Tại sao nợ xấu của Việt Nam ở mức cao?

06/12/2012 13:00
06-12-2012 13:00:00+07:00

Nợ xấu là một trong những vấn đề được dư luận và cả nền kinh tế quan tâm nhất hiện nay. Trên các phương tiện thông tin truyền thông, chủ đề về nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng xuất hiện dày đặc. Và cả trong các phát biểu của các quan chức và tại Quốc hội, nợ xấu cũng thường xuyên được nhắc đến trong suốt một thời gian dài.

Để có cái nhìn toàn cảnh về vấn đề nợ xấu và cô đọng lại những diễn biến trong thời gian qua, mời các nhà đầu tư cùng độc giả đón đọc chuỗi bài viết phản ánh hiện trạng, nguyên nhân của nợ xấu hiện nay; những khó khăn trong việc xử lý vấn đề này và những đề xuất về mô hình quản lý nợ xấu đối với Việt Nam.

Kỳ 2:

Tại sao nợ xấu của Việt Nam ở mức cao?

Tình trạng nợ xấu của Việt Nam đã được người viết trình bày trong bài viết trước. Vậy tại sao nợ xấu lại tăng mạnh như vậy? Chỉ khi tìm được lý do thật sự của vấn đề thì mới có được những giải pháp hợp lý để giải quyết tình trạng nợ xấu.

Nguyên nhân sâu xa của nợ xấu tăng mạnh là do sự thiếu kiểm soát cho vay

Bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nào cũng tạo ra nợ xấu cho các ngân hàng. Khi kinh tế khó khăn, doanh nghiệp hay hộ gia đình vay một lượng tiền lớn thì khả năng rơi vào tình trạng không thể trả được nợ cũng cao, dẫn đến nợ xấu của ngân hàng gia tăng.

Có thể thấy, khủng hoảng tài chính những năm 1997-1998 vừa qua đã đẩy nợ xấu của các quốc gia bị tác động tăng lên đến trên 10%, thậm chí cả gần 50% như Thái Lan và Indonesia.

Hay mới đây, cuộc khủng hoảng năm 2008 cũng khiến nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh. Chính phủ Mỹ phải liên tục tung tiền để mua các tài sản độc hại của ngân hàng nhằm tạo thanh khoản cho thị trường, EU cũng phải tung ra nhiều gói cứu trợ các ngân hàng yếu kém.

Đối với Việt Nam, tuy chưa phải là một cuộc khủng hoảng tài chính thực sự nhưng nợ xấu cũng hết sức trầm trọng. Đây là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế phát triển lệch lạc và sự yếu kém chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nợ xấu của Việt Nam với con số cao như hiện nay bởi đã trải qua một quá trình tích lũy lâu dài trong nền kinh tế. Đây là điểm khác biệt so với nợ xấu của nhiều quốc gia.

Hệ thống NHTM Nhà nước tại Việt Nam như là một cộng cụ cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước và kể cả Chính phủ. Các hoạt động cho vay không được xét duyệt trên các tiêu chí khách quan, do vậy rất nhiều dự án kém hiệu quả cũng như doanh nghiệp ốm yếu vẫn được vay vốn. Bên cạnh đó thì việc sử dụng nguồn vốn không được kiểm soát một cách chặt chẽ nên gây tham ô, lãng phí lớn nguồn vốn vay. Hậu quả tất yếu là nhiều doanh nghiệp, dự án không đủ khả năng để trả nợ.

Chẳng hạn Vinashin, Vinalines, EVN… được chỉ định cho vay với số tiền hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn tỷ đồng bất chấp hiệu quả của doanh nghiệp này, trở thành những khoản nợ xấu cho ngân hàng. Ngoài ra, còn rất nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước khác cũng rơi vào khó khăn và nhiều khả năng không trả được nợ. Điển hình như các công ty sắt thép, xi măng trong hai năm qua đã lỗ lên tới hàng nghìn tỷ đồng và phải cầu viện nguồn cứu trợ từ phía Chính phủ.

Không chỉ có khu vực nhà nước rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”, để tình trạng nợ xấu tăng mạnh mà ngay cả các ngân hàng tư nhân cũng không thoát khỏi. Nhiều ngân hàng tư nhân do thiếu các biện pháp quản trị rủi ro, cho những khách hàng không đảm bảo điều kiện vay vốn. Hơn nữa, tình trạng tiêu cực trong xét duyệt tín dụng cũng khá phổ biến.

