TTCK 2012: Khó khăn lộ dần sức đề kháng yếu

20/12/2012 16:26
20-12-2012 16:26:10+07:00

TTCK 2012: Khó khăn lộ dần sức đề kháng yếu

Năm 2012, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thuần đạt 70 triệu USD, giảm 77% so năm 2011 do diễn biến bất lợi của thị trường vốn quốc tế và những khó khăn kinh tế trong nước.

Ngày 20/12, UBCKNN tiến hành tổng kết hoạt động năm 2012 và định hướng năm 2013. TTCK năm 2012 còn nhiều khó khăn, nhưng là tiền đề cho việc tái cấu trúc TTCK và CTCK thời gian tới.

Lỗ lũy kế 143, lợi nhuận giảm 438/702 doanh nghiệp niêm yết

Dù chỉ số TTCK Việt Nam thuộc nhóm tăng cao trên thế giới, nhưng hoạt động chưa thực sự ổn định: chỉ số VN Index tăng 8,3% nhưng HNX Index giảm 12,2%; mức vốn hóa khoảng 720.000 tỷ đồng, tăng 183.000 tỷ đồng so với cuối năm 2011 và ở mức 28% GDP, nhưng trên sàn HNX có tổng giá trị vốn hóa thấp hơn tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá do có tới 283/391 CP giao dịch dưới mệnh giá.

Nguyên nhân của việc TTCK chưa ổn định do ảnh hưởng của kinh tế trong nước, những gánh nặng doanh nghiệp vẫn phải chịu như các chi phí đầu vào tăng cao (giá xăng dầu, điện, chi phí lãi vay…), khả năng tiếp cận tín dụng hạn chế, hàng tồn kho tăng, đầu ra khó khăn, sức mua yếu…

Năm 2012, số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,2 triệu tài khoản. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thuần đạt 70 triệu USD, giảm 77% so năm 2011 do diễn biến bất lợi của thị trường vốn quốc tế và những khó khăn kinh tế trong nước, nên các quỹ đầu tư phải cơ cấu lại danh mục và đầu tư thận trọng hơn. 

Chính điều này đã dẫn đến kết quả kinh doanh năm 2012 hầu như không đạt kế hoạch trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt các lĩnh vực như vật liệu xây dựng, điện tử, thiết bị điện, điện - khí đốt, nước, xây dựng, bất động sản, bán buôn - bán lẻ...

Theo số liệu sơ bộ 9 tháng năm 2012 so với cùng kỳ năm trước: số doanh nghiệp lỗ lũy kế là 143, tăng gấp 1,7 lần; số công ty có lợi nhuận sụt giảm là 438, tăng 12%; lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ đạt 8%, thấp hơn nhiều so với lãi vay và giảm mạnh so với mức 12,3% năm 2011.

Theo UBCKNN, dù TTCK khó khăn nhưng thanh khoản thị trường có sự cải thiện, đặc biệt sau khi kéo dài thời gian giao dịch và áp dụng lệnh thị trường. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 1.918 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2011 (riêng CP, chứng chỉ quỹ đạt 1.316 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011).

Về hoạt động niêm yết và huy động vốn, trên 2 sàn có 25 CP và 1 chứng chỉ quỹ niêm yết mới, nhưng có 21 CP bị hủy niêm yết do lỗ, vi phạm chế độ công bố thông tin...

Tính chung đến nay trên 2 sàn có 702 CP và chứng chỉ quỹ niêm yết với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là 338.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2011. Tổng giá trị huy động vốn ước đạt 152.600 tỷ đồng, tăng 54%. Tuy nhiên vốn huy động qua trái phiếu chính phủ tăng cao, đạt 142.500 tỷ đồng, tăng 75% so với năm 2011.

Trên 50 CTCK lỗ, trên 70% lỗ lũy kế

Năm 2012 có trên 50% CTCK bị lỗ và trên 70% CTCK có lỗ lũy kế. Tính đến nay có 11 CTCK bị đặt vào diện kiểm soát đặc biệt và 3 CTCK vào diện kiểm soát. Theo nhận định của UBCKNN, do báo cáo chỉ tiêu an toàn tài chính tự các CTCK thực hiện nên độ chính xác không cao, làm việc phân loại có nhiều khó khăn. Vì vậy, UBCKNN đã trình Bộ Tài chính sửa Thông tư 52 về công bố thông tin.

