2013: Sẽ có quy chế quản trị rủi ro thống nhất

26/12/2012 22:16
26-12-2012 22:16:50+07:00

2013: Sẽ có quy chế quản trị rủi ro thống nhất

Nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình tái cấu trúc các công ty chứng khoán.

Trên thực tế, hầu hết các công ty chứng khoán đều có quy trình quản trị rủi ro song việc thực tại một số công ty chứng khoán lại khá lỏng lẻo dẫn tới nhiều vụ “bê bối” xảy ra trên thị trường trong thời gian qua.

“Bê bối” từ… quản trị

Trường hợp của Chứng khoán Sacombank (SBS) là một ví dụ. Từ một công ty chứng khoán lớn thuộc top đầu trên thị trường, SBS đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt do vốn chủ sở hữu của Công ty âm tới 256 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối âm 1.772 tỷ đồng (tính tới thời điểm 30/6/2012).

Khoản lỗ cả nghìn tỷ này được SBS lý giải phát sinh chủ yếu từ việc trích lập dự phòng bổ sung cho danh mục đầu tư và khoản phải thu trong các năm 2010 và 2011. Tuy nhiên, trước đó Công an Thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự đối với SBS “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, thao túng giá chứng khoán”.

Tương tự, Công ty Chứng khoán SME cũng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đồng thời SSC đã ra quyết định rút bớt nghiệp vụ môi giới chứng khoán của Công ty này.

Tình hình tài chính của SME gặp khó khăn từ quý 3/2011 với mức lỗ lũy kế gần 23 tỷ đồng. Đáng chú ý sau đó, ngày 2/8/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng đã khởi tố và bắt tạm giam ông Phan Huy Chí, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc và ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tính tới tháng 12/2012, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã đưa 11 công ty chứng khoán, 3 công ty quản lý quỹ vào diện kiểm soát đặc biệt và 3 công ty chứng khoán vào diện kiểm soát.

Theo SSC, Ủy ban đã yêu cầu hội đồng quản trị, tổng giám đốc các công ty chứng khoán thuộc diện kiểm soát, kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án, kế hoạch khắc phục.

Bên cạnh đó, SSC đã triển khai các biện pháp mạnh trong việc tái cơ cấu như rút nghiệp vụ môi giới (thực tế là rút giấy phép hoạt động, chỉ còn tồn tại pháp nhân để xử lý các khoản nợ” của 4 công ty (Chứng khoán Hà Nội, Trường Sơn, SME, Đông Dương).

SSC cũng đã rút nghiệp vụ tự doanh của 2 công ty (Chứng khoán Hà Thành, Việt Tín), rút nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của Công ty Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), đình chỉ hoạt động 3 công ty (Chứng khoán Trường Sơn, Hà Nội, Cao Su) và đã thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán của 4 công ty (Chứng khoán Đông Dương, Cao Su, Tràng An, SME).

Ngoài nguyên nhân khách quan về ảnh hưởng từ những khó khăn của thị trường cũng như nền kinh tế, hầu hết các công ty trên đã cho thấy sự yếu kém trong quản trị rủi ro của mình.

Nguyên nhân... thiếu chuẩn

Theo ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ quản lý kinh doanh, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, các công ty chứng khoán đều xây dựng các quy trình về quản trị rủi ro. Song, thường các công ty chứng khoán lớn thì có điều kiện thực hiện tốt hơn. Ở một số công ty chứng khoán nhỏ, do hoạt động quản trị rủi ro mang tính kiêm nhiệm nên tính thực thi kém hơn.

“Trong bối cảnh thị trường gặp nhiều khó khăn thì các công ty chứng khoán không tránh khỏi những rủi ro mang tính khách quan. Song với các công ty có hệ thống quản trị tốt thì những tổn thất cũng đỡ hơn cũng như có thể tránh những rủi ro không đáng có. Một vấn đề khác là hiện thị trường chưa có chuẩn về quản trị rủi ro, do đó dẫn tới việc thực hiện tại các công ty không được thống nhất, ” ông Sơn nói.

Phó tổng giám đốc một công ty chứng khoán tại Hà Nội cho biết, trong ngành tài chính thì quản trị rủi ro luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó, công ty chứng khoán nào cũng thực hiện việc này rồi, song việc thực hiện như thế nào lại phụ thuộc vào con người.

