Sửa Luật Đất đai: “Nóng” đền bù, định giá đất

07/11/2012 14:06
07-11-2012 14:06:55+07:00

Sửa Luật Đất đai: “Nóng” đền bù, định giá đất

Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, với phương thức định giá đất đền bù theo thị trường là khó, như tìm lá diêu bông. Luật phải quy định được định giá đền bù đất thật chi tiết.

Thảo luận ở tổ về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chiều ngày 6/11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, Luật Đất đai năm 2003 sau gần 10 năm đã bộc lộ nhiều hạn chế. Ông đưa dẫn chứng: đất nước được giải phóng do công sức của nhân dân và đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng khi thể chế hóa điều luật vẫn chưa thoát được lối mòn là tư duy cũ.

Ví dụ, Điều 3 của Dự thảo quy định: “Việc quản lý và sử dụng đất đai phải tuân theo quy định của Luật này. Trường hợp Luật này không quy định thì áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan”. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, câu này về pháp lý không được phép.

Trong Luật Dân sự cho phép các quan hệ hợp đồng dân sự, nếu có gì chưa có thì có thể áp dụng tương tự, nhưng quan hệ đất đai sở hữu toàn dân, nhiều khu vực liên quan đến an ninh quốc phòng thì không thể quy định như vậy được. Lần sửa này, những trường hợp cơ bản nào xảy ra trong thực tế, mà chưa được quy định trong Luật Đất đai thì phải bổ sung, chứ không thể nói theo Luật khác có liên quan.

Xung quanh vấn đề thu hồi đất, đại biểu Lê Trọng Sang (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, hiện nay đang có sự bất bình đẳng trong thu hồi đất, giá đất đền bù không theo sát thực tế thị trường. Đơn cử khung giá đất ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh quy định đền bù cao nhất là 81 triệu đồng/m2, nhưng ở Hà Nội có nơi giá thị trường hàng tỷ đồng/m2, trong khi đó doanh nghiệp không có sự thống nhất trong giá đền bù, thậm chí trên cùng mảnh đất nhưng có 2 giá đất khác nhau nên dẫn tới khiếu kiện.

Ông Lê Trọng Sang cho biết, hiện có tới 70% đơn khiếu kiện, khiếu nại tố cáo liên quan về đất đai, và có xu hướng tăng lên hàng năm. Vì thế, sửa Luật lần này, theo ông Sang, phải đưa phương pháp thặng dư vào định giá đất nông nghiệp. Đây là phương pháp xác định mức giá cho đất theo thời gian, thời điểm khác nhau.

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh bổ sung, định giá đất là rất khó vì giá đất không có cơ sở chi phí có thể tính toán được, ví dụ chi phí lao động... Vì thế, luôn xảy ra tình trạng DN định giá một kiểu, người dân muốn một kiểu, Nhà nước đưa ra khung giá một kiểu. Vì vậy, có nhiều trường hợp DN muốn giải phóng nhanh tiến độ đã nâng giá lên, nhưng DN khác không làm được như vậy.

Một điểm vô lý nữa, cùng diện tích, nhưng có giá đất ao, giá đất nhà, giá đất thổ cư…Vì thế, một người dân có mảnh đất trong diện đền bù bị DN “băm” ra thành nhiều loại đất để định giá đền bù, dẫn tới bị khiếu kiện. “Theo tôi nên tính một giá đất trong phạm vi, thời điểm nhất định (trong quy hoạch, trước quy hoạch, sau quy hoạch). Vì vậy, phải quy hoạch sử dụng đất, và sử dụng đến đâu đền bù đến đó. Thậm chí Luật nên quy định sau khi quy hoạch rồi nhưng dự án không được tiến hành đúng thời hạn, dân vẫn có quyền bán, quyền sử dụng, quyền thừa kế… Điều này sẽ tránh trường hợp quy hoạch treo 5, thậm chí 10 năm, trong khi dân không có đất trồng cấy.

Đại biểu Trần Du Lịch nhấn mạnh, mặc dù Ban soạn thảo làm Luật này đã nỗ lực rất nhiều nhưng chưa giải quyết được vấn đề bất cập về đất đai hiện nay. Chẳng hạn, với đất đô thị, không có chuyện giao cho nhà đầu tư mà chính quyền địa phương đứng lên lập dự án, tiến hành xây dựng hạ tầng, đem đấu giá quyền sử dụng. Nhà đầu tư bất động sản chỉ làm thị trường cấp hai, Nhà nước thu thuế một cách công khai, minh bạch.

