Hình thành quỹ ETF, không phải chuyện xa xôi

24/09/2012 16:31
24-09-2012 16:31:35+07:00

Hình thành quỹ ETF, không phải chuyện xa xôi

Chia sẻ của TSKH Nguyễn Thành Long, Vụ trưởng Vụ Quản lý quỹ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) khi trao đổi với ĐTCK.

Ông có thể phân tích cụ thể tính khả thi của việc hình thành quỹ ETF trong tương lai gần?

Có khá nhiều tiền đề thuận lợi cho sự ra đời của quỹ ETF. Ngoài Thông tư 183/2011 về thành lập và quản lý quỹ mở, các bộ chỉ số VN30 và HNX30 hoạt động khá hiệu quả, thì UBCK đang khẩn trương hoàn chỉnh hai dự thảo Thông tư hướng dẫn về thành lập và hoạt động của quỹ ETF và quỹ đầu tư bất động sản (REIT). Các thành viên thị trường như CTCK, công ty QLQ, NHTM, Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký (VSD)... đang rất quan tâm thúc đẩy phát triển quỹ ETF. Có sự trùng hợp thú vị là nếu triển khai sớm quỹ ETF và quỹ REIT, rất có thể chúng sẽ góp phần xử lý tình trạng nợ xấu và sở hữu chéo tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Tại Nhật Bản hơn 10 năm trước, khi chính phủ nước này cho phép triển khai quỹ ETF và REIT đã có tác động tích cực như vậy.

Đặc biệt, đã có quỹ ETF do tổ chức nước ngoài thành lập theo pháp luật nước ngoài đang hoạt động trên TTCK Việt Nam. Họ sử dụng danh mục cơ cấu là cổ phiếu đang niêm yết trên TTCK Việt Nam. Khi quỹ ETF nội địa ra đời sẽ cạnh tranh tốt với quỹ ETF nước ngoài, bởi quỹ nội địa sẽ được hưởng nhiều cơ chế thông thoáng hơn từ hành lang pháp lý. Vì vậy, tính hiệu quả của quỹ ETF nội địa sẽ cao hơn.

UBCK có kỳ vọng trong năm 2013 sẽ xuất hiện quỹ ETF nội địa?

Cơ quan quản lý đang nỗ lực thiết kế khung pháp lý cho các sản phẩm quỹ đầu tư, trong đó có quỹ ETF, để sớm triển khai trên thực tế. Việc quỹ ETF ra đời sớm hay muộn là hoàn toàn tùy thuộc vào thị trường. Tuy nhiên, cùng với nền tảng cho sự ra đời của quỹ như hành lang pháp lý được thiết lập, thì khi bối cảnh thị trường thuận lợi sẽ sớm xuất hiện quỹ ETF.

Như phân tích của ông, thì triển khai quỹ ETF sẽ gia tăng tính hấp dẫn cho TTCK, cụ thể ra sao?

Thứ nhất, NĐT, đặc biệt là NĐT nước ngoài đang có nhu cầu đầu tư qua quỹ ETF. Khi cho phép quỹ ETF hoạt động sẽ mở ra cơ hội thu hút thêm dòng vốn ngoại cho TTCK thông qua cơ chế: khi NĐT nước ngoài mua chứng chỉ quỹ, thì không hạn chế tỷ lệ sở hữu tối đa của bên nước ngoài là 49%, mà chỉ khi họ nhận lại danh mục cơ cấu mới bị điều chỉnh bởi quy định về tỷ lệ sở hữu này. Trong trường hợp họ nhận lại danh mục cơ cấu vượt quá tỷ lệ sở hữu tối đa 49%, thì hệ thống sẽ bán và thanh toán phần chênh lệch bằng tiền cho NĐT. Bởi vậy, giải pháp này phần nào gián tiếp nới room cho NĐT nước ngoài, nhưng vẫn kiểm soát được tỷ lệ sở hữu của họ tại các DN niêm yết.