Tuy nhiên, ngay cả đối với những ngân hàng được xem là “tử tế” và có hệ thống kiểm soát rủi ro tốt cũng không thoát khỏi tình trạng nhóm lợi ích chi phối. Những cổ đông lớn, lãnh đạo của ngân hàng sử dụng ngân hàng như là một công cụ để huy động vốn từ người dân rồi cấp tín dụng cho doanh nghiệp của mình, người thân… Điều này là rất rủi ro vì việc cho vay này đã bỏ qua những đánh giá rủi ro khách hàng. Thực tế, trên thị trường có những ngân hàng cho vay nội bộ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ, đặc biệt khi phần lớn vốn này lại đầu tư vào các dự án bất động sản. Do vậy, một khi kinh tế, bất động sản gặp khó khăn thì điều tất yếu nợ xấu sẽ tăng mạnh.

Suốt nhiều năm qua nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam ở mức rất đẹp (1-2%), tuy nhiên thực chất nợ xấu vượt xa con số này. Các TCTD cố tình sử dụng nhiều biện pháp che dấu nợ xấu để duy trì lợi nhuận ở mức cao. Do không báo cáo trung thực, không trích lập dự phòng đầy đủ dẫn đến việc nợ xấu tích lũy liên tục qua nhiều năm. Sự khó khăn kinh tế hiện nay cùng với cú siết tín dụng vừa qua đã làm cho “căn bệnh” của hệ thống ngân hàng bộc lộ rõ nét.

Tóm lại: Nguyên nhân sâu xa của nợ xấu tăng mạnh là do sự thiếu kiểm soát cho vay. Việc thiếu kiểm soát này là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế nặng về “chỉ huy” và kém minh bạch. Ngân hàng vừa không đủ năng lực thẩm định chất lượng khách hàng vừa không có động cơ để thẩm định nó. Ngoài ra, vì sự thiếu minh bạch đó làm cho nhóm lợi ích chi phối thị trường tài chính và dẫn đến rủi ro đạo đức. Nền kinh tế gặp khó khăn làm cho nợ xấu tăng và đồng thời cũng khiến cho nợ xấu được che dấu trước đó bung ra.

Đọc thêm:

* Kỳ 1: Nợ xấu Việt Nam: Những con số đầy ma thuật

* Kỳ 3: Những rào cản trong việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam (Đón đọc)

Huỳnh Bá (Vietstock)

FFN







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm 

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Bank of America: Châu Á bước vào kỷ nguyên tiền tệ hỗn loạn, dự báo tỷ giá VND lên 25,600 vào cuối quý 2

Bank of America (BofA) tỏ ra bi quan về hàng loạt đồng tiền châu Á, cho rằng đây là điểm khởi đầu của “kỷ nguyên hỗn loạn”. Đáng chú ý, họ dự báo tỷ giá USD/VND sẽ...

Giá USD tự do lao dốc, về mốc 25.700 đồng

Giá USD trên thị trường tự do hôm nay tiếp đà giảm. Giá USD bán ra đã giảm về mốc 25.700 đồng/USD. Giá USD trên thị trường chính thức cũng hạ nhiệt.

Thêm doanh nghiệp xăng dầu bị ngân hàng rao bán nợ

Một loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu bị ngân hàng rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu. Vừa có thêm một doanh nghiệp...

NHNN bơm ròng mạnh nhất trong hơn một năm

NHNN đã bơm ròng 25,550 tỷ đồng trong phiên 23/04, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2023. Trong đó, nhà điều hành đã cho 9 thành viên vay tổng cộng gần 36,000 tỷ...

Tăng cường đảm bảo an toàn trong mua, bán ngoại tệ

Ngày 23/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM vừa có văn bản về việc phối hợp tuyên truyền đến người dân quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ.

LPBank triển khai ngay Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 về việc tăng vốn điều lệ

LPBank vừa thông qua Nghị quyết Hội đồng Quản trị (HĐQT) về việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2024.

TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7,500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu

Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023...

Lạm phát và câu chuyện đánh đổi trong điều hành chính sách tiền tệ

Lạm phát và chính sách điều hành lãi suất từ Fed là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia...

Tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do vẫn nóng

Sức nóng của USD trên thị trường quốc tế duy trì ở mức cao khiến tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do tiếp tục leo dốc dù Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo sẵn...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98