Chúng ta cũng nên chấm dứt tình trạng: Nhà nước giao đất cho nhà đầu tư mà người dân không được thông báo trước, “đùng” cái nhà đầu tư có giấy phép triển khai dự án, rồi toàn quyền mặc cả đền bù với người dân. Đó là nguyên dân dẫn tới khiếu kiện, tham nhũng tiêu cực về đất đai.

Ông Trần Du Lịch cũng cho rằng, với phương thức định giá đất đền bù theo thị trường là khó, như tìm lá diêu bông. Luật phải quy định được định giá đền bù đất thật chi tiết. Ví dụ, giá đất để xây dựng khu thương mại giá khác; giá theo số tầng, theo mật độ xây dựng... tránh tình trạng công bố xong giá đất đền bù mới hình thành khu quy hoạch. Bên cạnh đó, cần phải quan tâm tới đời sống người dân sau thu hồi đất.

“Trước đây người dân mò cua bắt ốc, có tiền đền bù xong mua xe honda chạy rộn ràng. Hai năm sau họ bán sạch nhà đi đâu không ai biết. Theo tôi phải dùng tiền lo đời sống người dân. Sau mất đất người dân sống bằng gì mới quan trọng”, ông Lịch chia sẻ.

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

Sáng ngày 6/11, Quốc hội cũng thảo luận ở tổ về Dự án sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo Nghị quyết việc lấy ý kiến nhân dân về nội dung này. Các đại biểu nhất trí, việc tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là nhằm bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Ngoài ra, việc sửa Hiến pháp năm 1992 cũng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế...

Đức Nghiêm

thời báo ngân hàng







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mizuki Park - sức hút từ hệ sinh thái tiện ích phong phú

Hệ sinh thái tiện ích của Mizuki Park đáp ứng mọi nhu cầu của cư dân, từ không gian sinh hoạt, học tập, làm việc, vui chơi, mua sắm ngay tại chính nơi ở. Đây là...

'Xẻ' đất đã cấp cho doanh nghiệp này để giao cho nhiều công ty khác

Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết luận Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh này và Công ty IZICO có nhiều sai sót trong việc cho thuê lại khu đất 21ha trong KCN...

Môi giới bất động sản giảm 70% chỉ còn hơn 100,000 người

“Đội ngũ môi giới còn hoạt động được đánh giá là những người yêu nghề, quyết tâm theo nghề đến cùng. Việc nhiều môi giới rời bỏ thị trường cũng được coi là cơ chế...

Liên bộ họp với 14 ngân hàng, các doanh nghiệp bất động sản lớn để tiếp tục gỡ khó cho thị trường

Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng sẽ phối hợp tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Công điện 933 ngày 24/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ vào sáng ngày 13/11 sắp...

Trong một tháng hơn 26.2 ngàn tỷ đồng tín dụng rót vào bất động sản

Bộ Xây dựng công bố tình hình nhà ở và thị trường bất động sản quý 3/2023 cho thấy dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản hơn 986 ngàn tỷ đồng...

“Đòn bẩy” hạ tầng đưa bất động sản phía Nam TP.HCM bứt phá

Sở hữu quỹ đất rộng lớn, hạ tầng ngày càng hoàn thiện tạo lợi thế cho thị trường bất động sản phía Nam TP.HCM bứt phá mạnh mẽ trong 5 năm tới, nhất là các khu vực...

Crystal Holidays Harbour Vân Đồn: Lợi thế BĐS du lịch sở hữu bến du thuyền, kề cận thương cảng quốc tế hiện đại nhất Việt Nam

Crystal Holidays Harbour Vân Đồn sở hữu vị trí hai mặt biển ôm trọn vịnh Bái Tử Long kỳ vỹ, vừa có thể chiêm ngưỡng toàn bộ hệ sinh thái thiên nhiên di sản, vừa tận...

DICcons được cấp 100 tỷ đồng tín dụng từ Ngân hàng Liên Doanh Việt Nga

Sự kiện này đánh dấu một sự hợp tác toàn diện, lâu dài và bền vững giữa DICcons và VRB, đồng thời cũng là tiền đề cung cấp giải pháp tài chính cho những chiến lược...

Nhà phố thương mại T&T City Millennia sở hữu tiềm năng sinh lời kép

Tọa lạc vị trí đắc địa, hưởng lợi thế về hạ tầng, nhà phố thương mại T&T City Millennia đem tới lợi nhuận kép từ giá trị an cư - kinh doanh và tiềm năng tăng giá...

Nhận diện dự án đáng mua khi thị trường căn hộ quận 7 ngày càng nóng

Hiện nay, thị trường căn hộ khu vực trung tâm TPHCM đang chiếm nhiều ưu thế và thể hiện rõ vai trò dẫn dắt nguồn cung với hàng loạt dự án ra mắt có vị trí tốt, pháp...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98