TTCK Nhật Bản: Nikkei 225 gọi “bình minh” nền kinh tế?

22/11/2012 07:30
22-11-2012 07:30:00+07:00

TTCK Nhật Bản: Nikkei 225 gọi “bình minh” nền kinh tế?

Diễn biến gần đây trên TTCK Nhật Bản đang cho thấy một dấu hiệu “lạ”. Chỉ trong vòng 4 phiên giao dịch trong đó có 3 phiên tăng mạnh, chỉ số Nikkei 225 đã tăng khoảng 6% từ mức 8,661.05 điểm đóng cửa phiên ngày 13/11 lên 9,153.20 điểm đóng cửa phiên ngày 19/11.

Việc tăng 4 phiên liên tiếp cũng không có gì ghê gớm và đáng nói nếu như nó không nằm trong bối cảnh nền kinh tế Nhật Bản vừa có quý III tăng trưởng -0.9% so với quý II và -3.5% so với cùng kỳ năm 2011, hơn nữa TTCK Mỹ cũng trải qua những phiên giảm mạnh do NĐT lo ngại về cái gọi là “vách đá tài chính”. Trong vài năm trở lại đây, dường như chưa khi nào chỉ số Nikkei 225 lại duy trì được 2 phiên liên tiếp tăng mạnh ngược với diễn biến trên TTCK Mỹ.

Phiên giao dịch ngày 14/11, tiếp nối đà giảm từ đầu tháng trên TTCK Mỹ, chỉ số Dow Jones rơi mất 185,23 điểm (1.45%). Tuy nhiên phiên giao dịch ngày 15/11 chỉ số Nikkei 225 bật tăng mạnh tới 1.92% trong khi hầu hết các thị trường châu Á đều giảm do tác động bởi diễn biến tiêu cực trên TTCK Mỹ đêm trước.

Phiên giao dịch ngày 15/11, TTCK Mỹ tiếp tục giảm nhưng sang phiên giao dịch ngày 16/11 chỉ số Nikkei 225 vẫn tăng tới 2.2%. Phiên ngày 16/11, TTCK Mỹ quay đầu tăng nhẹ khi rơi về vùng hỗ trợ mạnh 12,200-12,500 điểm. Phiên ngày 19/11, chỉ số Nikkei 225 tăng tiếp 1.43%. Và phiên giao dịch ngày 20/11 chỉ số Nikkei 225 điều chỉnh nhẹ 0.12% kết thúc đợt tăng 4 phiên liên tiếp.

Cuối thập niên 1960, Nhật Bản đã vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Đà tăng trưởng đầy ấn tượng được duy trì liên tục cho tới cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, khi mà nền kinh tế Nhật Bản đạt tới giai đoạn cực thịnh, bong bóng. Còn nhớ câu chuyện người Nhật mua nhà đất, tài sản và các công ty Mỹ đã từng làm “nóng” phương tiện truyền thông thế giới khi đó. Thậm chí người ta còn giật tít “người Nhật mua cả nước Mỹ”. TTCK Nhật Bản – phong vũ biểu của nền kinh tế - đã chiếm lĩnh đỉnh cao mà có lẽ sẽ trở thành một mục tiêu khó đạt trong nhiều năm nữa. Chỉ số Nikkei 225 từ mức 10,000 điểm giữa năm 1984 đã tăng mạnh đạt đỉnh 38,900 điểm cuối tháng 12/1989.

Sau đó, trong suốt hai thập kỷ kể từ khi bong bóng thị trường BĐS đạt đỉnh đầu thập niên 1990, nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái và đã tụt xuống hàng thứ 3 thế giới vào năm 2010. TTCK Nhật Bản đã chìm sâu vào giấc ngủ đông li bì của chú gấu. Và có lẽ trong lịch sử TTCK thế giới đến thời điểm hiện tại, chưa có TTCK của một nền kinh tế phát triển nào lại trải qua xu hướng giá xuống kéo dài lâu đến thế.

Tháng 3/2009, TTCK Mỹ đã xác lập đáy của xu hướng giảm giá kéo dài từ cuối năm 2007. Chỉ số Nikkei 225 cũng xác lập đáy tại vùng giá 7,000 điểm. Mặc dù vẫn duy trì xu hướng tăng, chỉ số này chỉ tăng được khoảng 30% trong khi các chỉ số chính trên TTCK Mỹ đạt mức tăng trên 100% và hiện đã trở lại thời điểm trước khủng hoảng tài chính 2007-2009.

Diễn biến của 4 phiên giao dịch có lẽ chưa đủ chắc chắn để khẳng định về triển vọng của một xu hướng lớn. Tuy nhiên, trên phương diện phân tích kỹ thuật, thông thường những diễn biến như thế lại phát đi một tín hiệu quan trọng và độ tin cậy cũng không hề thấp.

