Lại ngóng… sản phẩm phái sinh

30/01/2013 15:34
30-01-2013 15:34:57+07:00

Lại ngóng… sản phẩm phái sinh

Việc chọn lựa các sản phẩm phái sinh ban đầu đưa vào hoạt động cần được chuẩn hóa ngay từ đầu và đi từ mức độ thấp đến cao, phù hợp với năng lực quản lý, giám sát và mức độ chấp nhận rủi ro của thị trường.

Nhu cầu thiết yếu

TS. Nguyễn Sơn - Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (UBCKNN) cho biết, trên thị trường hàng hóa, các giao dịch kỳ hạn và tương lai đối với các hàng hóa như: gạo, cà phê, cao su, thép… đã được các DN sử dụng nhiều trên các Sở giao dịch phái sinh nước ngoài như COMEX hoặc LME… Thị trường hàng hóa trong nước gồm 3 sàn giao dịch là Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín… đã bước đầu triển khai một số sản phẩm phái sinh.

Trong khi đó, TTCK Việt Nam đã hình thành và phát triển được hơn 12 năm, đã đạt được những thành công nhất định nhưng lại chưa có một thị trường phái sinh dựa trên các công cụ là chứng khoán để hỗ trợ NĐT phòng ngừa rủi ro biến động giá. Trên thị trường mới chỉ có các công cụ đầu tư cơ bản, như: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ. TTCK Việt Nam được đánh giá vẫn còn là một thị trường non trẻ so với khu vực và thế giới, thiếu các công cụ đầu tư đa dạng và còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác.

Trên thực tế, dù thị trường chứng khoán phái sinh (CKPS) chưa xuất hiện chính thức và hiện không có quy định pháp lý hướng dẫn thực hiện, các loại CKPS phi chính thức vẫn tự phát ra đời. Trong giai đoạn tăng trưởng nóng của thị trường (2007- 2008), một số sản phẩm phái sinh mà chủ yếu là các hợp đồng quyền chọn dựa trên cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường OTC mà CTCK là một bên giao dịch trực tiếp với khách hàng.

Các giao dịch này không có số liệu thống kê cụ thể, chúng được thực hiện theo các hình thức khác nhau. Trong đó có một số trường hợp mà UBCKNN đã yêu cầu ngừng triển khai vì chưa có khung pháp lý, như việc Công ty Vàng Thế giới (VTG) ra mắt sản phẩm mới gần giống với hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu, đầu tư vào chỉ số chứng khoán Việt Nam, hoặc việc CTCK VnDirect cung cấp sản phẩm “hợp đồng hợp tác đầu tư” với những đặc điểm cơ bản của một hợp đồng quyền chọn cổ phiếu.

Chờ đến bao giờ

Các nhà phân tích cho biết, việc xây dựng và đưa vào vận hành một TTCK có hiệu ứng đòn bẩy cao là thị trường CKPS tại Việt Nam trong bối cảnh TTCK cơ sở (cổ phiếu, trái phiếu) còn nhiều biến động vừa là một nhu cầu cấp thiết của cơ chế phòng vệ rủi ro, đồng thời là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía cơ quan quản lý Nhà nước cũng như sự chuẩn bị sẵn sàng của các thành viên thị trường.

TS. Nguyễn Sơn cho rằng, việc lựa chọn mô hình thị trường phái sinh tập trung hay thị trường phái sinh phi tập trung là hai thị trường hoàn toàn khác nhau và đối tượng tham gia cũng khác nhau. Việc phát triển cơ sở hạ tầng cho thị trường phái sinh tập trung cũng đòi hỏi nhiều hơn so với cơ sở hạ tầng dành cho thị trường phái sinh phi tập trung và lựa chọn này cũng dẫn đến các lựa chọn tiếp theo về loại công cụ phái sinh, hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán, bù trừ và cơ chế quản lý, giám sát.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, nếu để thị trường phái sinh phát triển tuần tự từ phi tập trung lên tập trung sẽ mất thời gian khá dài và đánh mất lợi thế của quốc gia đi sau. Do đó, việc thiết lập TTCK phái sinh tập trung trong điều kiện hiện nay được UBCKNN đánh giá là phù hợp với điều kiện thực tiễn và cho phép cơ quan quản lý có những chuẩn bị kỹ về hành lang pháp lý cho vận hành thị trường cũng như bảo vệ NĐT trước những rủi ro giao dịch và thanh toán.

