Lạc quan thận trọng

28/01/2013 07:29
28-01-2013 07:29:05+07:00

Lạc quan thận trọng

Các doanh nghiệp, chuyên gia, tổ chức kinh tế nhìn nhận thị trường tài chính năm 2013 dù có sáng lên nhưng vẫn ngổn ngang khó khăn.

Ném đá dò sông

Ngành ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong năm 2013

Ông Ngọc - Giám đốc một công ty xây dựng có trụ sở tại Q.3, TP.HCM - cho hay năm 2012, công ty trong tình cảnh cầm cự và thu hẹp như một hộ kinh doanh nhỏ. Ông đã cắt giảm nhân sự, cắt giảm chi phí, nhận xây dựng, sửa chữa cả những căn nhà có giá trị thấp mà vẫn không dám trữ vật liệu khi thi công vì chi phí vay nặng. Cũng rơi vào cảnh máy móc trùm mền, sau 20 năm lăn lộn trong ngành may mặc, ông Lâm - Giám đốc một công ty may có trụ sở tại Q.Tân Bình, TP.HCM, cho hay chưa bao giờ công ty gặp cảnh như năm 2012 với 11 tháng ngưng sản xuất. Vốn của công ty gửi hết vào ngân hàng (NH) để hưởng lãi suất cao, có khi lên đến 18%/năm. Đến tháng 12, lãi suất huy động của NH giảm về 8 - 9%/năm nhưng công ty ông vẫn thương lượng được giá 10 - 11%/năm và cho khởi động lại máy móc để sản xuất hàng phục vụ tết. Thế nhưng mấy tuần nay, hàng hóa vẫn khó tiêu thụ. Ông Lâm tính toán, lãi suất huy động hiện là 8% nhưng vẫn đang có xu hướng giảm nên công ty phải tính đến việc sử dụng nguồn vốn đang gửi tại NH cho hiệu quả. "Không riêng gì tôi, các chủ doanh nghiệp khác cũng chưa tính toán được gì. Cứ ném đá dò sông, xem tình hình đến đâu thì tính đến đó chứ không dám tính trước”.

Thách thức lớn đối với Việt Nam năm 2013 là nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tín dụng, thậm chí là nguy cơ khủng hoảng kinh tế - tài chính nếu tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế vượt khỏi tầm kiểm soát của Chính phủ

Ông Trịnh Quang Anh, Trung tâm nghiên cứu kinh tế Maritime Bank

TS Nguyễn Đắc Hưng - chuyên gia NH, nhận xét CPI năm 2012 là 6,81%, trần lãi suất tiền gửi dưới 12 tháng còn 8%/năm thì người gửi tiền vẫn có lợi trên 1%/năm, bảo đảm lãi suất thực dương. Sang năm nay, định hướng của Chính phủ và NHNN kiềm chế lạm phát dưới 6,8% để hạ lãi suất.

Nhưng các tháng đầu năm, đặc biệt là dịp trước và sau Tết Nguyên đán, CPI thường biến động cao hơn mức bình quân các tháng trong năm. Bên cạnh đó, thanh khoản của các NH thương mại đã được cải thiện nhưng thực sự chưa bền vững. Hoạt động của họ cũng thường có biến động vào dịp trước Tết Nguyên đán do nhu cầu rút tiền tăng cao nên vẫn cần phải đẩy mạnh thu hút tiền gửi. Vì vậy, chưa thể giảm lãi suất ở thời điểm hiện nay. Sau đó, nếu lãi suất có giảm thì các bước giảm nhỏ hơn, chỉ khoảng 0,25 - 0,75%/năm đối với trần lãi suất tiền gửi nội tệ.

TS Nguyễn Văn Thuận - Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng, Trường đại học Mở TP.HCM - cho rằng lãi suất giảm là điều tất yếu khi sức khỏe của các doanh nghiệp vẫn còn rất yếu. Lãi cho vay hiện nay đã có mức 12%/năm nhưng chưa phải là phổ biến và mức này cần nhân rộng đối với tất cả các khoản vay. Riêng lãi huy động không nên giảm nhanh quá, ở mức 8 - 9%/năm là hợp lý, nếu lạm phát năm 2013 về thấp hơn 2012 thì lãi suất huy động thấp nhất cũng nên ở mức 7%/năm. Ông Đinh Thế Hiển - chuyên gia kinh tế - cho rằng: “Lãi suất huy động có thể giảm xuống 7%/năm nhưng cần có lộ trình và điều này nên diễn ra vào giữa năm. Từ đó lãi suất cho vay giảm tương ứng theo”.