Hiện tại, Nikkei 225 vừa bứt phá khỏi vùng kháng cự mạnh 8,900-9,100 điểm. Đây có lẽ sẽ là vùng hỗ trợ mạnh và trong ngắn hạn Nikkei 225 có thể tiếp tục tăng điểm và hướng tới vùng kháng cự mạnh tiếp theo 9,700-10,100 điểm. Một nhịp điều chỉnh nhẹ sau đó để tích lũy trong vùng 9,300-9,500 điểm là cần thiết trước khi tiếp tục bứt phá mạnh mẽ. Và khi chinh phục thành công vùng kháng cự mạnh 9,700-10,100 điểm, một xu hướng lớn có lẽ sẽ mở ra cho Nikkei 225.

Động lực của đợt tăng giá 4 phiên vừa qua được cho là do NHTW Nhật Bản (BoJ) đã tăng quỹ thu mua tài sản bao gồm cả công trái từ 80,000 tỷ Yên lên 91,000 tỷ Yên đồng thời đảng Dân chủ Nhật Bản DJP cầm quyền cùng hai đảng đối lập là đảng Dân chủ Tự do LDP và đảng Công Minh NKP đã đạt được thỏa thuận về một dự luật sửa đổi giúp Chính phủ phát hành trái phiếu nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách.

Tuy nhiên, có lẽ động lực đáng kể nhất đến từ việc Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda ngày 16/11 đã giải tán Hạ viện để chuẩn bị cho một cuộc bầu cử vào ngày 16/12 (trước thời hạn 1 năm). Giới đầu tư kỳ vọng đảng Dân chủ Tự do LDP sẽ quay trở lại nắm quyền (đảng LDP đã là đảng cầm quyền trong suốt hơn 50 năm cho tới khi thất bại trong cuộc bầu cử năm 2009). Lãnh đạo mới được bầu đồng thời cũng là cựu Thủ tướng Nhật Bản năm 2007 của đảng LDP, ông Shinzo Abe cho biết sẽ gây áp lực lên BoJ thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng “không giới hạn”.

Liệu đảng Dân chủ Tự do LDP có chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 16/12 hay không và có thể lãnh đạo đất nước Mặt trời mọc quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng? Nếu làm được điều đó, nền kinh tế hiện đứng thứ ba thế giới sẽ trở mình thức giấc và đem đến một sự thay đổi không nhỏ cho cục diện thế giới cũng như khu vực. TTCK là thị trường của niềm tin. Và niềm tin của NĐT trên TTCK Nhật Bản dường như đang khởi sắc. Những dấu hiệu “lạ” của đợt tăng giá 4 phiên liên tiếp vừa qua liệu có trở thành tiếng gọi “Bình minh” nền kinh tế xứ sở Hoa anh đào?

Phạm Tường Phán (Vietstock)

FFN





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...

Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do

Ngày càng có nhiều nước ủng hộ các biện pháp tăng cường tính độc lập và an ninh chuỗi cung ứng của họ, một xu hướng mà các nhà kinh tế cảnh báo sẽ hạn chế thương...

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm 4 phiên liên tiếp

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 4 liên tiếp vào ngày thứ Tư (17/04), khi cổ phiếu Nvidia và các cổ phiếu công nghệ đang gặp khó khăn khác gây áp lực suy giảm cho thị...

Chứng khoán châu Á sắp xóa sạch đà tăng của năm 2024

Chứng khoán châu Á sắp trở lại điểm khởi đầu của năm 2024, khi nỗi lo về lãi suất cao và căng thẳng địa chính trị đeo bám tâm trí nhà đầu tư.

S&P 500 giảm nhẹ sau cảnh báo của Chủ tịch Fed

Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào ngày thứ Ba (16/04), sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết lãi suất có thể cần duy trì ở mức cao.

Chủ tịch BlackRock dự báo thị trường cổ phiếu Mỹ sắp tăng trở lại

Lãnh đạo của gã khổng lồ BlackRock dự báo thị trường chứng khoán Mỹ sắp trở lại mạnh mẽ.

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm hơn 1% do lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa vào ngày thứ Hai (15/04), khi lợi suất tăng và lo ngại xung đột ở Trung Đông đã làm lu mờ kết quả lợi nhuận mạnh mẽ của Goldman Sachs và dữ...

Giới đầu tư toàn cầu “tháo chạy” do lo ngại lạm phát cao kéo dài

Trong bối cảnh lo ngại lạm phát cao và đồn đoán Fed giảm lãi suất vào tháng Sáu, các nhà đầu tư đã bán ra lượng lớn quỹ đầu tư cổ phần tuần thứ 2 liên tiếp trong...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98