Chính vì vậy, việc chọn lựa các sản phẩm phái sinh ban đầu đưa vào hoạt động cần được chuẩn hóa ngay từ đầu và đi từ mức độ thấp đến cao, phù hợp với năng lực quản lý, giám sát và mức độ chấp nhận rủi ro của thị trường.

“Theo kinh nghiệm của các thị trường phái sinh trong khu vực, các sản phẩm phái sinh dựa trên chỉ số (index future; index option), phái sinh dựa trên trái phiếu (bond future) là sản phẩm giao dịch đầu tiên, sau đó phát triển lên các sản phẩm phái sinh dựa trên cổ phiếu (stock option; stock future) và về lâu dài cần thống nhất xây dựng một thị trường phái sinh cho tất cả các công cụ gốc là chứng khoán, vàng, lãi suất, hối đoái và hàng hóa”, TS. Nguyễn Sơn cho biết.

Được cho là một công cụ nếu ra đời sẽ hỗ trợ TTCK trong cơn nước sôi lửa bỏng 2007, song đến nay công cụ CKPS vẫn chưa thể chính thức khai sinh trên thị trường. UBCKNN đang xây dựng một Nghị định hướng dẫn riêng về tổ chức và giao dịch CKPS để trình Chính phủ ban hành trong năm 2013. Và phải một thời gian sau đó, nó mới có thể trở thành hiện thực.

Dương Công Chiến

Thời báo ngân hàng







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị phần phái sinh quý 1: DNSE lọt vào top 5

Top 10 thị phần môi giới phái sinh quý 1/2024 có diễn biến bất ngờ.

Giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tăng gần 45% trong tháng 3

Tháng 3/2024, cùng với diễn biến giao dịch sôi động trên thị trường cơ sở, thanh khoản trên thị trường chứng khoán phái sinh cũng tăng mạnh.

Giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 giảm mạnh trong tháng 2

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thị trường chứng khoán phái sinh có giao dịch giảm khá mạnh trong tháng 2/2024.

Top thị phần môi giới phái sinh biến động ra sao năm 2023?

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố 10 công ty chứng khoán (CTCK) có thị phần môi giới phái sinh lớn nhất năm 2023.

Thị trường phái sinh có gần 1.5 triệu tài khoản tại cuối tháng 11

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh tháng 11/2023 có diễn biến tăng nhẹ.

Giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tăng nhẹ trong tháng 10

Thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh tháng 10/2023 không có nhiều biến động so với tháng trước.

Thị phần môi giới phái sinh của Chứng khoán VPS giảm 2 quý liên tiếp

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố top 10 thị phần môi giới lớn nhất trên thị trường chứng khoán phái sinh quý 3/2023.

Khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai VN30 tăng 12% trong tháng 9/2023

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tháng 9/2023, khối lượng giao dịch (KLGD) bình quân của sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đạt 255,845...

Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh tháng 8/2023 tăng 3%, gần 1.4 triệu tài khoản

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh tháng 8/2023 tăng mạnh so với tháng trước. Sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số...

6 năm hoạt động chứng khoán phái sinh: Giao dịch hợp đồng VN30 tăng bình quân 27.5%/năm

Nhìn lại 6 năm hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh, HNX cho biết tăng trưởng bình quân giao dịch HĐTL chỉ số VN30 đạt 27.5%/năm và tính đến cuối tháng 7...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98