TS. Nguyễn Xuân Thành trả lời về thách thức lớn nhất của kinh tế vĩ mô 2013

17/12/2012 09:28
17-12-2012 09:28:07+07:00

TS. Nguyễn Xuân Thành trả lời về thách thức lớn nhất của kinh tế vĩ mô 2013

“Năm 2013, mục tiêu lớn nhất vẫn là ổn định vĩ mô và giải quyết khó khăn của hệ thống tài chính”, TS. Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách công, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, nêu quan điểm như vậy khi trao đổi với VnEconomy.

TS. Nguyễn Xuân Thành cho rằng, Việt Nam nên đưa mục tiêu lạm phát 5-6% trong năm 2013 và chấp nhận nếu có khó khăn, mất mát thì cũng nhất định phải triển khai tái cấu trúc nền kinh tế một cách thực sự.

TS. Nguyễn Xuân Thành: “Việt Nam cần duy trì lạm phát như hiện tại và nên đưa mục tiêu lạm phát 5-6% trong năm 2013 thì tốt hơn rất nhiều so với mục tiêu lạm phát một con số”

Thưa ông, lạm phát năm nay nhiều khả năng sẽ thấp hơn mục tiêu 8% mà Chính phủ đề ra. Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến lạm phát trong tầm kiểm soát?

Theo tôi có ba nguyên nhân khiến lạm phát năm 2012 trong tầm kiểm soát.

Nguyên nhân thứ nhất khiến lạm phát giảm tốc là tác động từ việc thắt chặt chính sách tiền từ sau Nghị quyết 13 của Chính phủ. Khác với những lần trước, khi lạm phát chớm giảm thì chúng ta lại nới lỏng chính sách tiền tệ, còn năm nay Việt Nam đã thực hiện nhất quán trong thời gian dài (đến thời điểm này có độ trễ 8 tháng) nên trong năm 2012 duy trì được lạm phát thấp.

Nguyên nhân thứ hai là tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm. Trong bối cảnh tăng trưởng sản xuất công nghiệp thấp, hàng tồn kho tăng cao. Với sức mua yếu nên giá cả tăng rất chậm trên thị trường nội địa.Nguyên nhân thứ ba là tăng trưởng kinh tế toàn cầu không chỉ giảm ở mức bình quân chung mà ở tất cả các nước, các bạn hàng lớn của Việt Nam. Điều đó cho thấy sức cầu bên ngoài của Việt Nam cũng suy giảm nên góp phần giúp lạm phát của Việt Nam thấp.

Hiện nay, xét về cân đối vĩ mô, trước kỳ vọng lạm phát 5-6%, thì lãi suất tiền gửi hoàn toàn có thể đưa về 7%/năm, từ mức 9%/năm hiện nay. 

Vậy mục tiêu lạm phát năm 2013 ở mức nào là hợp lý thưa ông?

Theo tôi, Việt Nam cần duy trì lạm phát như hiện tại và nên đưa mục tiêu lạm phát 5-6% trong năm 2013 thì tốt hơn rất nhiều so với mục tiêu lạm phát một con số.

Theo ông, lãi suất năm 2013 có thể xuống mức nào? Liệu lãi suất có là cứu cánh để giúp nhiều doanh nghiệp thoát khó khăn hiện nay?

Hiện nay, xét về cân đối vĩ mô, trước kỳ vọng lạm phát 5-6%, thì lãi suất tiền gửi hoàn toàn có thể đưa về 7%/năm, từ mức 9%/năm hiện nay.

Mặc dù bức tranh chung là thanh khoản hệ thống ngân hàng đã được cải thiện. Điều đó thể hiện qua dư nợ cho vay tái cấp vốn, hỗ trợ thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước dành cho các tổ chức tín dụng đã giảm. Theo thống kê của Quỹ tiền Tệ quốc tế (IMF) thì dư nợ này đã giảm từ tháng 5/2012.

Tuy nhiên, sự khác biệt là có ngân hàng dư thanh khoản, có ngân hàng thiếu thanh khoản. Vì sự mất cân đối này cũng như sự yếu kém và trục trặc trong hệ thống ngân hàng nên chưa cho phép hạ lãi suất.

Theo tôi, việc giảm lãi suất không phải là yếu tố căn bản để giải quyết được khó khăn một cách triệt để cho các doanh nghiệp, dù lãi suất giảm sẽ giúp giảm gánh nặng cho doanh nghiệp vay vốn.

Yếu tố để giải quyết được khó khăn cho doanh nghiệp là việc tái cấu trúc nền kinh tế về mặt vĩ mô và tái cấu trúc cơ cấu vốn về mặt vi mô của các doanh nghiệp. Khi tái cấu trúc cơ cấu vốn thì mới giải quyết được khó khăn. Nếu lãi suất giảm, nhưng với một bộ phận doanh nghiệp có dư nợ quá cao, thì dù tỷ lệ phần trăm giảm 1 hoặc 2 điểm phần trăm, thì nó vẫn là một gánh nặng lớn.

Mục tiêu lớn nhất vẫn là ổn định vĩ mô và giải quyết khó khăn của hệ thống tài chính. 

