SBS: Khởi tố hình sự và hé lộ những tình tiết nghi án

12/08/2012 15:39
12-08-2012 15:39:36+07:00

SBS: Khởi tố hình sự và hé lộ những tình tiết nghi án

Ngày cuối tuần 10/08, SBS chính thức công bố thông tin Cơ quan An ninh Điều tra – Công An TP Hà Nội khởi tố vụ án hình sự về việc cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; thao túng giá chứng khoán tại công ty này.

* Khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại SBS

* SBS: Có hay không cuộc chơi làm giá cổ phiếu?

* SBS và lộ trình thoái vốn của Ngân hàng mẹ Sacombank

* SBS: 2 năm và hành trình giảm giá từ 42 xuống 4.2

 

Dù chỉ mới khởi tố vụ án, cơ quan chức năng sẽ cần thời gian điều tra để làm rõ vụ việc nhưng qua đó phần nào làm tăng thêm sự chắc chắn cho những thông tin đồn thổi trên thị trường và những tài liệu tố cáo từ nhà đầu tư.

Có thể thấy, từ giữa năm 2011, cùng với khoảng thời gian mà SBS bắt đầu công bố những con số lỗ đầu tiên, trên thị trường lan truyền những thông tin nghi ngờ hiện tượng làm giá tại SBS. Thậm chí còn xuất hiện những đơn thư được ký tên tập thể cán bộ SBS gửi đi các nơi với nội dung tố cáo một số thành viên cao cấp của SBS về vấn đề trên. Trả lời báo ĐTCK hồi tháng 6/2011, ông Nguyễn Hồ Nam - Chủ tịch HĐQT khẳng định, một số thông tin liên quan đến SBS trong thư nặc danh tố cáo là không đúng; phần còn lại, các thông tin được ông Nam đánh giá là khá mơ hồ, nên không thể bình luận.

Cũng khoảng thời gian này, nhân viên môi giới Lê Minh Truyền của SBS cũng bị khởi tố vì Cơ quan an ninh điều tra tình nghi Truyền có hành vi tiếp tay cho bị can Lê Văn Dũng (nguyên chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Dược Viễn Đông (DVD) để làm giá cổ phiếu DHT.

Xác nhận rằng nhân viên môi giới của mình bị khởi tố nhưng Chủ tịch Nam khẳng định đây là vụ việc mang tính cá nhân chứ không liên quan đến công ty. Ông đánh giá, một phần là do sự chủ quan của nhân viên môi giới trong quá trình phục vụ khách hàng VIP, chứ SBS chưa phát hiện thấy có yếu tố vụ lợi cá nhân.

Đến giữa năm 2012, sau khi SBS đã “thay máu” toàn bộ với Hội đồng quản trị và Ban điều hành mới, những đơn thư tố cáo tiếp tục được gửi về các các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán và cảnh sát kinh tế. Ngày 29/06, Tân Tổng giám đốc có công văn giải trình về tài liệu tố cáo Ban lãnh đạo tiền nhiệm của SBS đã không nghiêm túc trong quá trình điều hành, giấu lỗ trong thời gian dài.

Tiếp theo đó, vào cuối tháng 7/2012, nhà đầu tư tiếp tục tố cáo các cựu lãnh đạo SBS về tội thao túng giá chứng khoán.

Để rộng đường thông tin cho nhà đầu tư, chúng tôi tiếp tục cung cấp những phản ánh của cổ đông về hoạt động của SBS trong quá khứ. Nhóm nhà đầu tư tự giới thiệu là nhóm cổ đông nhỏ lẻ đầu tư vào cổ phiếu SBS từ giữa năm 2009 bởi sự tin tưởng vào tiềm năng của SBS nói riêng và sự lớn mạnh của tập đoàn Sacombank. Họ mua cổ phiếu SBS với giá bình quân là 35,000 đồng/cp. Sau những mất mát, họ đã tìm hiểu, điều tra và cả thuê thám tử tư để điều tra và tìm những bằng chứng vi phạm tại SBS.

Khách hàng VIP - ưu đãi… quá mức!

Tại nhiều công ty chứng khoán, cụm từ “khách hàng ngoại giao”, “khách hàng VIP”, “khách hàng đặc biệt” luôn được công ty “nâng niu” và có những chính sách ưu đãi riêng. Và tại SBS, theo tài liệu tố cáo của nhà đầu tư, hoạt động này được ưu ái quá mức cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây nên con số lỗ khủng hơn 1,500 tỷ đồng được công bố gần đây.

Tài liệu được cung cấp có nhiều chứng từ minh chứng cho việc SBS đã cho hàng loạt khách hàng (cả cổ đông cá nhân và tổ chức) vay mua cổ phiếu nhưng khi giá cổ phiếu xuống thấp hơn mức cho vay lại không tiến hành bán thu nợ mà còn được công ty tiếp tục cho vay và dời giá trigger (giá thu hồi nợ) xuống mức thấp hơn. Ngoài ra, đối với khách hàng mới tiềm năng về giá trị giao dịch sẽ được duyệt các ưu đãi như mua T+2, bán T+3, sử dụng margin hay mua bán kỳ hạn với tỷ lệ vay 70%. Những ưu ái đặc biệt này được áp dụng “dễ dãi” nhất là đối với cổ phiếu SBS.

