Kinh tế Vĩ mô Tuần 03 - 07/12: Áp trần lãi suất - NHTM sẽ rất dè dặt giải ngân tín dụng?

02/12/2012 20:54
02-12-2012 20:54:42+07:00

Kinh tế Vĩ mô Tuần 03 - 07/12: Áp trần lãi suất - NHTM sẽ rất dè dặt giải ngân tín dụng?

Trong bối cảnh vừa bị yêu cầu trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro, nhiều NHTM có thể sẽ rất dè dặt giảm biên lợi nhuận và giải ngân tín dụng, trừ trường hợp đồng thuận kéo giảm lãi suất huy động.

I. KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC

Áp trần lãi suất: NHTM sẽ rất dè dặt giải ngân tín dụng?

Trên cơ sở lạm phát đang có dấu hiệu chững lại, yêu cầu kéo giảm chi phí lãi vay lại trở nên cấp thiết.

Văn phòng Chính phủ cho biết sẽ họp bàn cân nhắc khả năng giảm lãi suất trong tuần tới. Nhiều khả năng NHNN sẽ xem xét việc áp dụng trần lãi suất cho vay và giảm lãi suất cho vay nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng

Thực tế cho thấy, nỗ lực kéo giảm mặt bằng lãi suất bằng nhiều cách khác nhau như áp trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay đối với đối tượng ưu tiên… trong thời gian qua của NHNN đã phần nào phát huy được tác dụng.

Có thể nói việc áp dụng biện pháp hành chính trong một số thời điểm “nhạy cảm” của nền kinh tế đã mang tính định hướng khá tốt, dù vẫn tạo ra nhiều hệ lụy.

Tính đến thời điểm hiện nay, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng và sức khỏe nền kinh tế đã có nhiều thay đổi so với cuối năm 2011 và đầu năm 2012; cụ thể:

(1) Thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện đáng kể; và được thể hiện rõ nét qua các giao dịch mua tín phiếu, trái phiếu sôi động trong thời gian gần đây.

(2) Các kênh đầu tư giảm tính hấp dẫn tương đối so với kênh tiền gửi tiết kiệm.

(3) Nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất gần như đóng băng, do lo ngại tình hình trì trệ của nền kinh tế có thể kéo dài.

Thông tin từ phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11 cho biết, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế (bao gồm cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác) 11 tháng ước tăng 4.15% so với cuối năm 2011.

Với những điều kiện trên, việc các NHTM chủ động kéo giảm mặt bằng lãi suất không phải là quá khó. Tuy vậy, trong bối cảnh vừa bị yêu cầu trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro, nhiều NHTM có thể sẽ rất dè dặt giảm biên lợi nhuận và giải ngân tín dụng, trừ trường hợp đồng thuận kéo giảm lãi suất huy động.

Kinh tế vĩ mô cuối năm 2012: Dần khởi sắc, nhưng không đột biến…

Đi gần hết chặng đường của năm 2012, nền kinh tế vẫn chưa tạo ra được những thay đổi mang tính đột phá trong việc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước…

Dù vậy, tình hình kinh tế vĩ mô tháng 11 và 11 tháng của năm 2012 cũng đã đạt được những kết quả nhất định, và cho thấy xu hướng hồi phục dần tuy có phần chậm chạp.

(1) Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 11 ước tăng 4.8% so với tháng trước, và tăng 6.7% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung 11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4.6% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số tồn kho tính đến thời điểm 01/11 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20.9% so với cùng thời điểm năm trước. Chỉ số tồn kho bất ngờ tăng trở lại là do tăng trưởng đột biến sản xuất điện thoại di động cao cấp, cũng như mùa vụ sản xuất và dự trữ hàng hóa cuối năm.  

(2) Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 tăng 0.8% so với tháng trước, và tăng 11% so với cùng kỳ năm 2011.

Tính chung 11 tháng, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 16.4% so với cùng kỳ năm 2011, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 6.4%.

(3) Kim ngạch xuất khẩu tháng 11 ước đạt 10.2 tỷ USD, tăng 14.2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 104 tỷ USD, tăng 18.4% so với cùng kỳ năm 2011.

Kim ngạch nhập khẩu tháng 11 ước đạt gần 10.3 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 104 tỷ USD, tăng 6.8% so với cùng kỳ năm 2011.

