“Lịch sử” hai điểm nóng chất vấn Thống đốc

14/11/2012 08:35
14-11-2012 08:35:26+07:00

“Lịch sử” hai điểm nóng chất vấn Thống đốc

Tháng 8/2011 là một dấu ấn với cá nhân ông Nguyễn Văn Bình cũng như với ngành ngân hàng, một cái gạch nối giữa hiện tại với những gì đã có trong quá khứ, bởi đó là thời điểm ông bắt đầu giữ chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Thế nên, tại nhiều diễn đàn thời gian qua, tháng 8/2011 thường được ông Bình nói tới khi giải thích về một vấn đề nào đó.

Tốc độ tăng nợ xấu những năm gần đây (đơn vị: %) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.

Tại phiên chất vấn của Quốc hội hôm qua (13/11), một lần nữa mốc thời gian này xuất hiện: “Không phải là bây giờ mà từ tháng 8/2011 chúng tôi đã thấy nguy cơ nợ xấu của ngân hàng trong thời gian tới tăng nhanh”.

Ở một dung khác, ông Bình trần tình rõ hơn là cá nhân mới chỉ điều hành hệ thống ngân hàng được một năm nên cần thời gian để nắm bắt thực tế. Song cũng có thể hiểu “ý gián tiếp” là một số điểm nóng mà đại biểu Quốc hội chất vấn có tính lịch sử của nó.

Có hai điểm nóng thể hiện rõ nhất là nợ xấu, được ông phân tích khá chi tiết; và chênh lệch giá vàng, nhưng lại không thấy ông đề cập đến những gì cũng đã từng diễn ra tương tự trước đây.

Về tính lịch sử của nợ xấu, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói: “Các đại biểu Quốc hội cũng thấy rất rõ lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ lệ nợ xấu theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước. Bởi vì chúng tôi thấy với những diễn biến của kinh tế vĩ mô trong thời gian tới, với những tồn tại được tích lũy qua nhiều năm chúng ta áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, cộng hai yếu tố này sẽ làm cho nợ xấu gia tăng nhanh trong thời gian tới”.

Cụ thể hơn, theo ông, thực ra tốc độ tăng trưởng nợ xấu đã bắt đầu gia tăng nhanh chóng từ năm 2008. Năm 2008 nợ xấu tăng 74%, năm 2009 tăng khoảng 27%, năm 2010 tăng khoảng 41%, đến năm 2011 tăng 64% và 10 tháng đầu năm 2012 tăng khoảng 66%.

“Như vậy, chúng ta thấy rằng khi đất nước chúng ta gặp khó khăn từ năm 2008 trở lại đây thì hệ quả của những hệ quả từ trước đến đây nó dồn lại và lập tức nó làm cho nợ xấu tăng lên liên tục trong những năm vừa qua. Để khẳng định một điều là nợ xấu không phải là tăng trong giai đoạn ngắn hiện nay mà trong cả thời kỳ khi chúng ta gặp phải khó khăn”, ông Bình khẳng định.

Điểm nóng thứ hai là chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước so với thế giới. Mặc dù nội dung này được trả lời khá nhiều lần, song cho đến cuối buổi chất vấn hôm qua vẫn còn một số đại biểu tiếp tục hỏi thêm.

Thống đốc Bình không dẫn lại những gì đã diễn ra trong quá khứ. Nhưng điểm nóng này cũng dễ nhận thấy ở chênh lệch thường có tại nhiều thời điểm những năm trước đây.

Cụ thể, dữ liệu thống kê cho thấy, rất nhiều thời điểm trong các năm 2009, 2010 và 2011 giá vàng trong nước cao hơn thế giới tới gần 10%, hay chênh từ 2 - 3,5 triệu đồng/lượng. Và mức chênh từ đầu năm đến nay có từ 1 - 4 triệu đồng/lượng. Cũng lưu ý rằng, chênh lệch lớn tại những thời điểm trước đây gắn với mức giá gốc quy đổi chỉ khoảng 26 - 35 triệu đồng/lượng, còn gần đây là từ 43 - 45 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên, có thể nói chênh lệch giá vàng chưa bao giờ nóng đến như vậy trong dư luận hiện nay, nhất là sau khi nhà nước chính thức độc quyền sản xuất vàng miếng từ 25/5/2012. Liệu những chênh lệch cũng rất lớn từng có tại nhiều thời điểm trước đây đã dễ quên?

