QCG: Đối đầu với thách thức chưa có tiền lệ, dù ghi nhận lợi nhuận

14/08/2012 16:25
14-08-2012 16:25:53+07:00

QCG: Đối đầu với thách thức chưa có tiền lệ, dù ghi nhận lợi nhuận

Doanh thu tăng mạnh nhưng hiệu quả chưa cải thiện, dòng tiền thiếu hụt khiến QCG đang phải cơ cấu lại các khoản nợ vay. Trong khi đó, hàng tồn kho vẫn đều đặn gia tăng, áp lực nguồn vốn đầu tư nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng cao.

Doanh thu công ty mẹ tăng 2.3 lần so với cùng kỳ, nhưng không có nhiều ý nghĩa. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 của công ty mẹ CTCP Quốc Cường Gia Lai (HOSE: QCG) đạt 80.8 tỷ đồng, tăng hơn 2.3 lần so với cùng kỳ năm trước; tuy vậy, lợi nhuận gộp dù vẫn tăng đến 34% so với cùng kỳ nhưng chỉ đạt vỏn vẹn có 5.57 tỷ đồng.

Khoản lợi nhuận gộp 5.57 tỷ đồng chưa đủ để QCG bù đắp cho các khoản chi phí phát sinh trong 6 tháng đầu năm như: chi phí bán hàng 1.58 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp 4.56 tỷ đồng. Trong khi đó, hoạt động tài chính cũng phát sinh khoản lỗ gần 11.5 tỷ đồng chủ yếu do chi phí lãi vay lên đến 42.3 tỷ đồng. Cần để ý thêm, chi phí lãi còn phát sinh thêm 54.7 tỷ đồng và đã được vốn hoá trong kỳ.

Nếu không có khoản lợi nhuận khác 14.2 tỷ đồng từ hoàn nhập dự phòng, lãi phạt do trả chậm, thu thanh lý hợp đồng… thì có lẽ kết quả kinh doanh công ty mẹ QCG 6 tháng đầu năm sẽ khá căng thẳng thay vì báo cáo lợi nhuận 2.14 tỷ đồng.

Như vậy, có thể nói báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy QCG vẫn đang trong tình trạng căng thẳng.

Nguồn vốn sử dụng và tình hình đầu tư của QCG trong 6 tháng đầu năm. 6 tháng đầu năm, phát sinh đầu tư của QCG chủ yếu tiếp tục thực hiện các dự án bất động sản và đầu tư thêm vào tài sản cố định.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy nguồn tiền dùng để đầu tư trong kỳ của QCG chủ yếu xuất phát từ việc thu hồi khoản phải thu và gia tăng khoản phải trả trong kỳ.

Trong kỳ, QCG có hoàn trả khoản nợ gốc 48.3 tỷ đồng nhưng cũng nhanh chóng “vay lại” 46.8 tỷ đồng; tức nợ gốc QCG trả trong kỳ chỉ có hơn 1.5 tỷ đồng.

Nỗi lo hàng tồn kho tiếp tục gia tăng, dự án Trung Nghĩa vẫn “bất động”. Hàng tồn kho đến cuối quý 2/2012 tăng thêm gần 10% so với cuối năm 2011, đang ở mức hơn 2,846 tỷ đồng và chiếm 54% tổng tài sản của QCG.

Các khoản mục hàng tồn kho bao gồm:

(1) Bất động sản dở dang chiếm tỷ trọng lớn nhất với 2,510 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2011.

Có thể thấy, dự án chung cư QCGL 2 và chung cư Giai Việt đang là 2 dự án được QCG tập trung đầu tư. Trong khi đó, dự án Trung Nghĩa (Đà Nẵng) được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây không có tiến triển gì mới trong 6 tháng qua.

(2) Bất động sản hàng hoá là 198 tỷ đồng tăng hơn 2 lần so với đầu năm, có thể do dự án chung cư The Mansion chuyển từ bất động sản dở dang qua hàng hoá. Khoản mục này tiếp tục tăng lên cho thấy QCG đã không thể tháo bớt sản phẩm tồn kho trong nửa đầu năm 2012 dù đã hoàn tất công trình.

(3) Phần còn lại của khoản mục hàng tồn kho gồm nguyên vật liệu, chi phí sản xuất gỗ dở dang, hàng hoá … với 138 tỷ đồng, tăng nhẹ 8.9% so với cuối năm 2011.

Dự án thuỷ điện Lagrai 1 đã được đưa vào hoạt động? Tài sản cố định trong kỳ tăng thêm chủ yếu ở tài sản cố định hữu hình (xem bảng dưới).

Mức tăng mạnh của khoản mục này có thể đến chủ yếu từ một phần dự án thuỷ điện Lagrai 1 được hạch toán từ chi phí xây dựng dở dang sang tài sản cố định hữu hình. Rất có thể dự án Lagrai 1 đã bắt đầu được đưa vào hoạt động và đang trong quá trình vận hành thử; tuy nhiên vẫn chưa có thông tin chính thức từ QCG về dự án này.

Nếu dự án Lagrai 1 được đưa vào hoạt động thì doanh thu của QCG có thể được cải thiện hơn nhờ vào đóng góp của lĩnh vực mới, giúp giảm tình hình căng thẳng về dòng tiền hiện nay.

