Các đại gia thoái vốn ngoài ngành: Tiếc cũng phải làm

21/12/2012 17:41
21-12-2012 17:41:37+07:00

Các đại gia thoái vốn ngoài ngành: Tiếc cũng phải làm

Đề án tái cơ cấu DNNN mới nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là đề án tái cơ cấu của TCty Lương thực miền Bắc (Vinafood1 - VNF1). Trong đề án này, vấn đề tập trung vào lĩnh vực chính, thoái vốn đầu tư ngoài ngành tiếp tục được nhấn mạnh.

Vinafood1 phải thoái toàn bộ vốn khỏi các NH

Theo phương án tái cơ cấu được phê duyệt, TCty Lương thực miền Bắc sẽ sắp xếp theo mô hình 100% vốn nhà nước đối với Cty mẹ - TCty Lương thực miền Bắc và Cty TNHH MTV muối Việt Nam, Cty TNHH MTV lương thực cấp 1 Lương Yên đến năm 2015. Theo đề án, TCty phải tập trung vào lĩnh vực chính là sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm muối. Ngoài ra, TCty còn một số ngành nghề liên quan đến ngành, nghề chính là cho thuê tài sản, nhà kho, văn phòng nhằm khai thác cơ sở vật chất về nhà xưởng, kho bãi của TCty.

Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, VNF1 phải xây dựng đề án thoái vốn, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính thẩm định và trình Chính phủ phê duyệt. Thời hạn là hết năm 2015 sẽ hoàn thành việc thoái vốn đã đầu tư vào các lĩnh vực không liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính là NH, CK, BĐS... Theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng, việc thoái vốn đặc biệt được lưu ý trong các DN được nêu cụ thể đối với ngành “nóng” là khối NH Vietcombank, Vietinbank, Eximbank... Ngoài ra, trong phần lưu ý đặc biệt còn có CTCP Tập đoàn Muối miền Nam và Cty CP bia Hà Nội - Nam Định.

Tiếc cũng phải làm

Trước đề án tái cấu trúc của VNF1, một số dự thảo đề án tái cấu trúc của một số DNNN khi trình, các đơn vị này không nêu rõ danh mục thoái vốn và cụ thể lộ trình cũng như tiến độ thoái vốn khiến cơ quan quản lý phải yêu cầu bổ sung. Bởi trong đề án, ngoài nội dung thoái vốn như thế nào, các DNNN còn phải nên cụ thể tỉ lệ nắm giữ tại từng DN là bao nhiêu. Một điều được quan tâm là danh mục nợ xấu và phương án giảm tỉ lệ nợ xấu của các DN. Theo quy định, các thông tin trên đều phải báo cáo đầy đủ với Chính phủ trong đề án tái cơ cấu của mỗi DNNN. Con số sẽ được Bộ Tài chính tổng hợp từ các đề án tái cơ cấu của các DNNN (theo chỉ đạo của Chính phủ, trong quý III/2012, các tập đoàn, Cty đã phải hoàn thành trình Chính phủ đề án tái cơ cấu DN).

Trong đề án tái cơ cấu DNNN, việc thoái vốn được thống nhất theo quyên tắc thị trường. Tuy nhiên, nhiều DN hiện đang mắc kẹt do TTCK thời gian qua sụt giảm mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bán ra ở thời điểm giá thấp các DN sẽ bị lỗ. Nếu thoái vốn dẫn tới lỗ sẽ không đảm bảo được nguyên tắc bảo toàn vốn (mà vốn của các DNNN được nhìn nhận là vốn của dân). Nhưng không dừng ở đó, TTCK suy giảm, nguồn cầu suy giảm nên mong muốn được thoái vốn cũng gặp khó khăn. Đã có khá nhiều DNNN lên phương án thoái vốn ngoài ngành, tuy nhiên TTCK hiện cũng đang tỏ ra khá thận trọng với nguồn cung này.

Theo một chuyên gia trong ngành CK thì việc thị trường sụt giảm không chỉ kéo theo thị giá của các CP giảm, mà còn dẫn tới các hệ lụy là nguồn cung ồ ạt ra thị trường. Ngoài nguồn cung T+ mang tính ngắn hạn và quay vòng và các nguồn cung khác như phát hành từ DN niêm yết... thì có hai nguồn cung được đánh giá là sẽ có tác động tới thị trường bắt nguồn từ các hợp đồng margin phải thanh lý do chủ tài khoản đã “bỏ của chạy lấy người” và từ việc thoái vốn của các DNNN theo chủ trương của Chỉnh phủ.

“Thị trường những phiên cuối năm có dấu hiệu khởi sắc nhưng nếu chỉ cần có hơi hướng xả hàng với nguồn cung lớn là lập tức NĐT tháo chạy ngay” - vị chuyên gia này khẳng định. Do vậy, việc thoái vốn của các DNNN nếu không có phương án thỏa thuận hay chuyển nhượng có đối tác thì sẽ khó có thể sóm thực hiện với độ cảnh giác cao của thị trường như hiện nay.

Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn, TCty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015” được Thủ tướng phê duyệt, DNNN được phân loại thành 3 nhóm:

Nhóm 1 là DNNN nắm giữ 100% VĐL trong các lĩnh vực độc quyền nhà nước, quốc phòng, an ninh; xuất bản; thuỷ nông; bảo đảm an toàn giao thông; xổ số kiến thiết; sản xuất, phân phối điện quy mô lớn đa mục tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về KT-XH gắn với quốc phòng, an ninh; quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đô thị; các cảng hàng không; cảng biển loại I; in, đúc tiền.

Nhóm 2 là các DNNN CPH mà Nhà nước nắm giữ trên 50% VĐL hoạt động trong các ngành, lĩnh vực theo quy định tại Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg ngày 4.3.2011 về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN.

Nhóm 3 là các DNNN thua lỗ kéo dài, không có khả năng khắc phục sẽ thực hiện bán, chuyển nhượng DN; tái cơ cấu nợ để chuyển thành CTCP, Cty TNHH nhiều thành viên; giải thể, phá sản.


Lưu Thủy

lao động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Pomina xin gia hạn báo cáo kiểm toán năm 2023, có nguy cơ bị hủy niêm yết?

CTCP Thép Pomina (HOSE: POM) một lần nữa chậm nộp báo cáo kiểm toán năm 2023, từ đó có thể dẫn tới nguy cơ hủy niêm yết với POM, vì cổ phiếu này đã nằm trong diện...

Theo dấu dòng tiền cá mập 29/03: Tự doanh và khối ngoại tiếp tục hành động trái chiều

Tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại có phiên thứ 2 liên tiếp hành động trái ngược nhau. Trong phiên 29/03, tự doanh mua ròng gần 75 tỷ đồng trong khi khối...

Doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt gần 100 triệu đồng

Ngày 27 và 28/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Vietstock LIVE: Chứng khoán đang đối mặt rủi ro nào lớn nhất?

Chiều 29/03, tại chương trình Vietstock LIVE  với chủ đề “Các rủi ro của thị trường”, các chuyên gia sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các rủi ro có thể tác động đến xu...

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98