Trong đó yêu cầu các CTCK thực hiện kiểm toán báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính vào thời điểm 30-6 và 31-12 hàng năm và thực hiện công bố thông tin công khai theo quy định. Đồng thời, yêu cầu các CTCK thực hiện chế độ công bố thông tin như công ty đại chúng, công ty niêm yết.

Bên cạnh đó, UBCKNN đã lập hội đồng đánh giá báo cáo tài chính và báo cáo chỉ tiêu an toàn tài chính CTCK, nhằm đánh giá chất lượng báo cáo tài chính. Hiện UBCKNN đang triển khai dự thảo quy trình quản trị rủi ro áp dụng cho CTCK và dự thảo quy định phân loại để cảnh báo sớm CTCK theo mô hình quốc tế để áp dụng từ năm 2013.

Về hoạt động của công ty quản lý quỹ (CTQLQ), hiện nay trên thị trường có 47 CTQLQ với tổng vốn điều lệ 3.126 tỷ đồng, quản lý khối tài sản 98.000 tỷ đồng (giảm 1,5% so với cuối năm 2011). Đến nay có 15 công ty thực hiện quản lý 22 quỹ đầu tư (16 quỹ thành viên, 6 quỹ đại chúng), có 6 quỹ đang tiến hành giải thể do hết thời gian hoạt động, 4 quỹ giảm vốn điều lệ.

Trong bối cảnh TTCK khó khăn, cơ cấu của các quỹ đầu tư chủ yếu vào CP niêm yết (35,28%), tiền mặt (34,77%), CP chưa niêm yết (12,17%) và trái phiếu (2,5%), tài sản khác (15,57%).

Theo đó, CTQLQ chia thành 2 nhóm: nhóm A có 33 công ty hoạt động tương đối tốt, có lãi, trong đó có 25 công ty trực thuộc ngân hàng, bảo hiểm, CTCK quản lý 83,4% giá trị tài sản của cả ngành. Nhóm B gồm 14 công ty nhỏ hoạt động cầm chừng, thua lỗ (trong đó có 3 công ty không duy trì chỉ tiêu an toàn tài chính). UBCKNN đang rà soát để đưa các công ty này vào diện kiểm soát đặc biệt.

Hà My

sài gòn đầu tư







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

An Gia (AGG) dự kiến hết nợ trái phiếu, kế hoạch lợi nhuận tăng 43% trong năm nay

Với thành quả đạt được từ năm trước và kế hoạch triển khai các dự án cụ thể, An Gia đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2024 tăng 43%. Công ty lên kế hoạch phát hành cổ...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 24/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

24/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 23/04: Tự doanh bán ròng trên ngàn tỷ, xả mạnh FPT và MWG

Phiên giao dịch ngày 23/04, mặc dù quyết định đầu tư cùng chiều nhưng tự doanh công ty chứng khoán bán ròng áp đảo 1,056 tỷ đồng, trong khi khối ngoại chỉ xả hơn...

Đâu sẽ là yếu tố quyết định để 1 nhà đầu tư chọn mở tài khoản chứng khoán

Chiến lược ưu đãi phí có thể coi là xu hướng của các công ty chứng khoán trong cuộc chiến thu hút khách hàng ở thời điểm hiện tại nhưng đó vẫn chưa phải là yếu tố...

Không công bố thông tin trái phiếu, Signo Land bị xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 19/04 ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 23/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

23/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

​Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Thanh khoản bứt phá, dòng tiền chảy vào cổ phiếu chứng khoán

VN-Index giảm hơn 100 điểm trong tuần 15 - 19/04 đã kích hoạt dòng tiền chảy vào thị trường. Trong đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán hút tiền mạnh.

Theo dấu dòng tiền cá mập 22/04: Khối ngoại mua ròng cổ chứng khoán, tự doanh bán ròng cổ ngân hàng

Trong khi tự doanh mua ròng FUEVFVND thì khối ngoại cũng bán ròng ở mức tương đương. Tự doanh bán ròng loạt cổ phiếu ngân hàng còn khối ngoại mua ròng nhóm chứng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98