Cắt margin và sự nghi ngờ của NĐT

04/09/2012 08:11
04-09-2012 08:11:52+07:00

Cắt margin và sự nghi ngờ của NĐT

Không ít NĐT phản ứng gay gắt với CTCK khi các công ty này cắt, giảm tỷ lệ margin đối với các cổ phiếu “dính” tin đồn.

 

Sau biến cố của thị trường vừa qua, nhiều NĐT nhìn lại cuộc chơi và cuộc tranh luận giữa tình và lý xung quanh việc các CTCK cắt, giảm tỷ lệ giao dịch ký quỹ (margin) đối với các cổ phiếu “dính” tin đồn như ACB, STB, EIBMSN vẫn đang tiếp diễn. Không ít NĐT phản ứng gay gắt với CTCK, nhất là những công ty có thị phần lớn về hoạt động margin.

Trong danh sách các cổ phiếu được giao dịch ký quỹ áp dụng từ ngày 30/8/2012 của CTCK TP. HCM (HSC), cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Masan có tỷ lệ margin giảm từ 40% xuống 30%. Việc giảm tỷ lệ margin thể hiện sự thận trọng của HSC với cổ phiếu này. Tuy nhiên, điều này còn khả dĩ hơn thông báo cắt margin cổ phiếu MSN từ hôm trước của Công ty.

CTCK FPTS ngày 22/8 ra thông báo đưa 4 cổ phiếu ACB, STB, MSN, EIB ra khỏi danh mục margin, áp dụng từ ngày 23/8 và cho đến nay chưa đưa các cổ phiếu này trở lại danh mục. CTCK KimEng cũng công bố cắt margin một số cổ phiếu, nhưng danh mục cổ phiếu margin ngày 23/5/2012 của công ty này hiện tại vẫn còn hiệu lực, mà chưa có thông báo mới, không rõ các cổ phiếu có tiếp tục được cho margin bình thường?

Thực tế, với lý do để đảm bảo an toàn, nhiều CTCK đã đưa 4 cổ phiếu ACB, STB, MSN, EIB ra khỏi danh sách margin trong những phiên giao dịch “nhạy cảm” vừa qua của thị trường. Điều đáng nói là các cổ phiếu này không vi phạm tiêu chí nào về chỉ số tài chính, mà chủ yếu là do rủi ro về tin đồn và áp lực bán tháo của NĐT trước tin đồn. CTCK có quyền quyết định nhận hay không nhận margin với một cổ phiếu trong khuôn khổ quy định cho phép. Vì thế, việc cắt margin của CTCK không sai luật.

Còn một lý do khác hết sức “nhạy cảm” là bài học từ các năm trước, khi một cổ phiếu bị bán tháo, mất thanh khoản, NĐT có thể dùng margin để mua lại chứng khoán của chính mình ở CTCK khác. Với tỷ lệ 1:1, chỉ cần bỏ ra 1 tỷ đồng, NĐT có thể mua chứng khoán trị giá 2 tỷ đồng. Sau đó, NĐT rút tiền bên tài khoản bán và bỏ lại “cục” cổ phiếu margin cho CTCK “ôm”.

Nhưng lần này, việc cắt margin của CTCK lại đẩy một số NĐT đến chỗ phải bán ra cổ phiếu. Cụ thể, trong rổ cổ phiếu mà NĐT sở hữu, nếu một cổ phiếu bị cắt margin thì tỷ lệ an toàn giảm từ 140% (nếu cổ phiếu được margin tỷ lệ 40%) xuống còn 100% giá trị cổ phiếu. Sau đó, nếu cổ phiếu bị cắt margin tiếp tục giảm giá, NĐT phải nộp thêm tiền hoặc bị bán giải chấp những cổ phiếu khác để đảm bảo tỷ lệ an toàn.

Có CTCK thông báo với NĐT về động thái bán giải chấp, nhưng theo cam kết thì CTCK có toàn quyền bán chứng khoán của NĐT để đảm bảo tỷ lệ quy định của tài khoản margin. Không loại trừ khả năng trong rổ cổ phiếu của NĐT, CTCK sẽ bán những cổ phiếu khác, chứ không bán cổ phiếu của chính công ty mình.

Sau khi sự cố TTCK tụt dốc chủ yếu vì tin đồn qua đi, NĐT lại đặt câu hỏi về tính minh bạch của thị trường và tính bảo mật thông tin của CTCK, nhất là các công ty có thị phần lớn.

Liệu có khả năng CTCK ước chừng được số lượng cổ phiếu được cầm cố, cộng với lượng hàng tự doanh và cổ phiếu của NĐT lớn mở tài khoản tại công ty, nên ra quyết định “bán khống”?. Nghi ngờ của Chủ tịch Ủy bán Chứng khoán Nhà nước về hành vi đầu cơ trục lợi, bán khống trong những phiên giao dịch bất thường vừa qua đang là một câu hỏi cần lời đáp trong vấn đề này..

Điều đáng nói là khi cổ phiếu bị bán tháo, giá giảm xuống mức hấp dẫn, trong khi NĐT không có margin để mua lại hàng giá rẻ thì tự doanh của CTCK hay cổ đông lớn của CTCK lại có thể mua. Sự xung đột quyền lợi giữa CTCK vừa cung cấp dịch vụ, vừa tự doanh và nhóm NĐT có khả năng biết được thông tin của CTCK, với các NĐT cá nhân khác có khả năng thành hiện thực, xuất phát từ sự bất đối xứng thông tin khi CTCK có quyền nhìn bao quát các tài khoản, còn NĐT chỉ biết được tài khoản của chính mình.

Minh An

đầu tư chứng khoán





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

UBCKNN cảnh báo rủi ro sử dụng dịch vụ đầu tư chứng khoán không được cấp phép

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ra cảnh báo về việc hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán trên không gian mạng.

Nghỉ lễ 30/04 - 01/05, chứng khoán không giao dịch bù vào thứ Bảy

Ngày đi làm bù vào thứ Bảy (04/5/2024), các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) sẽ không thực hiện giao dịch và...

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh?

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB bắt đầu mua hơn 100 triệu cp SHB từ ngày 19/04. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong...

Tại sao cổ phiếu ngân hàng bị định giá thấp?

Nhìn vào ngành ngân hàng, chúng ta thường thấy chỉ số P/E (giá/thu nhập) thấp bất thường so với các ngành khác ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, để hiểu được liệu...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 19/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

19/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Thao túng giá cổ phiếu DST, một cá nhân bị xử phạt hơn nửa tỷ

Ngày 15/04, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có quyết định xử phạt đối với ông Giang Tuấn Anh về hành vi thao túng giá cổ phiếu DST của CTCP Đầu tư Sao Thăng...

Nghỉ lễ 30/04 - 01/05, chứng khoán giao dịch bù vào thứ Bảy? 

Các sở giao dịch sẽ thực hiện hoán đổi ngày nghỉ lễ trong kỳ nghỉ lễ 30/04 - 01/05 sắp tới, dẫn tới việc nghỉ giao dịch vào ngày 29/04.

Theo dấu dòng tiền cá mập 17/04: Tự doanh và khối ngoại thay đổi động thái

Phiên giao dịch ngày 17/04, cả tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đều có động thái trái ngược so với phiên 16/04.

PSH bất ngờ tăng trần sau chuỗi 5 phiên “lau sàn”, gần 20 triệu cp khớp lệnh

Phiên sáng ngày 17/04, cổ phiếu PSH của “đại gia xăng dầu miền Tây” CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu bất ngờ tăng giá “bật trần”, với gần 20 triệu cp...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98