Còn theo nội dung trả lời chất vấn trước Quốc hội hôm qua (13/11), Thống đốc Nguyễn Văn Bình tiếp tục nêu quan điểm là không đặt vấn đề liên thông giá vàng với thế giới. Và điểm khác biệt mà ông cho là kết quả tích cực là không còn phải nhập khẩu vàng; thị trường không lên cơn sốt với dòng người chen lấn gom mua như trước; nhập lậu bị chặn đứng; tỷ giá và vĩ mô không bị ảnh hưởng…

Ngoài ra, trong một nội dung trả lời, ông đưa ra một ý đáng chú ý: “Thời gian vừa qua chúng tôi cũng chịu rất nhiều áp lực từ các phía, đứng đội danh dưới nhiều góc độ khác nhau và thậm chí mang tiếng cả người dân nói rằng ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, để ép Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập khẩu vàng để giảm mức chênh lệch giá, nhưng thực tế là ép Ngân hàng Nhà nước phải dùng ngoại tệ của quốc gia để giảm lỗ cho một số tổ chức tín dụng và một số tổ chức kinh doanh vàng. Chúng tôi kiên quyết không cho làm việc này”.

Còn với thị trường, bên cạnh việc “sống chung” cùng chênh lệch như từng có trước đây, lúc này đang có những thay đổi về môi trường pháp lý và cách thức quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Chênh lệch giá vàng SJC với giá vàng thế giới quy đổi tại các thời điểm điển hình trước đây:

Thời điểm tháng 11 - 12/2009.

 

Thời điểm tháng 11 - 12/2010.

Thời điểm tháng 2 - 3/2011.

Minh Đức

tbktvn







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Ngày 25/04/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. 

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam...

NHNN khẳng định chưa đặt vấn đề điều chỉnh lãi suất, dù tăng hay giảm

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 do Báo Người Lao Động tổ chức sáng ngày 25/4.

Năm 2024 – năm bản lề chuyển đổi đưa SHB vươn Tầm

Với chiến lược phát triển bền vững, SHB đang tiếp bước trên con đường đồng hành cùng người dân và đất nước. Ngân hàng đang chuyển đổi mạnh mẽ, vươn tầm trở thành...

Tăng cung ngoại tệ - Kiềm chế lãi suất

Trước tình hình lãi suất đang có dấu hiệu nhấp nhổm tăng trở lại, thể hiện qua việc một số nhà băng tăng lãi suất tiền gửi gần đây, cũng như lãi suất trên thị...

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm 

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Bank of America: Châu Á bước vào kỷ nguyên tiền tệ hỗn loạn, dự báo tỷ giá VND lên 25,600 vào cuối quý 2

Bank of America (BofA) tỏ ra bi quan về hàng loạt đồng tiền châu Á, cho rằng đây là điểm khởi đầu của “kỷ nguyên hỗn loạn”. Đáng chú ý, họ dự báo tỷ giá USD/VND sẽ...

Giá USD tự do lao dốc, về mốc 25.700 đồng

Giá USD trên thị trường tự do hôm nay tiếp đà giảm. Giá USD bán ra đã giảm về mốc 25.700 đồng/USD. Giá USD trên thị trường chính thức cũng hạ nhiệt.

Thêm doanh nghiệp xăng dầu bị ngân hàng rao bán nợ

Một loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu bị ngân hàng rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu. Vừa có thêm một doanh nghiệp...

NHNN bơm ròng mạnh nhất trong hơn một năm

NHNN đã bơm ròng 25,550 tỷ đồng trong phiên 23/04, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2023. Trong đó, nhà điều hành đã cho 9 thành viên vay tổng cộng gần 36,000 tỷ...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98