"Lợi ích nhóm" làm cản trở quá trình xử lý nợ xấu

30/11/2012 10:25
30-11-2012 10:25:46+07:00

"Lợi ích nhóm" làm cản trở quá trình xử lý nợ xấu

Quá trình tái cấu trúc ngân hàng đã được khởi động nhưng dường như những kết quả đạt được chưa thực sự nhiều. Nợ xấu vẫn là sự ám ảnh đáng sợ và sẽ là vướng mắc lớn nhất cho quá trình lột xác của các ngân hàng.

Thúc giục xử lý nợ xấu

Các chuyên gia nhận định, vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng - rủi ro lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam chưa được giải quyết, chưa có tiến triển đáng kể nào.

Diễn biến thực tế cho thấy, nợ xấu toàn hệ thống sẽ tăng lên do kinh tế còn khó khăn, doanh nghiệp chưa thể trả nợ ngân hàng. Tốc độ gia tăng nợ xấu trong những tháng qua là quá nhanh. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tỷ lệ nợ xấu trung bình của khu vực ngân hàng hồi tháng 12/2010 là 2,16%; tháng 5/2011 là 2,37%; tháng 9/2011 là 3,31%; tháng 3/2012 là 3,6%; tháng 4/2012 là 4,14% và tháng 5/2012 là 10%.

Tại các phiên thảo luận ở kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu đều cho rằng, nợ xấu cần phải được giải quyết thì mạch máu trên cơ thể kinh tế mới lưu thông tốt.

Các đại biểu cũng nhấn mạnh, giải quyết nợ xấu phải xác định là cứu nền kinh tế, chứ không phải cứu ngân hàng, hay cứu bất động sản. Cần phải làm minh bạch hệ thống tài chính – ngân hàng của Việt Nam, minh bạch doanh nghiệp, tốt xấu phải rõ ràng.

"Chỉ khi minh bạch thì mới góp phần tái cấu trúc ngân hàng thành công. Vì khi đó, chúng ta biết ngân hàng nào cần hợp nhất, sáp nhập, quốc hữu hóa. Doanh nghiệp cũng vậy, sẽ biết doanh nghiệp nào làm ăn tốt, doanh nghiệp nào cần giải thể, phá sản," đại biểu Trần Hoàng Ngân chia sẻ.

Chính vì vậy, ngày 27/11/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản chỉ đạo các ngân hàng thương mại rà soát, đánh giá lại khả năng phát mại của tài sản bảo đảm, trích lập tối đa dự phòng rủi ro, tạo nguồn để xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro ngay trong năm 2012.

Văn bản này cũng đưa ra lời khuyên các ngân hàng nên căn cứ vào tình hình kinh doanh của mình mà điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận năm 2012 ở mức hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu trong năm 2012.

Không phải tự nhiên mà Ngân hàng Nhà nước lại ban hành văn bản này, chính các chuyên gia tài chính ngân hàng cũng đang rất lo lắng đối với vấn đề nợ xấu hiện nay.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh: "Nợ xấu phải được xử lý ngay, chúng ta không có thời gian để chần chừ, vì theo tính toán của một số chuyên gia, trong đó có tôi, mỗi tháng, nợ xấu tăng 5 đến 8%. Nợ xấu là vấn đề của tuần, của ngày, chứ không phải của năm của tháng nữa". Ông Hiếu đưa ra ví dụ, tháng này là 100 tỷ đồng thì tháng sau đã là 108 tỷ đồng.

Mặc dù vấn đề nợ xấu ai cũng biết là cấp bách cần phải xử lý ngay nhưng theo các chuyên gia, vấn đề này chậm được xử lý là do liên quan đến "lợi ích nhóm."

Cản trở từ lợi ích nhóm

Chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng thừa nhận tại Quốc hội, qua thanh tra 27 tổ chức tín dụng trên toàn quốc, thấy có nhiều tổ chức tín dụng bị chi phối bởi một nhóm cổ đông, giữ chức danh lãnh đạo trong tổ chức tín dụng. Dư nợ cho vay nhóm cổ đông này chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng dư nợ, có lúc lên tới 90%, vi phạm nghiêm trọng quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Thống đốc cũng thừa nhận chính dư nợ của các tổ chức tín dụng nằm trong một nhóm khách hàng lại liên quan đến bất động sản. Trong hoàn cảnh bất động sản còn đang đóng băng, "lợi ích nhóm" đã làm tỷ lệ nợ xấu tăng lên.

"Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành thanh tra triệt để để có biện pháp xử lý. Nếu chỉ vi phạm pháp luật về dân sự, kinh tế, Ngân hàng Nhà nước thống nhất để các đối tượng có thể khắc phục những sai phạm của mình, làm sao để khôi phục lành mạnh tình trạng tài chính, để tiền của dân và Nhà nước được đảm bảo," Thống đốc nhấn mạnh.