Thứ hai, khi thanh khoản của TTCK được cải thiện, quỹ ETF càng làm tăng tính hấp dẫn cho thị trường, thu hút thêm nguồn vốn mới cho thị trường thứ cấp, củng cố niềm tin của NĐT trên TTCK nói chung. Qua đó, DN dễ dàng hơn trong triển khai các hoạt động huy động vốn, để tài trợ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Kết quả kinh doanh khả quan sẽ quay trở lại tác động tích cực lên TTCK.

Thứ ba, khi quỹ ETF và quỹ REIT đi vào hoạt động, cũng có thể góp phần xử lý nợ xấu và tình trạng sở hữu chéo tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hệ thống ngân hàng.

Việc này được thực hiện thông qua cơ chế: để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, về nguyên tắc phải bán các tài sản bảo đảm, thế chấp cho các khoản nợ xấu; hoặc phải thiết lập các định chế chuyên về xử lý nợ xấu và hình thành thị trường mua bán nợ xấu. Nhưng khi thị trường mua bán nợ xấu chưa hình thành, cộng với thị trường bất động sản (BĐS), TTCK kém thanh khoản như hiện tại, thì rất khó thực hiện được điều này (bản chất là xử lý các tài sản thế chấp như BĐS, cổ phiếu).

Để giải quyết bế tắc đó, ngân hàng sử dụng danh mục tài sản hiện có chuyển thành lô chứng chỉ quỹ ETF, mà không nhất thiết phải bán toàn bộ tài sản thế chấp. Thay vì một danh mục đầu tư gồm 3 - 5 chứng khoán, thì nay chỉ còn nắm giữ duy nhất lô chứng chỉ quỹ ETF. Đây là giao dịch hàng đổi hàng, nên không khiến TTCK sụt giảm, không làm tồi tệ hơn bảng cân đối kế toán của ngân hàng.

Thông qua các công cụ này sẽ giúp sớm cải thiện hệ số an toàn tài chính của các tổ chức tài chính, làm tăng giá trị trên bảng cân đối kế toán, giá trị vốn hóa của tổ chức phát hành không bị ảnh hưởng. Khi có trong tay lô chứng chỉ quỹ ETF, các ngân hàng chia nhỏ và đem ra giao dịch trên thị trường thứ cấp.

Một điểm đáng lưu ý khác là khi TTCK, thị trường BĐS khởi sắc, giá chứng khoán, BĐS có xu hướng tăng, sẽ làm tăng giá trị tài sản bảo đảm, tài sản đầu tư, giảm nợ xấu và giảm dự phòng trích lập trong hệ thống ngân hàng, tăng nguồn vốn khả dụng cung cấp cho nền kinh tế. Như vậy, giá các tài sản tài chính tăng sẽ có xu hướng làm giảm tình trạng nợ xấu, ngược lại với xu thế khi lãi suất có xu hướng tăng. Vì vậy, việc cải thiện tính thanh khoản của thị trường, củng cố lòng tin, thu hút thêm vốn vào TTCK cũng có tác động làm giảm nợ xấu.

NĐT có lợi thế gì khi đầu tư qua quỹ ETF, thưa ông?

Nếu giá thị trường của chứng chỉ quỹ ETF nhỏ hơn giá phát hành sơ cấp, nghĩa là giá trị danh mục cơ cấu cao hơn thị giá, thì NĐT sẽ gom chứng chỉ quỹ ETF trên thị trường thứ cấp để đổi lấy danh mục cơ cấu ăn chênh lệch. Ngược lại, nếu thị giá cao hơn giá trị danh mục cơ cấu, sức cầu trên thị trường thứ cấp quá lớn, thì các NĐT sẽ mua chứng khoán cơ cấu, rồi mang đổi cho công ty quản lý quỹ để lấy chứng chỉ quỹ ETF, sau đó bán ra thị trường kiếm lời.

Về bản chất, quỹ ETF sử dụng cơ chế của quỹ mở để xử lý vấn đề vênh giá của quỹ đóng. Giao dịch thứ cấp là giao dịch của quỹ đóng, nhưng giao dịch sơ cấp lại là giao dịch của quỹ mở. Khi tồn tại hai hình thức giao dịch này cùng một lúc sẽ xử lý được tình trạng vênh giá.

