Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: DPM - Tổng CTCP Phân bón & Hóa chất Dầu khí

13/11/2012 13:00
13-11-2012 13:00:23+07:00

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: DPM - Tổng CTCP Phân bón & Hóa chất Dầu khí

DPM đang ở gần ngưỡng hỗ trợ mạnh và thanh khoản duy trì ổn định trong các phiên gần đây cho thấy khả năng có hồi phục và tích lũy trở lại là khá cao.

CÁC TÍN HIỆU KỸ THUẬT QUAN TRỌNG

Dài hạn: Giá cổ phiếu Tổng CTCP Phân bón & Hóa chất Dầu khí (HOSE: DPM) đang trong quá trình dịch chuyển về cận dưới kênh tăng giá trung hạn. Sau hơn 3 tuần test cận trên kênh giá (đồng thời cũng là vùng đỉnh cũ 39,500 – 40,500), giá đã thoái lùi rất mạnh và liên tiếp lao dốc.

Một điểm rất đáng chú ý là cận dưới kênh tăng giá trung hạn cũng đồng thời trùng với vùng hỗ trợ mạnh dài hạn: 32,500 – 34,000. Đây là vùng chống đỡ rất mạnh về mặt kỹ thuật và có khối lượng tích lũy trong quá khứ rất lớn nên khó có thể bị phá vỡ trong ngắn hạn.

Xu hướng tăng trưởng dài hạn vẫn chưa bị đảo ngược do SMA 200 vẫn đang trụ vững. Tuy nhiên, do có quán tính lớn nên SMA 200 sẽ tiếp tục đi lên trong các phiên tới và có thể sẽ gặp lại giá để có bài test quan trọng. Kết quả của lần test này sẽ quyết định xem liệu xu hướng tăng trưởng dài hạn có còn tiếp tục hay không?

Ngắn hạn: Các mẫu hình nến có bóng mờ (shadow) bên trên dài dạng Spinning Top, Gravestone Doji… xuất hiện khá nhiều cho thấy xu hướng giằng co đang được đẩy lên mức cao và áp lực bán ra tương đối lớn, bất chấp lực cầu của khối ngoại đối với cổ phiếu này rất mạnh và đều đặn.

Thanh khoản duy trì khá ổn định (dù là ở mức thấp) xoay quanh mức 260,000 đơn vị/phiên cho thấy lực cầu vẫn khá tốt, đặc biệt là trong các phiên giảm mạnh của thị trường.

Các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự đáng chú ý xác định theo Fibonacci:

• Ngưỡng 23.6%  : 35.500

• Ngưỡng 38.2%  : 32.600

• Ngưỡng 50.0%  : 30.200 

• Ngưỡng 61.8%  : 27.800

• Đáy cũ               : 20.200

Chiến lược trading: Trong bối cảnh hiện tại, việc kiên nhẫn chờ đợi là cần thiết và nhà đầu tư dài hạn chỉ nên xem xét mua vào nếu giá về gần vùng hỗ trợ 32,500 – 34,000.

Đối với nhà đầu tư ngắn hạn, chúng tôi cho rằng việc mua tích lũy bên trên vùng 32,500 – 34,000 cũng không mạng lại hiệu quả cao vì mục tiêu giá khá thấp (khoảng 35,500) và vì vậy chỉ phù hợp với chu kỳ đầu tư cực ngắn.

TÓM TẮT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Kết quả kinh doanh quý 9T/2012: Doanh thu hợp nhất trong 9 tháng đầu năm 2012 của DPM đạt đến 10,463 tỷ đồng, tăng trưởng đến 53% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ tăng hơn 10% đạt 2,495 tỷ đồng, tăng gần 11% so với cùng kỳ .

Mức tăng trưởng ấn tượng của doanh thu trong 9 tháng đầu năm chủ yếu đến từ việc: (1) DPM đảm trách việc bán hàng cho Đạm Cà Mau (DCM), và (2) Giá bán sản phẩm của DPM tăng trong kỳ.

Lợi nhuận sau thuế không có mức tăng trưởng ấn tượng như doanh thu chủ yếu do: (1) Chi phí giá khí đầu vào gia tăng 40% và tăng cao hơn mức tăng giá bán, khiến giá vốn hàng bán 9T/2012 chiếm hơn 67.3% doanh thu; trong khi cùng kỳ chỉ chiếm 58.7%. (2) Việc chỉ phân phối sản phẩm của ĐCM cũng khiến chi phí quản lý, bán hàng gia tăng và tỷ lệ lãi biên của hoạt động thương mại rõ ràng phải thấp hơn.

