Phát huy công năng chính sách tiền tệ

15/11/2012 09:47
15-11-2012 09:47:41+07:00

Phát huy công năng chính sách tiền tệ

Việc bơm – hút một cách nhịp nhàng, linh hoạt trên thị trường OMO của NHNN từ đầu năm đến nay đã giúp cho hệ thống ngân hàng “vượt bão” an toàn. “Không chỉ điều hòa thanh khoản một cách hiệu quả, sự điều hành cụ thể là bơm hút linh hoạt trên thị trường OMO đã góp phần quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát”, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định.

Năm 2012 là một trong những năm hoạt động trên thị trường mở (OMO) đạt hiệu quả nhất

Bơm hút tiền linh hoạt

Ngày 7/11, trên thị trường mở (OMO), NHNN đã tăng mạnh lượng tín phiếu bán cho các TCTD để hút tiền về. Cụ thể, NHNN đã phát hành 1.200 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 91 ngày với lãi suất 6,8%/năm và 2.000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 56 ngày với lãi suất 5,9%/năm. Như vậy, với việc phát hành tới 3.200 tỷ đồng tín phiếu ngày 7/11 được xem là lớn nhất trong vài tuần trở lại đây. Hơn thế, lãi suất lại thấp hơn nhiều so với trần lãi suất huy động, cho thấy thanh khoản của nhiều TCTD đang dư thừa. Cũng trên thị trường OMO, NHNN bơm ra 322 tỷ đồng, lãi suất 8%/năm. Đồng thời, NHNN cũng hút về 204 tỷ đồng, đưa mức bơm ròng vốn trong ngày đạt 118 tỷ đồng.

Việc bơm hút linh hoạt trên OMO đã hỗ trợ tích cực thanh khoản cho các TCTD

Trước đó, vào ngày 5/11, NHNN đã bơm qua OMO 341 tỷ đồng, lãi suất 8%/năm, kỳ hạn 7 ngày. Cùng với việc bơm vốn, NHNN hút về 522 tỷ đồng, đưa mức hút ròng đạt 181 tỷ đồng. Trong khi cuối tuần trước (ngày 2/11), NHNN đã bơm ra thị trường mở tới 5.396 tỷ đồng, lớn nhất kể từ ngày 22/8/2012. Việc lượng vốn bơm trên OMO thấp và hút ròng vốn cho thấy thanh khoản của ngân hàng ổn định trở lại, sau khi nhu cầu vốn tăng mạnh ngày 2/11.

Theo nhận định của VietcombankSC, thị trường OMO hoạt động mạnh nhất là vào tháng 8 vừa rồi, sau khi ACB gặp biến cố. Nhằm đảm bảo thanh khoản cho ACB cũng như một số ngân hàng liên quan, NHNN phải bơm ròng tới hơn 10,9 nghìn tỷ đồng trong tháng 8. Tuy nhiên, sau đó một thời gian, NHNN liên tiếp hút ròng trên OMO. Và chỉ đến khi thị trường ngân hàng lại có tin đồn thất thiệt liên quan đến một số nhân sự ngân hàng, NHNN mới chuyển từ trạng thái hút ròng sang bơm ròng để chủ động hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, tránh những biến động lên mặt bằng lãi suất liên ngân hàng trong tuần sau đó.

Phát huy công năng

Lý giải việc NHNN phát hành tín phiếu hút tiền về thay vì hút ròng trên OMO, một chuyên gia ngân hàng cho rằng đó là giải pháp dịch chuyển dòng vốn giữa các NHTM thừa vốn sang NHTM thiếu vốn mà không làm tăng cung tiền và không tạo áp lực lên lạm phát. Vị này phân tích, dựa trên tình hình dư tiền tại các NHTM lớn, NHNN phát hành tín phiếu với lãi suất hấp dẫn để hút lượng vốn khả dụng dư thừa từ các NHTM lớn. Lượng tiền thu về thông qua phát hành tín phiếu có thể được NHNN điều hòa trở lại cho các NHTM nhỏ thiếu thanh khoản qua biện pháp tái cấp vốn. Điều này sẽ giúp cho các NHTM nhỏ không phải tìm mọi cách huy động vốn trên thị trường 1, 2. Qua đó tác động gián tiếp giúp lãi suất trên cả 2 thị trường ổn định.

Quả vậy, thời gian qua trên thị trường liên ngân hàng, mặt bằng lãi suất cũng khá ổn định. Báo cáo mới nhất của NHNN tuần từ 29/10 - 2/11/2012, lãi suất giao dịch bình quân VND trên thị trường liên ngân hàng giảm tại tất cả các kỳ hạn. Trong đó mức giảm tương đối mạnh từ 1,13% (kỳ hạn 1 tuần) đến 4,16% (kỳ hạn 1 tháng). Tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND đạt xấp xỉ 54.212 tỷ đồng, bình quân khoảng 10.842 tỷ đồng/ngày, giảm hơn 50% so với giao dịch bình quân trong tháng 8 (thời điểm thị trường OMO hoạt động sôi động - PV).