“Nguyên tắc quản trị rủi ro được áp từ trên xuống dưới. Vì vậy, tình trạng cấp dưới thực hiện nửa vời mà cấp trên không biết là khó xảy ra, nên không chối trách nhiệm và đổ lỗi cho hệ thống rủi ro yếu kém được,” vị phó tổng trên cho biết.

Trên thực tế cũng có không ít công ty chứng khoán có hệ thống quản trị rất tốt thậm chí là tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế và kết quả là họ vẫn tiếp tục bền bỉ cùng với những thăng trầm của thị trường.

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết, thị trường càng khó khăn thì quản trị rủi ro càng quan trọng. Định hướng kinh doanh của VNDirect tập trung vào lĩnh vực môi giới.

“Do đó, trong bối thị trường khó khăn song Công ty vẫn tiếp tục phải giữ khác hàng của mình. Để làm được việc đó chúng tôi đã phải thực hiện quy trình quản trị rủi ro, quản lý tiền ký quỹ… rất chặt chẽ. Nguyên tắc không nhân nhượng để tránh rủi ro mất tiền cho cả hai phía nhà đầu tư và công ty.

Tuy nhiên, với hoạt động đầu tư thận trọng nên mặc dù đã có được khoảng 8% thị phần môi giới tại HoSE và 3% thị phần môi giới tại HNX song kết quả kinh doanh của công ty năm 2012 không đạt được như kỳ vọng. Do khoản đầu tư tiền gửi sụt giảm từ việc giảm lãi suất, bên cạnh thanh khoản của thị trường cũng yếu nên phí môi giới đã không đạt hiệu quả cao,” ông Giang cho biết.

Theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC, công ty chứng khoán buộc phải hoàn thiện quy trình, hệ thống quản trị rủi ro trong vòng 1 năm kể từ ngày có hiệu lực 15/1/2013. Như vậy từ ngày 15/1/2014, công ty chứng khoán sẽ phải đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống và quy trình quản trị rủi ro như quy định tại quy chế hướng dẫn việc thiết lập hệ thống và thực hiện quản trị rủi ro trong công ty chứng khoán.

Ông Sơn cho biết, đầu nằm 2013 này Ủy ban Chứng khoán nhà nước sẽ ban hành Quy chế hướng dẫn về quản trị rủi ro cho các công ty chứng khoán.

Hy vọng, khi hành lang pháp lý đã được hoàn thiện các công ty chứng khoán sẽ không còn lúng túng, mạnh ai lấy làm đồng thời cũng hạn chế được những vụ “bê bối” không đáng có trên thị trường như trong thời gian qua.

Linh Chi

vietnam+







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/04: Tự doanh và khối ngoại giao dịch ngược chiều

Phiên giao dịch ngày 24/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 996 tỷ đồng, thì khối ngoại lại xả gần 149 tỷ đồng. 

UBCKNN làm việc với World Bank và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường

Chiều ngày 22/04/2024, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Hiệp hội thị trường tài chính và...

UBCKNN xử phạt loạt doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Thuận Đức (HOSE: TDP), CTCP Anh ngữ APAX và CTCP Thủy sản Việt Úc (VUG) do vi...

An Gia (AGG) dự kiến hết nợ trái phiếu, kế hoạch lợi nhuận tăng 43% trong năm nay

Với thành quả đạt được từ năm trước và kế hoạch triển khai các dự án cụ thể, An Gia đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2024 tăng 43%. Công ty lên kế hoạch phát hành cổ...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 24/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

24/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 23/04: Tự doanh bán ròng trên ngàn tỷ, xả mạnh FPT và MWG

Phiên giao dịch ngày 23/04, mặc dù quyết định đầu tư cùng chiều nhưng tự doanh công ty chứng khoán bán ròng áp đảo 1,056 tỷ đồng, trong khi khối ngoại chỉ xả hơn...

Đâu sẽ là yếu tố quyết định để 1 nhà đầu tư chọn mở tài khoản chứng khoán

Chiến lược ưu đãi phí có thể coi là xu hướng của các công ty chứng khoán trong cuộc chiến thu hút khách hàng ở thời điểm hiện tại nhưng đó vẫn chưa phải là yếu tố...

Không công bố thông tin trái phiếu, Signo Land bị xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 19/04 ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 23/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98