Còn TS Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cũng tỏ ra lo ngại mối quan hệ sở hữu chằng chịt giữa các ngân hàng, "lợi ích nhóm." Vì nhiều ngân hàng, doanh nghiệp không minh bạch tài chính, nên cơ quan quản lý không thể xác định quy mô và chất lượng nợ xấu, ai đang thâu tóm và thao túng ngân hàng, mối quan hệ nào chi phối lợi ích…

Cũng cùng chung quan điểm trên, ông Hiếu cũng cho rằng, việc xử lý nợ xấu chậm trong thời gian qua là do đụng chạm tới nhóm lợi ích.

Ông Hiếu giải thích, các ngân hàng đã cho vay các bên liên quan rất nhiều và một tỷ trọng lớn nợ xấu thuộc về các bên liên quan đó. Do vậy, nếu mạnh tay xử lý nợ xấu có thể đưa đến những thiệt hại cho các bên liên quan, do vậy họ chính là một trong những lực cản trong xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, việc xử lý nợ xấu cũng gặp những “điểm nghẽn” khác như nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, nợ các bên liên quan của ngân hàng và nợ bất động sản. Đó là ba cấu phần lớn nhất trong xử lý nợ xấu, chúng ta phải tách rời ra và có phương án giải quyết cho từng khâu một.

Để giải quyết được "cục máu đông" này, ông Hiếu hiến kế, thứ nhất Chính phủ có thể phát hành trái phiếu và công ty xử lý nợ xấu có thể phát hành dưới bảo lãnh Chính phủ; hai là nguồn ngân sách; ba là từ các ngân hàng thương mại và bốn là từ các tổ chức tài chính quốc tế.

Đối với phương án Công ty xử lý nợ xấu cần lượng tiền khoảng 5 tỷ USD, ông Hiếu cho rằng: “Chúng ta có thể không bắt buộc bỏ ra tất cả mà lúc đầu chỉ cần khoảng 1 đến 2 tỷ USD. Với ngân sách quốc gia như Việt Nam vào khoảng 120 tỷ USD thì khoản tiền ban đầu đó không phải là điều khó khăn.

Còn theo ông Lực, với tỷ lệ nợ xấu nhỏ (dưới mức 3%) thì ngân hàng có thể tự xử lý, mua bán nợ. Còn nợ xấu lớn hơn, cần có công ty mua bán nợ quốc gia mới xử lý được.

Rõ ràng, việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng dù đã đạt được một số kết quả bước đầu nhưng sẽ khó có những bước tiến mới để tạo ra sự thay đổi thật sự cho ngành ngân hàng khi nợ xấu vẫn còn đó và chưa thể dứt điểm một sớm một chiều./.

Thúy Hà

Vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phó Thống đốc nói về khoản cho vay để hỗ trợ ngân hàng SCB

Đến nay, SCB vẫn đang hoạt động ổn định và NHNN sẽ tiếp tục xây dựng lộ trình để từng bước tái cơ cấu ngân hàng này.

NHNN cho phép ngân hàng thương mại giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024

Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1/2024, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, NHNN sẽ cho phép các ngân...

ĐHĐCĐ SeABank: Đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30,000 tỷ đồng

Ngày 17/04/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại...

Công cụ hiệu quả đánh giá chất lượng danh mục cho vay

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô đầy biến động của năm qua, việc đánh giá mức độ rủi ro trong danh mục cho vay của ngân hàng trở nên cực kỳ quan trọng. Các chính sách...

Tỷ giá tiếp tục tăng, giá bán USD vẫn trên 25,000 đồng

Sáng ngày 19/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm. Giá bán USD tại các ngân hàng thương mại tăng liên tục.

Ngân hàng Nhà nước nói sẵn sàng can thiệp tỷ giá trong hôm nay

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết các quan chức đã sẵn sàng can thiệp vào thị trường ngoại hối khi tiền đồng rơi xuống mức thấp kỷ lục so với USD.

Vụ mất 11,9 tỷ trong tài khoản Vietcombank: App lạ từ Nhật, nguyên đơn kháng cáo

Bà Trần Thị Chúc, nguyên đơn trong vụ tài khoản 11,9 tỷ đồng tại Vietcombank “bốc hơi” đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm do TAND TP. Từ Sơn (Bắc...

OCB mở mới 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024

Mới đây, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã nhận được công văn chấp thuận mở mới thêm 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024.

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Lên kịch bản ‘sống chung’ với áp lực tỷ giá

Tỷ giá đã tăng hơn 3% kể từ đầu năm, chạm ngưỡng mục tiêu điều hành chính sách ngoại hối. Các chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá sẽ còn dai dẳng theo diễn biến giảm...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98