TTCK Việt Nam 2012 - Một kết thúc đẹp!

01/01/2013 10:37
01-01-2013 10:37:57+07:00

TTCK Việt Nam 2012 - Một kết thúc đẹp!

Như một siêu phẩm hành động của Hollywood- Đây có lẽ là câu so sánh chân thực nhất với diễn biến của TTCK Việt Nam 2012. Mở đầu ấn tượng, diễn biến kịch tính, được đẩy lên cao trào và một kết thúc theo đúng mô-tuýp thường thấy ở phim hành động- happy ending- cho những ai đã kiên trì bám trụ lại thị trường suốt năm qua.

Mở đầu ấn tượng. Diễn biến kịch tính!

TTCK Việt Nam 2012 mở đầu rất ấn tượng với tiếng cồng đầu xuân của Bộ trưởng Tài Chính Vương Đình Huệ. Trong không khí rộn ràng cờ hoa tại Sở GDCK Hà Nội, cùng với lời khẳng định thị trường sẽ nhận được quan tâm của chính sách hướng đến mục tiêu phát triển ổn định, bền vững là lời nhận định chắc nịch của Bộ trưởng:

“Chứng khoán năm nay chắc chắn sẽ tăng trưởng hơn 2011!”

Như nghe được pháo lệnh, thị trường vọt tăng suốt 5 tháng. Mức sinh lời hai chỉ số tạo ra lên đến gần 50%, đưa “Việt Nam” trở thành từ khóa trong danh sách những TTCK tăng trưởng ấn tượng nhất thế giới.

Thực ra phát ngôn của Bộ trưởng chỉ đóng vai trò là chất xúc tác tâm lý khởi phát cho sóng tăng. Động lực chính của TTCK, chỉ có thể đến từ diễn biến nền kinh tế - là hình ảnh mà TTCK cố gắng soi chiếu. Vài tháng đầu năm, những vấn đề nhức nhối của năm 2011 là lạm phát, lãi suất bắt đầu hạ nhiệt. Dòng tiền đầu tư thông minh vốn bị bịt chặt lối chảy vào bất động sản, vàng, ngoại tệ từ lâu; nay đến thời điểm lạm phát giảm mạnh thì chứng khoán nghiễm nhiên được hưởng lợi vì kênh đầu tư cạnh tranh duy nhất còn lại là gửi tiết kiệm tỏ ra kém hấp dẫn. Nguyên nhân dìm chứng khoán xuống ảm đạm đã quay lại đóng vai liều thuốc hồi sinh, và mở đầu cho năm 2012 một cách đầy ngoạn mục như thế.

Chứng khoán có nhiều biến cố trong năm 2012 (ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Khác với sự hào hứng, dồn dập với nhịp điệu nhanh hồi đầu năm, diễn biến thị trường cận kề tháng 5 lại như đoạn phim được quay chậm. Khi thông tin về lạm phát, lãi suất đã được phản ánh hết mà không có nguồn thông tin nào tiếp sức, động lực tăng trưởng bắt đầu yếu đi. Trong khi đó những vấn đề bức bối là nợ xấu, thâu tóm sáp nhập ngân hàng, tồn kho bất động sản… lại trở thành điểm nóng trên mặt báo, đi kèm với đó là tình trạng khó khăn của doanh nghiệp vốn kéo dài từ năm trước. Cả hai chỉ số lúc này không còn tăng mạnh nữa, những nhịp điều chỉnh kéo chỉ số lại khá sâu. Các blue chip đã án binh bất động trong khi cổ phiếu nhỏ của khoáng sản, cao su… bắt đầu điệu nhảy “sexy” rối loạn thị trường. Bi kịch bắt đầu lộ diện với đích ngắm là những lòng tham còn chưa thỏa mãn…

Sau 3 doji trên đỉnh nửa đầu tháng 5, thị trường rơi mạnh trong 3 ngày giao dịch 11, 14 và 15, mở đầu cho đoạn bi kịch. Hai nhân vật chính VN-Index và HNX-Index bắt đầu điệu nhảy xập xình - đi ngang suốt 3 tháng. Những nỗ lực vọt lên đều vô vọng vì không có sự tham gia của dòng tiền.

Chỉ số đi ngang kèm với khối lượng giao dịch eo sèo luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhưng có lẽ thị trường sẽ đi ngang trong vùng giá như thế nếu không có biến cố đã đẩy kịch tính bộ phim TTCK 2012 lên cao trào.

20/8, Bầu Kiên bị bắt!