Năm 2013, theo ông Việt Nam nên ưu tiên mục tiêu vĩ mô nào nhất?

Theo tôi, mục tiêu lớn nhất vẫn là ổn định vĩ mô và giải quyết khó khăn của hệ thống tài chính. Nhiệm vụ của 2013 là giữ mức lạm phát 5-6%, tiếp tục ổn định tỷ giá và cải thiện thanh khoản của hệ thống tài chính.

Nhiệm vụ đó quan trọng hơn là quan tâm và cố đạt mức tăng trưởng GDP. Hệ quả của việc tái cơ cấu nền kinh tế có thể khiến GDP giảm tốc nữa, tuy nhiên đó không phải là điều đáng quan ngại.

Điều quan trọng là nỗ lực chính sách để đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi trên nền tảng ổn định vĩ mô.

Năm 2013, nguồn thu ngân sách được dự báo sẽ khó khăn, trong khi mục tiêu thâm hụt vẫn giữ ở 4,8% GDP, ông có cho rằng mục tiêu này khả thi?

Việc khả thi hay không hoàn toàn là nằm trong tầm kiểm soát. Vấn đề là chính sách có tuân thủ theo tỷ lệ đó hay không.

Quan điểm của tôi có thể rút ra trong năm 2012 là chính sách được vận động nhiều trong việc miễn, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp. Thứ nhất việc miễn giảm đó không đáng là bao bởi mức thu ngân sách vẫn phải đảm bảo. Việc miễn giảm đó cũng không giải quyết được khó khăn với doanh nghiệp thua lỗ vì họ đâu có lãi mà đóng thuế.

Còn thuế VAT về bản chất là doanh nghiệp thu hộ từ người tiêu dùng để nộp cho nhà nước. Việc cho doanh nghiệp giữ lại tiền thuế VAT trong một thời gian để hỗ trợ vốn lưu động không phải để giải quyết khó khăn thực sự cho doanh nghiệp.

Thách thức của chính sách hiện nay là tái cấu trúc nền kinh tế để đưa nền kinh tế về xuất phát điểm lành mạnh hơn. Miễn thuế để thúc đẩy tăng trưởng nhưng thực tế chưa làm được nhiều cho việc đó.

Cho nên đứng về mặt ngân sách, theo tôi, nếu như giảm thuế thì nên giảm thuế về mặt chính sách như gợi ý vừa qua là hạ dần thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống 23% và mục tiêu hướng tới là 20%. Thuế VAT cũng nên xem xét để một số sản phẩm hàng hóa và dịch vụ giảm từ 10% xuống 5%.

Tôi cho rằng, những chính sách lâu dài thì nên làm, còn việc miễn giảm thuế tạm thời thì nó không hữu hiệu. Khi công bố miễn giảm thuế tạm thời thì thấy thích, nhưng giá trị thực tế lại không giúp đỡ được bao nhiêu với một doanh nghiệp cụ thể, nhưng tính chung lại gây thất thu cho ngân sách.

Từ những điều nêu trên, theo ông đâu là thách thức lớn nhất với kinh tế vĩ mô trong năm 2013?

Theo tôi, thách thức lớn nhất với kinh tế vĩ mô là việc triển khai tái cấu trúc nền kinh tế một cách thực sự và chấp nhận nếu có khó khăn, đau xót, mất mát thì cũng nhất định phải làm.

Nếu không làm như vậy thì chúng ta có thể đánh mất cả một giai đoạn tăng trưởng sắp tới. Việc cần nhất là khởi động thực sự quá trình tái cấu trúc nền kinh tế trong năm 2013, và cần cương quyết thực hiện trong cả năm 2014 và năm 2015.

Thách thức lớn nhất với kinh tế vĩ mô là việc triển khai tái cấu trúc nền kinh tế một cách thực sự và chấp nhận nếu có khó khăn, đau xót, mất mát thì cũng nhất định phải làm. 

Con số 6,5 tỷ USD vốn ODA cam kết cho năm 2013 vừa được công bố tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) 2012 nói lên những điều gì, theo ông?

Điều đó nói lên rằng Việt Nam vẫn phải tiếp tục lệ thuộc rất nhiều vào vốn ODA để phát triển cơ sở hạ tầng. Cộng đồng quốc tế vẫn cam kết tài trợ cho Việt Nam, và trong tương lai dài nữa thì Việt Nam vẫn sẽ lệ thuộc vào nguồn vốn này trong bối cảnh nhiều nơi công trình cơ sở hạ tầng, dù tiềm năng, nhưng vẫn không thu hút được vốn tư nhân do trục trặc về cơ chế.

Hiện tại chi phí tài trợ nguồn vốn ODA không cao, tạo hấp dẫn cho các nhà hoạch định chính sách khai thác tối đa nguồn vốn này. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong những năm vừa qua có nhiều công trình có sử dụng vốn ODA có chi phí đầu tư tương đối cao.

Trước mắt chưa phải trả lãi và nợ gốc, nhưng nếu không kiểm soát được chi phí đầu tư những dự án có vốn ODA, thì nó sẽ gây nên gánh nặng nợ công cho đất nước.

Duy Cường

tbktvn







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98