Tính đến cuối quý 2/2012, chi phí xây dựng dở dang của QCG gồm 15.3 tỷ đồng của dự án thuỷ điện Lagrai 1, dự án cao su 96.2 tỷ đồng chỉ gia tăng nhẹ so với cuối năm 2011 là 81.5 tỷ đồng, dự án thuỷ điện Lagrai 2 gần 6 tỷ đồng, gần như không có đầu tư mới trong kỳ.

Khoản phải thu khách hàng chỉ còn 43 tỷ đồng. Khoản phải thu ngắn hạn cuối quý 2/2012 là 559 tỷ đồng giảm nhẹ 74 tỷ đồng so với con số 633 tỷ đồng cuối năm 2011. Dự phòng nợ thu khó đòi cuối quý 2 là 15.5 tỷ đồng cũng giảm so với con số 23 tỷ đồng đầu.

• Chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải thu khác gần 431.8 tỷ đồng (gồm phải thu các bên liên quan 117.4 tỷ đồng; tạm ứng cho dự án 6B 146.4 tỷ đồng, phải thu bên thứ ba 151.3 tỷ đồng, thuế TNDN tạm tính 16.7 tỷ đồng). Có thể thấy khoản phải thu của bên thứ ba không hề được giải thích một cách rõ ràng.

• Trả trước người bán 83 tỷ đồng, và cũng không có thêm thông tin giải thích cụ thể.

• Phải thu khách hàng chỉ còn 43.6 tỷ đồng, giảm mạnh so với 73 tỷ đồng đầu kỳ.

Áp lực thực hiện hợp đồng giao nhà đang gia tăng? Khoản phải trả của QCG gia tăng mạnh từ 1,229 tỷ đồng cuối năm 2011 lên 2,003 tỷ đồng vào cuối quý 2/2012.

Mức gia tăng này chủ yếu đến từ việc gia tăng của khoản mục: Doanh thu chưa thực hiện đã tăng từ 56.4 tỷ đồng lên 652 tỷ đồng, với nguyên nhân chủ yếu do sự dịch chuyển khoản mục doanh thu chưa thực hiện từ nợ dài hạn chuyển qua. Đây là khoản mục ghi nhận số tiền QCG đã xuất hóa đơn cho khách hàng ứng trước tiền mua nhà đang xây dựng dỡ dang, chưa hoàn thiện.

Như vậy, có thể thấy áp lực giao nhà đang gia tăng mạnh mẽ, mà điển hình là Dự án Trung Nghĩa. Điều này sẽ đòi hỏi QCG phải chuẩn bị nguồn vốn lớn để đầu tư trong thời gian tới.

Đây sẽ là sức ép không nhỏ khi nguồn vốn đầu tư của QCG đang cạn kiệt. Câu hỏi là QCG sẽ kiếm đâu ra nguồn tiền để tiếp tục đầu tư, trong khi việc huy động nguồn vốn từ vay ngân hàng, trái phiếu, phát hành thêm cổ phiếu đang rất khó khăn.

Việc sử dụng gối đầu nguồn vốn tại QCG (dùng vốn dự án này đầu tư dư án khác) sẽ còn gây “rắc rối” hơn. Nếu vay nợ mới để thực hiện dự án này thì tiền đâu để thu hồi trả nợ gốc khi các khách hàng đã thanh toán hết?

Tiếp tục cơ cấu nợ vay và Nỗi lo từ trái phiếu chuyển đổi

Vay nợ ngắn hạn của QCG đến cuối quý 2/2012 là 90.8 tỷ đồng, vay nợ dài hạn là gần 972 tỷ đồng. Nợ dài hạn bao gồm :

• Vay ngân hàng 685.5 tỷ đồng với tài sản thế chấp là chính các dự án của QCG và và tài sản, cổ phiếu của Ban lãnh đạo. Với hoạt động kinh doanh không khả quan, các dự án bị định trệ nên QCG đã không thể hoàn trả tiền vay gốc và chi phí lãi vay. Có thể thấy rõ điều này khi QCG đang phải lên phương án để tái cơ cấu các khoản nợ vay.

• Trái phiếu chuyển đổi 136.5 tỷ đồng, phát hành cho các quỹ thuộc VinaCapital. Trong 6 tháng đầu năm, QCG đã chuyển đổi thành công 58.5 tỷ đồng trái phiếu thành cổ phiếu với giá chuyển đổi 10,524 đồng/ cổ phiếu. Tuy nhiên, 136.5 tỷ đồng giá trị trái phiếu còn lại sẽ đáo hạn vào ngày 09/12/2012. Liệu QCG có may mắn chuyển đổi thành công khi giá hiện tại (ngày 08/08) của QCG chỉ còn 8,900 đồng?

• Ngoài ra, QCG còn có 150 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, với tài sản đảm bảo là lô đất tại Lê Thánh Tôn, Quận 1, TPHCM, sẽ đáo hạn vào ngày 30/06/2014.

Nguyễn Đức Cường, Phòng Nghiên cứu Vietstock

ffn





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành điện - Thúc đẩy tăng trưởng nhiệt điện khí

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho...

DPM - Cổ phiếu phòng thủ lý tưởng

Bất chấp triển vọng khá u ám của ngành phân bón, cổ phiếu của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE: DPM) vẫn là lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư ưa...

TDM - “Vịnh tránh bão” trong thị trường đầy biến động

CTCP Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM) hoạt động trong lĩnh vực khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch. Hiện tại, TDM là một trong những doanh nghiệp cung cấp nước sạch...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98