Sáng 08/11 Quốc hội thông qua chỉ tiêu kinh tế - xã hội 2013

08/11/2012 08:11
08-11-2012 08:11:11+07:00

Sáng 08/11 Quốc hội thông qua chỉ tiêu kinh tế - xã hội 2013

Trước giờ bấm nút biểu quyết, dù còn một số ý kiến khác nhau nhưng về cơ bản, các đại biểu hầu hết nhất trí với mục tiêu "lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn 2012" mà Chính phủ đề xuất, trong đó GDP tăng 5,5%, lạm phát khoảng 8%.

 

Trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới cũng như trong nước, tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013 tiếp tục được đánh giá là khó khăn. Do vậy, tại dự thảo Nghị quyết được Chính phủ trình ngay trước kỳ họp Quốc hội, mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng cao hơn một lần nữa được đặt ra.

Tính đến trước phiên biểu quyết sáng 8/11, cơ quan soạn thảo đang dự kiến 2 phương án cho mục tiêu tổng quát năm 2013, theo đó, phương án đề xuất đặt mục tiêu tương đối cụ thể cho việc ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng (lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn 2012) đang nhận được nhiều ý kiến ủng hộ từ các đại biểu. Tại phương án này, nhiệm vụ thực hiện các đột phá chiến lược, gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, tạo nền tảng phát triển chính thức cho giai đoạn tiếp theo cũng được đặt ra.

Ở phương án còn lại, cơ quan soạn thảo dự kiến đưa mục tiêu "kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định, tạo lòng tin cho thị trường và xã hội" lên hàng đầu. Kế đó là duy trì tăng trưởng hợp lý, đẩy mạnh 3 đột phá gắn với tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên mức so sánh cụ thể so với các kết quả của năm 2012 không được đưa ra.

Về các chỉ tiêu cụ thể, có 4 phương án đưa ra để các đại biểu lựa chọn. Theo phương án được Chính phủ trình, sẽ có 18 chỉ tiêu tổng hợp, bao gồm 6 về kinh tế, 6 về xã hội và 6 về môi trường. Ngoài ra còn có phương án khác như chỉ đưa ra 6 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, còn lại phấn đấu đảm bảo các vấn để như việc làm, tỷ lệ giảm nghèo... Hoặc phương án 11 chỉ tiêu, trong đó có 6 về kinh tế, 5 về xã hội và môi trường.

Trong quá trình thảo luận, quan điểm đang nhận được nhiều sự ủng hộ nhất là đưa ra 15 chỉ tiêu, tương tự như năm 2012. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,5%, xuất khẩu tăng khoảng 10%, nhập siêu khoảng 8%, bội chi ngân sách không quá 4,8% và lạm phát khoảng 8%...

Ngoài ra, một số ý kiến đại biểu cũng đề nghị cân nhắc đưa một số khái niệm mới như môi trường kinh doanh, chỉ số cạnh tranh quốc gia, tín nhiệm quốc gia... vào nhóm mục tiêu kinh tế. Ngoài ra cũng nên bổ sung một số vấn đề như nâng cao chất lượng công tác dự báo, tạo niềm tin cho thị trường và toàn xã hội.

Về các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, cơ quan soạn thảo dự kiến đưa ra 8 điểm, trong đó yêu cầu phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ trong huy động và sử dụng nguồn lực cho nền kinh tế được đưa lên hàng đầu. Cùng với đó là việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Tiếp tục đổi mới giáo dục, phát triển khoa học công nghệ, phòng chống tham nhũng... Các nhiệm vụ, giải pháp này, cùng với việc tổ chức thực hiện nhận được sự đồng thuận khá cao trong các đại biểu.

Cùng với việc xác định nhiệm vụ cho năm 2013, Nghị quyết của Quốc hội cũng dự kiến dành thời lượng thích đáng để đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của năm 2012. Về cơ bản, cơ quan lập pháp nhất trí với báo cáo của Chính phủ, với việc đạt và vượt 10 trong tổng số 15 mục tiêu đề ra.

Tuy vậy, Quốc hội cũng đánh giá trong năm 2012, trước những diễn biến trong nước và thế giới, áp lực lạm phát, bất ổn vẫn đè nặng lên nền kinh tế. Nhiều chỉ tiêu quan trọng như tăng trưởng, đầu tư toàn xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo... chưa đạt. Nhiều ý kiến đại biểu yêu cầu Chính phủ cần làm rõ hơn nữa những tồn tại, nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan của việc không hoàn thành một số nhiệm vụ, từ đó rút kinh nghiệm cho năm 2013.

Ngoài ra, từ nay đến cuối năm, Nghị quyết của Quốc hội cũng dự kiến yêu cầu Chính phủ tập trung vào các nhiệm vụ như giải quyết nợ xấu, giảm tồn kho, từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chủ động quản lý giá trong dịp Tết. Đây được xem là những mục tiêu quan trọng, góp phần hoàn thành kế hoạch năm 2012 cũng như tạo tiền đề cho Chính phủ hoàn thành tốt mục tiêu đề ra cho năm 2013.

Nhật Minh

vnexpress







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1/2024, CPI tăng 3.77%, lạm phát cơ bản tăng 2.81% so với cùng kỳ năm trước 

Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0.23% so với tháng trước. Tính chung quý 1 năm 2024, CPI tăng 3.77%...

GDP quý 1/2024 ước tính tăng 5.66%

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý...

Ngân hàng Standard Chartered: GDP quý 1 duy trì mức vừa phải trước lạm phát gia tăng

Ngân hàng Standard Chartered giữ nguyên dự báo tăng trường GDP năm 2024 ở mức 6.7%, trong đó GDP sẽ tăng tốc từ 6.2% trong nửa đầu năm lên 6.9% trong nửa cuối năm.

Vĩnh Long phát triển kinh tế với trọng tâm là các ngành sử dụng đầu vào là sản phẩm nông nghiệp

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông...

Thấy gì sau những chỉ số cải cách, sáng tạo của TP.HCM?

Bộ Khoa học -Công nghệ vừa công bố chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII - Provincial Innovation Index: hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa...

Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước

Sau khi Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch...

Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Võ Văn Thưởng.

Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng...

Chủ tịch Quốc hội: Nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì đưa vào kỳ họp thứ 7

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu rà soát kỹ lưỡng các nội dung, phân định nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì bổ sung vào chương trình nghị sự của kỳ...

Thủ tướng: Việt Nam cam kết '3 bảo đảm', đẩy mạnh '3 đột phá' và thực hiện '3 tăng cường' với nhà đầu tư

Kêu gọi các doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài đồng hành cùng Việt Nam thực hiện chuyển đổi xanh, phát triển bền vững với tinh thần "ba tiên phong", Thủ tướng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98