Trường hợp điển hình, tại ngày 29/10/2010, số tài khoản 017C06… hiện đang có khoản vay hợp tác đầu tư 58,410 cp SBS với số tiền vay hơn 1.98 tỷ đồng. SBS đã đồng ý giữ nguyên hiện trạng số tiền vay và gia hạn hợp đồng đến 31/12/2010 (2 tháng). Đồng thời được dời trigger xuống mức giá 20,000 đồng/cp (thị giá ngày 29/10/2010 là 23,800 đồng/cp) và điều chỉnh mức lãi suất hỗ trợ 16%/năm. Tờ trình đã được TGĐ, PTGĐ, GĐ MGKHTN và GĐCN ký duyệt.

Thậm chí SBS còn có những chính sách khuyến khích khách hàng vay để mua cổ phiếu của công ty mình. Cụ thể, trong thời gian từ ngày 20/10/2010 đến 20/04/2011, SBS thực hiện chương trình ưu đãi cho vay và không xử lý trigger đối với khách hàng mua cổ phiếu SBS. Tỷ lệ ưu đãi cho vay từ 40-90% tùy theo thị giá SBS.

faf

Tạm ứng rồi xóa tạm ứng… như chơi

Cũng theo nhà đầu tư này, SBS “chi tiêu vô tội vạ và có dấu hiệu biển thủ tiền công ty, hơn 10 tỷ đồng chi một cách vu vơ không rõ vì mục đích gì…”.

Cụ thể, theo tài liệu, ngày 31/05/2010, Hội đồng Đầu tư tài chính của SBS đã họp và thống nhất hợp tác với Công ty quản lý quỹ VCP-IM được thành lập tại Mỹ, tỷ lệ đầu tư 30-35%. Mục tiêu của VCP-IM là huy động 200 triệu USD để đầu tư tại Việt Nam. SBS sẽ cung cấp các cơ hội đầu tư tại Việt Nam cho VCP-IM để đảm bảo giải ngân hết khoản tiền trên trong 12 tháng và cùng tham gia tối thiểu 2% vào mỗi cơ hội đầu tư này.

SBS tạm ứng cho VCP-IM 250,000 USD nhằm hỗ trợ kinh phí hoạt động tại Việt Nam. Trong trường hợp VCP-IM không huy động quỹ thành công thì khoản chi phí này sẽ hạch toán vào chi phí của SBS.

Theo đó, đến ngày 31/08/2010, SBS đã ký hợp đồng tạm ứng cho VCP Asset Management 250,000 USD. Liền sau đó lại ký hợp đồng xóa bỏ số tiền tạm ứng này.

Đến ngày 18/01/2011, biên bản họp Hội đồng đầu tư tài chính của SBS tiếp tục bàn về việc hợp tác với VCP Asset Management. Theo nội dung cuộc họp, “do VCP đang trong quá trình chuẩn bị hoạt động nên cần hỗ trợ về tài chính, cụ thể là chi phí về quản lý, vận hành và xin giấy phép. Trước đây SBS đã hỗ trợ VCP 250,000 USD, tuy nhiên do tiến độ xin giấy phép thành lập công ty bị trì hoãn, VCP phát sinh nhu cầu cần SBS hỗ trợ tiếp 240,000 USD. Nếu VCP huy động vốn và hoạt động thành công, SBS sẽ được hưởng 35% trên lợi nhuận VCP đạt được. Nếu thất bại, SBS sẽ mất toàn bộ các chi phí đã hỗ trợ VCP”. Các thành viên Hội đồng đầu tư tài chính của SBS đã thông qua tiếp tục hỗ trợ VCP 240,000 USD, hợp đồng được ký ngay sau đó 9 ngày.

Đến hết thời điểm 30/07/2011, VCP-IM đã không huy động thành công 200 triệu USD nên các khoản tạm ứng, khoản đã trả trên sẽ được ghi nhận vào chi phí của SBS. Hội đồng đầu tư tài chính thống nhất rằng các khoản chi phí đã trả, tạm ứng và toàn bộ khoản thuế phát sinh liên quan đến VCP-IM là 569,000 USD không phải là khoản đầu tư do khối Ngân hàng đầu tư quản lý. Tuy nhiên, để phù hợp với quy định kế toán của SBS thì toàn bộ số tiền này lại được hạch toán vào chi phí của Khối ngân hàng đầu tư.