Đối với giao dịch thứ cấp thì không khác gì giao dịch cổ phiếu, bởi NĐT được mua, bán thông qua đặt lệnh trên hệ thống của Sở GDCK, sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán như bình thường. Còn giao dịch sơ cấp là giao dịch hoán đổi hạch toán trên hệ thống của VSD theo phương thức: trên cơ sở yêu cầu của NĐT, VSD sẽ chuyển danh mục cơ cấu mà NĐT đang nắm giữ thành danh mục quỹ ETF. Khi đó, thay vì hạch toán là danh mục cơ cấu, thì nay là một lô chứng chỉ quỹ ETF. Giao dịch này thực hiện trên hệ thống hoán đổi của VSD.

Hữu Hòe thực hiện

đầu tư chứng khoán





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nâng hạng thị trường tháng 3: FTSE Russell chỉ ra điều kiện để Việt Nam được nâng hạng

Việt Nam vẫn chưa thể gây bất ngờ trong báo cáo xếp hạng thị trường tháng 3/2024 của FTSE Russell. Tuy vậy, FTSE Russell đánh giá cao nỗ lực và chỉ ra các điều kiện...

Quỹ đầu tư giao dịch sôi động

Tuần qua (18-22/03/2024) trong bối cảnh thị trường rung lắc mạnh với biên độ rộng nhưng vẫn tăng điểm, các quỹ đầu tư giao dịch sôi động trở lại với lực mua chiếm...

Sau khi bán HDG, DXG, VCG, nhóm quỹ Dragon Capital tiếp tục hạ tỷ trọng cổ phiếu HSG

Mới đây, nhóm quỹ của Dragon Capital vừa hạ bớt tỷ trọng ở cổ phiếu HSG xuống dưới mốc 12%.

Quỹ ETF lớn nhất Việt Nam vừa thêm EIB, FRT, loại SBT, HCM

Trong tuần qua, Fubon FTSE Vietnam ETF – quỹ ETF lớn nhất Việt Nam – vừa trải qua đợt tái cơ cấu quan trọng, trong đó họ đã mua hàng triệu cp STB, EIB, VIC, VHM...

Quỹ ETF trăm triệu đô cơ cấu mạnh, mua hơn 3 triệu cp FTS

Tuần từ 11-18/03, thời điểm đợt review quý 1/2024 có hiệu lực (18/03/2024), quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) có đợt mua bán cổ phiếu mạnh, trong đó bổ sung...

Các quỹ đầu tư “rộn ràng” cơ cấu danh mục

Thị trường hồi phục trong tuần qua (11-15/03/2024) nhưng vẫn đang trong khu vực có rung lắc mạnh bất thường nên các quỹ đầu tư tích cực cơ cấu danh mục với chiều...

Dragon Capital: Việc NHNN phát hành tín phiếu không thể hiện sự đảo chiều chính sách

Với động thái can thiệp gần đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Dragon Capital cho rằng đây không phải là tín hiệu đảo chiều chính sách. Tuy vậy, quỹ này cho rằng...

Quỹ thuộc SGI Capital bán hết VRE, MBB, cảnh báo nguy cơ từ tỷ giá

Quỹ đầu tư cổ phiếu tăng trưởng Ballad Việt Nam (Ballad Fund) – trực thuộc SGI Capital – hạ bớt tỷ trọng cổ phiếu và tỏ ra lo ngại về vấn đề tỷ giá.

Ba quỹ FTSE ETF, VNM ETF và Fubon ETF sẽ giao dịch hàng triệu cp FTS, HPG, EIB?

Sau kết quả review ETF quý 1/2024, ông Nguyễn Vũ Luân, Trưởng phòng Môi giới của CTCK VNDirect (VNDS), dự báo các quỹ ETF sẽ giao dịch mạnh ở các mã EIB, EVF, FTS...

Cá mập PYN Elite lãi hơn 5% trong tháng 2

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có tháng thứ 2 bứt phá dưới sự dẫn dắt của cổ phiếu nhà băng, qua đó giúp quỹ đầu tư đến từ Phần Lan - PYN Elite duy trì...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98