Dòng tiền hoạt động ổn định, nhờ: (1) DPM có vị thế vững chắc trong lĩnh vực đang kinh doanh, (2) Mặt hàng phân bón là sản phẩm thiết yếu dùng trong nông nghiệp.

DPM cũng có nhiều lợi thế so với doanh nghiệp cùng ngành nhờ vào nhà mày đã hết khấu hao. Mặc dù nguồn cung trong nước dự báo sẽ vượt cầu vào cuối năm 2012, nhưng với vị thế hiện nay cùng với việc phân phối sản phẩm của DCM sẽ giúp DPM giữ vững và phát triển thị phận hiên có. Bên cạnh đó, DPM cũng đã có những bước chuẩn bị khi đã bắt đầu phát triển hệ thống phân phối ra thị trường nước ngoài như Campuchia và Myanmar.

Phân phối sản phẩm cho Đạm Cà Mau: DPM không mua lại DCM nhưng vẫn phân phối sản phẩm của công ty này. Điều này sẽ giúp doanh thu của DPM tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiên mức sinh lợi sẽ thấp do đây chỉ là hoạt động thương mại.

Lượng tiền mặt lớn: Cuối tháng 9/2012, lượng tiền mặt của DPM còn gần 5,700 tỷ đồng, là mức rất cao do không phải đầu tư vào DCM. DPM sẽ tiếp tục thu được lãi suất từ hoạt động tiền gửi giúp nâng cao lợi nhuận. Thêm vào đó, đây sẽ là nguồn tiền quan trọng giúp đảm bảo việc mở rộng đầu tư sản xuất, hay tham gia các dự án mới nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng của DPM trong tương lai.

Sẽ bán 1 triệu cổ phiếu quỹ ở mức giá trên 37,000 đồng/cp. DPM thông báo sẽ bán 1 triệu cổ phiếu quỹ từ ngày 02/11 đến 01/12 với mức giá dự kiến từ 37,000 đồng/cp trở lên. Hiện DPM đang nắm giữ 2,445,680 cổ phiếu quỹ, với mức giá mua vào trung bình 34,900 đồng/cp.

Với mức giá ngày 07/11 là 34,900 đồng thì lượng cổ phiếu quỹ của DPM hiện chỉ đang hoà vốn. Nếu bán thành công 1 triệu cổ phiếu với giá 37,000 đồng/cp thì DPM sẽ thu về khoản lợi nhuận 2.1 tỷ đồng.

Định giá hấp dẫn. Hiện giá cổ phiếu DPM đang giao dịch ở mức P/E trailing chỉ 4.16 lần và P/B là 1.58 lần. Xem thêm các thông tin tài chính và chỉ số tài chính của DPM tại đây.

Rủi ro DPM phải đương đầu: Biến động của giá khí đầu vào (nếu có) sẽ khiến cho lợi nhuận DPM bị ảnh hưởng (sụt giảm). Hay việc giá phân bón phụ thuộc vào diễn biến của giá phân bón thế giới cũng khiến kết quả kinh doanh của DPM bị tác động. 

     

Phòng Nghiên cứu Vietstock

FFN





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/03: Tâm lý thận trọng kéo tụt thanh khoản

Trong phiên giao dịch sáng ngày 28/03/2024, đà tăng của VN-Index đã bị thu hẹp đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Gravestone Doji cho thấy áp lực bán đang hiện diện...

Ngày 28/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/03: Áp lực chốt lời ngắn hạn xuất hiện

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm nhẹ trong khi chỉ báo Stochastic Oscillator đều đã vào lại vùng quá mua (overbought). Nếu tín hiệu bán xuất hiện trở lại...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 26/03: Tâm lý thận trọng quay trở lại

Trong phiên giao dịch sáng ngày 26/03/2024, VN-Index tăng điểm tích cực đồng thời test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,270-1,295 điểm). Tuy nhiên, khối...

Ngày 26/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 25/03: Thị trường vẫn chưa thể bứt phá

VN-Index tiếp tục diễn biến giằng co đồng thời xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle tại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,275-1,295 điểm) cho thấy tâm lý...

Tuần 25-29/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, DPM, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25-29/03/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/03: Giao dịch sôi động

VN-Index hình thành mẫu hình nến High Wave Candle kèm theo khối lượng giao dịch tăng mạnh trong phiên sáng thế hiện sự giao dịch sôi động của nhà đầu tư.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/03: Tín hiệu trái chiều xuất hiện

VN-Index và HNX-Index tăng điểm kèm theo khối lượng giao dịch trong phiên sáng có sự cải thiện đáng kể cho thấy tâm lý lạc quan hơn của nhà đầu tư.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98