Vì sao các quan chức ngân hàng lớn khó bị truy tố?

19/08/2012 21:16
19-08-2012 21:16:15+07:00

Vì sao các quan chức ngân hàng lớn khó bị truy tố?

Thời gian gần đây, nhiều “ông lớn” trong giới ngân hàng liên tiếp dính các bê bối về rửa tiền hay thao túng lãi suất, tuy nhiên, vẫn chỉ là các hình phạt hành chính mà chưa thấy quan chức nào ra tòa. Nhiều người vẫn đặt câu hỏi vì sao?

 

Lo sợ sự sụp đổ của ngành ngân hàng, dẫn đến sự "lung lay" của nền kinh tế toàn cầu, cho đến nay, các quan chức cấp cao ở những ngân hàng vi phạm pháp luật vẫn chưa bị truy tố. Ảnh: Reuters

Từ năm 2009, một số các tổ chức tài chính quốc tế lớn đã bị buộc tội âm mưu vi phạm trừng phạt kinh tế chống lại việc kinh doanh với Iran và các nước khác. Những ngân hàng này thú nhận đã tạo thuận lợi cho sự chuyển dịch của hàng tỉ USD thông qua hệ thống tài chính Mỹ bằng cách làm sai lệch hàng chục ngàn USD đầu ra thanh toán cho Iran và các nước chịu trừng phạt kinh tế khác như Sudan, Libya và Cuba.

Các hành vi vi phạm biện pháp trừng phạt kinh tế với Iran và các nước khác không phải là một tai nạn. Thay vào đó, các quan chức ngân hàng cấp cao ý thức và cố tình tìm cách phá vỡ hệ thống kiểm soát chống rửa tiền của Mỹ. Hơn nữa, các quan chức này còn tái diễn các vi phạm này nhiều lần, tách các thông tin nhận dạng từ hàng chục nghìn giao dịch với Iran có trị giá hàng tỉ USD. Trong nhiều trường hợp, nhân viên ngân hàng được phép thanh toán tiền cho Iran thông qua các ngân hàng Mỹ mà không cần quan tâm đến điểm đến cuối cùng của số tiền này, mặc dù chúng có thể được dùng để tài trợ cho chương trình tên lửa hạt nhân của Iran hay hỗ trợ các nhóm khủng bố như Hezbollah.

Ngân hàng Standard Chartered (SCB) đã đồng ý trả số tiền phạt 340 triệu USD cho bộ phận tài chính của sở Tài chính New York (DFS) để giải quyết các khoản phí mà ngân hàng Anh này đã che giấu hơn 250 tỉ USD trong các giao dịch với khách hàng Iran và cố tình qua mặt các nhà quản lý ngân hàng New York.

Tuy nhiên, SCB không phải là trường hợp cá biệt. Năm 2009, ngân hàng Lloyds bị phạt 350 triệu USD, Credit Suisse chịu phạt 536 triệu USD, đến năm 2010, ngân hàng ABN Amro và Barclays cũng chịu nộp số tiền tương ứng 500 triệu USD và 298 triệu USD vì cáo buộc loại bỏ hoặc thay đổi thông tin nhằm che giấu các giao dịch liên quan đến khách hàng Iran và các nước bị cấm vận khác. Tháng 6.2012, đến lượt ING đóng 619 triệu USD vì cáo buộc tương tự liên quan đến Iran và Cuba. Cũng không thể không kể ra vụ bê bối rửa tiền của HSBC cho một tập đoàn ma túy của Mexico, theo một báo cáo của Thượng viện Mỹ hồi tháng 7 vừa qua.

Họ đều là những ngân hàng lớn và có tên tuổi hàng đầu thế giới, họ chịu nộp tiền phạt nhưng câu hỏi nhiều người vẫn canh cánh là liệu phạt hành chính như thế đã đủ cứng rắn và răn đe? Hàng trăm triệu USD đã được nộp về cho bộ Tư pháp, trong khi các quan chức ngân hàng vẫn nghiễm nhiên chẳng hề hấn gì trước pháp luật.

Việc các quan chức chủ động trong những vi phạm của ngân hàng không phải không rõ ràng, hơn nữa, khi các quan chức che giấu danh tính của khách hàng Iran và cản trở Mỹ nỗ lực phát hiện rửa tiền hay tài trợ khủng bố, chính họ đã vi phạm luật pháp Mỹ bao gồm đạo luật Quyền hạn kinh tế khẩn cấp quốc tế, đường dây lừa đảo, gian lận trong ngành ngân hàng và quy chế Rico. Nhưng Bộ tư pháp đã không thể buộc các quan chức ngân hàng chịu trách nhiệm cá nhân về tội của mình.

Trả lời cho câu hỏi tại sao, nhiều người có thể cho rằng những vụ kiện tụng như thế là quá đắt tiền, quá tốn thời gian và khó khăn để chứng minh cho các công tố viên. Thế nhưng có cách giải thích khác cho rằng truy tố hình sự với các quan chức ngân hàng cấp cao cuối cùng có thể dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng. “Hậu quả kinh tế tiềm năng” đã khiến các ngân hàng có tấm bình phong lớn hơn cho mình.

Phạt tài chính có thể đi kèm với lệnh cấm cung cấp các dịch vụ tài chính cho các nước bị xử phạt, nhưng số tiền mà các ngân hàng phải nộp hãy còn quá nhỏ so với cáo buộc rửa tiền mà các ngân hàng này đã thực hiện. Dĩ nhiên, với luật pháp của Mỹ, ngoài hình phạt từ các nhà quản lý ngành ngân hàng, các ngân hàng vi phạm còn phải nhận hình phạt bổ sung từ Cục tư pháp và Bộ tài chính Mỹ. Nhưng cho đến nay, chẳng ai đảm bảo rằng những hình phạt bổ sung ấy có thể “đả động” gì đến các quan chức cấp cao của ngân hàng vi phạm.

Vốn dĩ không ai được ở trên pháp luật, cho dù đó là các CEO hay quan chức ngân hàng cấp cao của một số tổ chức tài chính lớn nhất thế giới đi chăng nữa. Các cán bộ ngân hàng đã cố ý vi phạm các quy định của pháp luật để tạo điều kiện cho hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố và các giao dịch tài chính bất hợp pháp nên chịu trách nhiệm và bị trừng phạt trong phạm vi đầy đủ của pháp luật. Đó là một cách góp phần đảm bảo sự toàn vẹn của hệ thống tài chính toàn cầu không bị đe dọa.

NGỌC KHANH (CNN)

sài gòn tiếp thị





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.

CapitaLand bán tháo bất động sản

CapitaLand Group gần đây liên tục bán các bất động sản ở Nhật Bản và Trung Quốc thông qua các công ty con. Riêng tại Trung Quốc, tập đoàn này đã thoái khoảng 3 tỷ...

Evergrande bị cáo buộc gian lận 78 tỷ USD trong năm 2019-2020, ai đã kiểm toán cho họ?

Trong giai đoạn 2019-2020, tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande bị cáo buộc gian lận kế toán số tiền lên đến 78 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc và gây chấn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98