,9 tỷ trong tài khoản Vietcombank: App lạ từ Nhật, nguyên đơn kháng cáo

Bà Trần Thị Chúc, nguyên đơn trong vụ tài khoản 11,9 tỷ đồng tại Vietcombank “bốc hơi” đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm do TAND TP. Từ Sơn (Bắc...

OCB mở mới 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024

Mới đây, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã nhận được công văn chấp thuận mở mới thêm 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024.

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Lên kịch bản ‘sống chung’ với áp lực tỷ giá

Tỷ giá đã tăng hơn 3% kể từ đầu năm, chạm ngưỡng mục tiêu điều hành chính sách ngoại hối. Các chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá sẽ còn dai dẳng theo diễn biến giảm...

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 11,286 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền...

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM tăng 35.4% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM đạt 2.869 tỷ USD, tăng 3.5% so với quý trước và tăng 35.4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần...

SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking

Để đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả khách hàng, kể từ tháng 5/2024, SHB sẽ thực hiện điều chỉnh cơ chế tính phí và mức thu phí dịch vụ theo dõi biến động số...

Sacombank vượt mốc 1 triệu khách hàng thẻ tín dụng, không ngừng gia tăng giá trị và trải nghiệm khách hàng thẻ 

Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách...

Định giá cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn, cổ phiếu nào nên "xuống tiền"?

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trải qua đà hồi phục mạnh từ cuối năm 2023 và duy trì đến nay. Tuy nhiên, so với chỉ số P/E toàn ngành, một số cổ phiếu có cơ bản tốt vẫn...

Giá bán USD ngân hàng tiến gần mốc 26,000 đồng

Phiên sáng 17/04, tỷ giá USD/VND tại ngân hàng tiếp tục phá vỡ mọi kỷ lục trước đó với giá bán USD gần chạm mốc 26,000 đồng.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98