Chỉ tiêu kinh tế - xã hội 2013 hoàn toàn khả thi

29/10/2012 21:13
29-10-2012 21:13:02+07:00

Chỉ tiêu kinh tế - xã hội 2013 hoàn toàn khả thi

Đó là nhận định của TS. Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, khi trả lời phỏng vấn báo chí trước phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội năm 2012 và dự kiến năm 2013 sẽ diễn ra vào ngày mai, 30/10.

TS. Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh,. Ảnh: VGP/Thành Chung

Trong hai ngày 30-31/10, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội. Ông đánh giá thế nào về những mục tiêu kinh tế - xã hội của Chính phủ đặt ra cho năm 2013?

TS. Trần Du Lịch: Thật sự thì kế hoạch năm 2013, các chỉ tiêu mà Chính phủ đưa ra đã cân đối sát tình hình, ví dụ tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay là 5,2% thì sang năm mục tiêu là 5,5%, tôi cho rằng hoàn toàn có thể thực hiện được nếu chúng ta có những biện pháp mạnh mẽ hơn để phục hồi niềm tin thị trường và ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp giải thể và hoặc ngưng hoạt động.

Theo tính toán của các chuyên gia thì tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta vẫn còn khá cao, do máy móc, công suất thiết bị đầu tư trước đây chưa được chúng ta khai thác tận dụng hết.

Mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8% cũng có thể đạt được nếu chúng ta không quá vội vã thực hiện tăng giá một số mặt hàng hoặc thận trọng với các biện pháp có thể gây biến động tâm lý thị trường. Hạn chế được những vấn đề tác động đến giá cả như vậy kết hợp với thực hiện một số biện pháp cụ thể hơn như tháo gỡ vốn cho doanh nghiệp, xử lý nợ xấu, tạo niềm tin cho doanh nghiệp.

Chính phủ sẽ có một số đề án lớn về phân cấp, phân quyền quản lý các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước. Ông có ý kiến gì về những đề án này?

TS. Trần Du Lịch: Tôi ủng hộ chủ trương của Chính phủ về giới hạn lại và chấm dứt chủ trương mở rộng thí điểm đối với các tập đoàn kinh tế và hoàn thiện cơ chế, đặc biệt là cơ chế về vai trò của người đại diện chủ sở hữu.

Tuy nhiên, tôi đề nghị đối với việc tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế cũng như tái cơ cấu nền kinh tế cần có một ủy ban quốc gia liên ngành thực hiện, do Thủ tướng đứng đầu để giải quyết đồng bộ và kịp thời bằng những biện pháp mạnh mẽ. Còn giao cho các Bộ, ngành kể cả doanh nghiệp làm cục bộ thì kết quả sẽ hạn chế.

Ông có hiến kế gì cho việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 2013?

TS. Trần Du Lịch: Theo tôi, bên cạnh những giải pháp ngắn hạn thì cần tập trung vào 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu trong năm 2013. Trong đó, về ngắn hạn tập trung tạo dựng niềm tin thị trường, tháo gỡ nợ xấu, xử lý vốn cho doanh nghiệp, kích thích sức mua thông qua tín dụng tiêu dùng, tiếp tục thực hiện lộ trình tăng lương bằng cách cắt giảm các khoản chi thường xuyên không cần thiết. Về thuế, tiếp tục thực hiện ưu đãi về thuế và tiền sử dụng đất.

Tuy nhiên, điều kiện khó khăn hiện nay cũng là dịp để doanh nghiệp tự phải “căn chỉnh” hoạt động của mình?

TS. Trần Du Lịch: Trong khó khăn hiện nay của nền kinh tế có cả trách nhiệm của doanh nghiệp chứ không phải chỉ của Nhà nước. Tình trạng doanh nghiệp mở rộng làm ăn không có chiến lược, không có bài bản, dựa vào vốn vay quá lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh là vấn đề cần xem xét lại, chứ không phải cứ khó khăn thì kêu Nhà nước. Tuy nhiên, cùng với việc để thị trường tự điều chỉnh thì chúng ta cũng phải xem xét khó khăn nào của doanh nghiệp do chịu tác động tiêu cực từ chính sách của Nhà nước thì cần tìm hiểu, phân tích, tháo gỡ kịp thời.

Thành Chung (ghi)

Chính phủ







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98