Ẩn số

TS Nguyễn Văn Thuận phân tích, lãi suất huy động thấp cũng không chắc DN rút tiền gửi NH để đưa vào sản xuất kinh doanh vì việc này còn phụ thuộc vào tổng cầu tăng hay không. Tương tự, hiện có nhiều chính sách làm ấm thị trường bất động sản nhưng đã nói là “tảng băng” thì cũng cần có thời gian để phá băng, tan băng. Đó là chưa kể, một "tảng băng" nợ xấu trong hệ thống NH cũng đang cần được giải quyết. Với tương quan trên, dù NHNN đặt ra mức tăng trưởng tín dụng năm 2013 tăng so với năm trước nhưng đạt hay không còn phụ thuộc vào diễn biến kinh tế. Có điều chắc chắn là NHNN đang ưu tiên đến kiềm chế lạm phát nên không nới lỏng chính sách tiền tệ. Vì vậy, viễn cảnh năm 2013 chưa thể sáng sủa. Chỉ có thể gọi là năm chuyển tiếp chứ chưa thể gọi là năm hồi phục.

Lạc quan hơn, ông Đinh Thế Hiển cho rằng vĩ mô năm 2013 không xấu hơn năm 2012 vì đã có những yếu tố phát triển bền vững. Thế nhưng doanh nghiệp vẫn thấy nhiều khó khăn ngổn ngang. Mâu thuẫn này là hiểu được vì về bản chất, những năm khó khăn trước đó đã đốt dần nguồn lực của các doanh nghiệp. Tâm lý này lan tỏa đến cán bộ công nhân viên, đến người dân. Họ thấy lo sợ hơn về việc giảm thu nhập trong năm nay, họ chưa có niềm tin. Chính phủ chỉ mới hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước; ngân hàng thì thẩm định quá kỹ còn phía người đi vay cũng chưa chuẩn bị đầy đủ kế hoạch để tiếp nhận dòng vốn. Tháo gỡ được khúc mắc, khó khăn này thì dòng vốn sẽ vào được sản xuất kinh doanh. Dự kiến tình hình kinh tế sẽ sáng sủa hơn từ quý 2. Riêng đối với thị trường bất động sản vẫn là ẩn số dù rằng đã nhận được nguồn lực từ phía Chính phủ, NH để chuyển động.

Ông Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế Maritime Bank, đánh giá: “Thách thức lớn đối với Việt Nam năm 2013 là nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tín dụng, thậm chí là nguy cơ khủng hoảng kinh tế - tài chính nếu tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế vượt khỏi tầm kiểm soát của Chính phủ. Thực tế, dư địa các công cụ chính sách của Chính phủ hiện nay hoặc quá hạn hẹp, hoặc kém khả thi, ít hiệu lực trong khi thách thức gia tăng khiến Chính phủ lâm vào tình thế “lưỡng nan”. Chính sách tiền tệ đang chịu áp lực nới lỏng khi mà chính sách tài khóa gần như hết dư địa (hụt thu nghiêm trọng làm mức bội chi gia tăng, kể cả trong năm 2013; tín phiếu và TPCP đáo hạn trong 2013; nợ vay nước ngoài đến hạn…). Điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ lạm phát cao có thể quay lại mặc dù lạm phát hiện đang được kiềm chế nhờ tổng cầu còn quá yếu. Do đó, điều quan trọng là phải đẩy mạnh tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế với sự hy sinh một số chỉ tiêu phát triển trong giai đoạn này.

Một số dự báo chỉ số kinh tế vĩ mô

Ngân hàng ANZ dự báo lạm phát Việt Nam năm 2013 rơi vào khoảng 8 - 10%. Lạm phát có nguy cơ tăng đến giữa năm, tuy nhiên có thể kiểm soát được và không quay lại mức 2 con số như 2 năm trước. Các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến kiểm soát lạm phát và họ thấy rằng cắt giảm lãi suất thời điểm này không có tác dụng nhiều bằng việc thúc đẩy cung cấp tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân.

Theo báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam, triển vọng thị trường Việt Nam của HSBC, CPI trung bình (phần trăm theo năm) năm 2013 khoảng 9,5%, tỷ giá VND/USD cuối năm 2013 khoảng 21.500 đồng/USD.


Thanh Xuân - Anh Vũ

thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...

UOB: Triển vọng vẫn tích cực trong năm 2024

Kết quả khả quan vào đầu 2024 tạo ra tín hiệu tích cực cho thời gian còn lại của năm nay, sau năm 2023 đầy thử thách - theo nhận định trong Báo cáo tăng trưởng kinh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98