Hai nhân vật chính VN-Index và HNX-Index như bị trúng đạn, lao xuống vực. Hàng tỷ đô la vốn hóa thị trường bay hơi chỉ trong 4 phiên giao dịch. Tâm lý hoảng loạn bao trùm, thị trường lần đầu tiên phải đối mặt với nguy cơ đổ vỡ hệ thống. “Ngày thứ ba đen tối” 21/8 được ghi vào lịch sử và sau này thị trường sẽ phải nhắc đến nó nhiều lần nữa.

Tin tức bắt giữ bầu Kiên chắc chắn là vụ việc chấn động nhất 2012, nhưng tác động của nó đến TTCK cũng chỉ là dịch chuyển vùng giá của hai chỉ số xuống mức thấp hơn khoảng 10%. Trước đó, thị trường đi ngang; sau vụ bắt bớ, thị trường vẫn đi ngang; điểm khác biệt mà bầu Kiên tạo ra là vùng giá đã bị đẩy xuống mà thôi. Tác nhân chính vẫn là những yếu kém của nền kinh tế như nợ xấu, tồn kho bất động sản…

Một kết thúc đẹp!

Gần đến tháng 12, đồng pha với sự ảm đạm trên các sàn giao dịch là các bài viết về lương thưởng bèo bọt của ngành chứng khoán ngập tràn mặt báo. Sau những diễn biến kịch tính và cảm xúc cao trào; đa số NĐT đã quay trở lại điểm xuất phát đầu năm; broker chứng khoán cũng ngán ngẩm trước một thị trường giao dịch chưa đến 500 tỷ/phiên kéo dài mấy tháng trời… Lại một cái Tết buồn của ngành chứng khoán là điều mà ai cũng liệu trước được.

Nhưng thật không ngờ, khi tháng 12 gõ cửa, chứng khoán đã gồng mình dậy tăng liền một mạch. Dấu hiệu tích cực không phải đến từ sự tăng lên về giá, mà đến từ dòng tiền đầu cơ bắt đầu đổ vào. Giá trị giao dịch tăng mạnh và đã có nhiều phiên trên 1,000 tỷ đồng, và những nụ cười đã trở lại trên các sàn giao dịch.

Khi phiên giao dịch 28/12 kết thúc, đa số NĐT tham gia từ đầu con sóng tháng 12 có thể thở phào nhẹ nhõm: rất nhiều mã thị giá thấp thanh khoản tốt như SCR, KLS, OGC, SHB… đã cho tỷ suất sinh lời tính bằng đơn vị chục phần trăm. Lời chúc đầu năm của Bộ trưởng cũng ứng nghiệm một cách ngoạn mục khi hai chỉ số cuối cùng cũng đạt mức sinh lời dương trong năm 2012, VN-Index khoảng 18%, và HNX-Index khoảng 0.5%...

Nhưng những điều đó chưa đủ sức làm nên một “happy ending” cho chứng khoán; mà phải kể đến điều đã làm thị trường thêm “niềm tin và hy vọng”. Đó là chuyển biến tích cực trong tình hình kinh tế đất nước: tăng trưởng và lạm phát cả năm giữ được mối quan hệ hợp lý, những chính sách cụ thể hỗ trợ cho bất động sản đã được Chính phủ công bố, nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã có bước giải quyết tích cực... Tuy vẫn còn nhiều ngổn ngang và đa phần còn dừng ở quá trình kế hoạch, nhưng cũng đủ để tạo cơ sở nền tảng cho kỳ vọng vào một năm 2013 kinh tế sẽ phục hồi và phát triển bền vững hơn. Từ đó TTCK mới được hưởng lợi và có thể tăng trưởng bền vững trong những năm tiếp theo, hoặc ít nhất là phá vỡ xu hướng giảm từ 2007 trở lại đây.

TTCK Việt Nam 2012 có thể nói là đã có một kết thúc đẹp. “Một kết thúc đẹp” và cũng là “một kết thúc mở” với niềm tin và hy vọng.

Đoàn Xuân Thạo (Vietstock)

FFN







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...

VNDIRECT kiểm tra thông luồng với các sở giao dịch trong ngày 28/03

Theo thông báo mới nhất cập nhật về quá trình xử lý sự cố của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), Công ty dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thông luồng với các sở...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

28/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Khi nào công ty chứng khoán được triển khai dịch vụ nhận lệnh nhà đầu tư nước ngoài không ký quỹ 100%?

Cơ quan quản lý đề xuất cho phép các công ty chứng khoán có đủ năng lực được cung cấp dịch vụ không yêu cầu nhà đầu tư tổ chức nước ngoài phải có đủ 100% tiền trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98