Vẽ… báo cáo tài chính

Về hướng xử lý nợ, tờ trình ngày 27/03/2012 của Phòng xử lý nợ của SBS cho thấy, tổng dư nợ khối Môi giới tạm tính đến ngày 22/03/2012 là 983 tỷ đồng, còn khối Ngân hàng đầu tư (IB) là 448 tỷ đồng (trong đó dư nợ không có tài sản đảm bảo của khối Môi giới là 470 tỷ đồng). “Nay theo chỉ đạo thực hiện ghi nhận tất cả các khoản lỗ vào báo cáo tháng 3/2012, nhằm làm cho hoạt động của công ty SBS từ tháng 4/2012 trở đi tốt đẹp” – tờ trình nêu rõ. Đối với tất cả các trường hợp nợ xấu sau này khi có hướng xử lý để thu hồi nợ khối Môi giới/IB sẽ được ghi nhận như khoản thu nhập bất thường của công ty từ tháng 4/2012.

SBS đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2012 với mức lỗ khủng 659.7 tỷ đồng. Với doanh thu chỉ vỏn vẹn 7 tỷ đồng nhưng chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ của SBS lên đến 921 tỷ đồng, gần gấp 3 lần cùng kỳ và chiếm hơn 50% so với chi phí cả năm 2011.

Về việc trích lập dự phòng, báo cáo ngày 19/09/2011 của bà T. cho biết, vào thời điểm 30/06/2011, tổng số tiền cần trích lập dự phòng cho đến ngày 19/09/2011 là 1,651 tỷ đồng, trong đó số đã lập dự phòng là 225 tỷ đồng, số cần trích lập thêm 1,426 tỷ đồng.

Theo chỉ đạo và phân công của Thường trực HĐQT và Tổng giám đốc nhằm tránh lập dự phòng, bà T. đề nghị SBS cần thực hiện ký các hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu mà công ty đang nắm giữ (bao gồm cổ phiếu tự doanh và cổ phiếu cầm cố) có khả năng giảm giá so với giá vốn hoặc cho vay tại thời điểm 30/06/2011.

Cơ quan chức năng đã vào cuộc và chính thức khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại SBS. Có hay không việc cố ý công bố thông tin sai lệch, che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; thao túng giá chứng khoán tại SBS sẽ sớm được các cơ quan an ninh điều tra khai sáng. Bên cạnh đó, vào cuối tháng 8 này, sau khi công ty kiểm toán Ernst & Young hoàn thành "kiểm toán soát xét đặc biệt" nhằm phân tích và đánh giá thực trạng tài chính của SBS, thì thực hư khoản lỗ khủng gần 1,500 tỷ đồng cũng sẽ phần nào được sáng tỏ.

Minh An (Vietstock)

ffn







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 16/04: Tự doanh mua ròng hơn 1.4 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 16/04, tự doanh và khối ngoại giao dịch cùng chiều, mua ròng lần lượt 1,422 tỷ đồng và 191 tỷ đồng.

Góc nhìn 17/04: Tiếp tục điều chỉnh?

CTCK Beta nhận định, trong giai đoạn hiện nay, nhiều khả năng áp lực rung lắc/điều chỉnh vẫn sẽ duy trì ở mức cao.

Lỗ nặng năm 2023, vốn chủ sở hữu VNECO 8 còn 1 tỷ đồng, cổ phiếu tiếp tục bị cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây quyết định duy trì diện bị cảnh báo đối với cổ phiếu CTCP Xây dựng Điện VNECO 8 (HNX: VE8) do lợi nhuận sau thuế chưa...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 16/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

16/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

​Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Tiền rút khỏi cổ phiếu bất động sản, chứng khoán

Thanh khoản sụt giảm mạnh trong tuần 08 - 12/04 dù thị trường cải thiện về mặt điểm số. Trong tuần, nhóm bất động sản và chứng khoán bị rút tiền mạnh.

Kiểm toán nêu ý kiến ngoại trừ 5 năm liền về một vấn đề, cổ phiếu SIG tiếp tục bị cảnh báo

Công trình mỏ đá nhà máy xi măng Công Thanh tiếp tục khiến BCTC của CTCP Đầu tư và Thương mại Sông Đà (UPCoM: SIG) nhận ý kiến kiểm toán ngoại trừ, cổ phiếu theo đó...

Theo dấu dòng tiền cá mập 15/04: Tự doanh và khối ngoại cùng mua ròng mạnh MWG

Phiên giao dịch ngày 15/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 708 tỷ đồng thì khối ngoại bán ròng 1,231 tỷ đồng. Tuy nhiên cổ phiếu MWG được cả tự...

VN-Index có phiên giảm mạnh nhất trong gần 2 năm

Phiên đầu tuần 15/04, thị trường chứng khoán bị bán tháo bất ngờ. VN-Index "bốc hơi" gần 60 điểm (tương đương giảm 4.7%), đóng cửa ở mức 1,216.61 điểm. Trong đó, số...

Kiểm toán từ chối ý kiến, PXS bị hạn chế giao dịch từ 17/04

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (UPCoM: PXS) vào diện hạn chế giao dịch từ ngày...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98