Theo đó, nhập siêu tháng 11 ước tính 50 triệu USD; và tính chung 11 tháng, cán cân thương mại thặng dư 14 triệu USD, bằng 0.01% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. 

II. TIN TỨC KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NƯỚC, THẾ GIỚI NỔI BẬT 

• Tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2012, Chính phủ yêu cầu tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt với một số nội dung nổi bật sau:

(1) Thực hiện lộ trình giảm lãi suất theo hướng giảm dần của lạm phát. Chính phủ cũng giao cho NHNN xem xét việc áp dụng trần lãi suất cho vay và giảm lãi suất cho vay giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng

(2) Đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu các NHTM, nhất là các ngân hàng yếu kém, khắc phục tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống. Thực hiện các giải pháp đồng bộ xử lý nợ xấu nhằm ổn định, bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng

• TS. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia được báo chí dẫn lời cho rằng “Xu hướng giảm lãi suất là chắc chắn. NHNN sẽ căn cứ điều kiện cụ thể để quyết định thời điểm giảm”.

Văn phòng Chính phủ cho biết Chính phủ sẽ họp bàn cân nhắc khả năng giảm lãi suất trong tuần tới, trên cơ sở lạm phát xuống thấp.

• Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó quy định mở tài khoản thanh toán cá nhân; tạm khóa, đóng tài khoản thanh toán. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/3/2013.

• NHNN cho biết việc thanh tra, kiểm toán 9 ngân hàng thuộc diện phải xử lý đã kết thúc.

Trong số 9 ngân hàng này, ngoài 3 ngân hàng đã hợp nhất (Sài Gòn, Đệ Nhất và Việt Nam Tín Nghĩa), phê duyệt phương án cơ cấu lại ngân hàng Tiên Phong, Habubank tự nguyện sáp nhập với SHB; 4 ngân hàng khác đang được khẩn trương hoàn thiện phương án tái cơ cấu phù hợp trước khi phê duyệt để thực hiện.

• Ngày 27/11/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành văn bản số 7789/NHNN-TTGSNH về việc trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Nội dung đáng chú ý có:

(1) Đánh giá lại khả năng phát mại, giá trị thị trường của tài sản bảo đảm để xác định hợp lý giá trị và tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm, trích lập tối đa dự phòng rủi ro, tạo nguồn để xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro ngay trong năm 2012.

(2) Xem xét điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận năm 2012 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu trong năm 2012.

Ngoài ra, NHNN cũng nhắc đến việc các ngân hàng cần phân loại nợ đầy đủ theo quy định hiện hành (Quyết định 493) và cơ cấu lại nợ vay cho khách hàng.

• Theo thông tin từ Bộ Tài chính, ước tính đến hết năm 2012, nợ công so với GDP của Việt Nam ở mức 55.4%; và chỉ số này của năm 2011 là 54.9%.

Theo quy định của Luật quản lý nợ công, phạm vi tính nợ công của Việt Nam bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.

• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3/2012 của Mỹ tăng trưởng 2.7%, cao hơn gấp đôi so mức 1.3% trong quý 2 và bỏ xa ước tính sơ bộ 2% được Bộ Thương mại công bố trong tháng trước.

• Các nhà lập pháp Nhật Bản vừa phê chuẩn thêm một gói kích thích trị giá 880 tỷ JPY (tương đương 10.7 tỷ USD). Gói kích thích này chủ yếu sẽ được sử dụng để tạo việc làm và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ.

Được biết trong quý 3/2012, kinh tế Nhật Bản giảm 0.9% so với quý 2 và lao dốc 3.5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thân Hoàng Dung, Phòng Nghiên cứu Vietstock

ffn



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành điện - Thúc đẩy tăng trưởng nhiệt điện khí

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho...

DPM - Cổ phiếu phòng thủ lý tưởng

Bất chấp triển vọng khá u ám của ngành phân bón, cổ phiếu của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE: DPM) vẫn là lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư ưa...

TDM - “Vịnh tránh bão” trong thị trường đầy biến động

CTCP Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM) hoạt động trong lĩnh vực khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch. Hiện tại, TDM là một trong những doanh nghiệp cung cấp nước sạch...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98