Việc bơm – hút một cách nhịp nhàng, linh hoạt trên thị trường OMO của NHNN từ đầu năm đến nay đã giúp cho hệ thống ngân hàng “vượt bão” an toàn. “Không chỉ điều hòa thanh khoản một cách hiệu quả, sự điều hành cụ thể là bơm hút linh hoạt trên thị trường OMO đã góp phần quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát”, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định.

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, NHNN sử dụng OMO hiệu quả vừa kiềm chế lạm phát, vừa tạo mặt bằng lãi suất thấp hỗ trợ nền kinh tế. Đây là điểm sáng của chính sách tiền tệ qua gần 11 tháng năm 2012. 

Ông Nghĩa cho rằng, năm 2012 là một trong những năm hoạt động trên thị trường OMO đạt hiệu quả nhất và OMO trở thành công cụ chủ chốt để NHNN kiểm soát cung tiền và lạm phát. Minh chứng là cho đến nay NHNN đã mua xấp xỉ 10 tỷ USD, đồng nghĩa với việc bơm một khối lượng tiền khổng lồ gần 200 nghìn tỷ đồng ra thị trường.

Thế nhưng nhờ linh hoạt hút tiền về qua phát hành tín phiếu, lẫn hút ròng qua thị trường OMO NHNN đã không những trung hòa được khối lượng tiền VND trên thị trường mà còn giúp kiềm chế lạm phát một cách hiệu quả. “Đến thời điểm này mức tăng M2 ở mức 13 – 14% khá hợp lý và theo đúng mục tiêu đề ra bơm hút tiền linh hoạt theo cung – cầu thị trường”, TS. Nghĩa bình luận.

Cũng qua động thái bơm hút tiền trên OMO, có thể thấy dường như NHNN luôn cảnh giác với lạm phát. Dù thời gian qua NHNN chịu sức ép không nhỏ từ phía DN, về việc phải giảm lãi suất, mở rộng tín dụng… Nhưng cho đến giờ NHNN vẫn kiên trì mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Các tổ chức quốc tế đánh giá cao lựa chọn của NHNN là đúng đắn trong bối cảnh ổn định kinh tế vĩ mô đặt lên hàng đầu.

“Đây là tư tưởng, phương châm điều hành đúng đắn, thể hiện đúng vai trò của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ bằng OMO”, TS. Lê Xuân Nghĩa đánh giá.

Thanh Huyền

THỜI BÁO NGÂN HÀNG





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ví điện tử còn sống khỏe giữa “rừng” Mobile Banking?

Không chỉ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cùng ngành, giờ đây các nhà phát triển ví điện tử còn “đau đầu” giải bài toán thu hút khách hàng khi các nhà băng...

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa công bố báo cáo kiểm toán năm 2023 với những điểm tích cực như huy động vốn, dư nợ, thu nhập từ chứng khoán đầu tư (TPCP) đều...

Người dân giảm gửi tiền vào ngân hàng

Xu hướng giảm lãi suất huy động tiếp tục được duy trì trong quý 1/2024 khiến người dân không còn mặn mà với việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng.

Bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo 338 tỷ đồng

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc ngân hàng MSB...

Thêm khách hàng tố tài khoản tại MSB 'bốc hơi' gần 28 tỷ đồng

Vụ việc một tài khoản tại Ngân hàng MSB bị "bốc hơi" hơn 58 tỷ đồng chưa hết ồn ào thì lại có thêm một khách hàng phản ánh cũng bị rút sạch số tiền 27,7 tỷ đồng.

Đang thi hành 4 bản án, ông Trần Phương Bình tiếp tục hầu tòa

Dù đang thi hành 4 bản án, với tổng hình phạt chung là tù chung thân nhưng ông Trần Phương Bình tiếp tục phải hầu tòa vì làm thất thoát của Ngân hàng Đông Á 981 tỷ...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới

Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay lập đỉnh mới, có ngân hàng đưa giá bán vượt mốc 25.000 đồng/USD. Còn giá USD trên thị trường tự do lại hạ nhiệt.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HOSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Tiên phong xu hướng ngân hàng mở, OCB hướng đến giải pháp tài chính xanh 

Với chiến lược hướng đến mô hình quản trị  bền vững, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã và đang tiên phong trong cuộc đua triển khai Open API theo xu hướng ngân hàng mở...

SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) không thể thiếu những con người tận tâm gắn bó...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98