2013 và điều doanh nghiệp chờ đợi

07/02/2013 06:51
07-02-2013 06:51:29+07:00

2013 và điều doanh nghiệp chờ đợi

Nếu như năm 2011 được đánh giá là năm khó khăn nhất từ khi bắt đầu đổi mới đến nay, thì năm 2012 lại là năm thử thách và sàng lọc còn khắc nghiệt hơn nữa đối với các doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Gần 50.000 DN đóng cửa, ngừng sản xuất hoặc tuyên bố phá sản trong năm 2012 cộng với số 50.000 DN đã rời bỏ thị trường của năm 2011, con số này tự nó đã nói lên biết bao nỗi niềm của doanh nhân.

Năm 2012: Thử thách khắc nghiệt

Không chỉ DN công nghiệp, dịch vụ bị ảnh hưởng, trong năm 2012, nhiều DN nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long cũng lâm vào tình trạng khó khăn chưa từng có. Số DN còn hoạt động đều chạy với khoảng 30 - 40% công suất, chỉ có số ít DN có thị phần, có năng lực cạnh tranh còn có thể hoạt động với khoảng 70% công suất. Hàng tồn kho vẫn ở mức khá cao, trong những tháng cuối năm, tỷ lệ tồn kho một số sản phẩm đã giảm đi, chủ yếu do các DN đã ngừng sản xuất trong khi sức mua chưa có dấu hiệu phục hồi.

Kinh tế tăng trưởng chỉ ở mức 5,1%, là mức tăng trưởng thấp nhất từ năm 2000 đến nay, lạm phát giảm rõ rệt từ 18,89% năm 2011 xuống còn khoảng 7,5% trong năm 2012, tỷ giá VND với USD tương đối ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng lên và đạt khoảng 2,5 tháng nhập khẩu, lãi suất huy động đã giảm đáng kể. Tổng đầu tư toàn xã hội giảm xuống chỉ còn 29,5%, không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 33,5% do đầu tư của Chính phủ, tư nhân và đầu tư nước ngoài đều giảm sút.

Trong khi kinh tế thế giới đang rơi vào suy giảm, tác động tiêu cực đến nhiều mặt của nền kinh tế nước nhà thì chúng ta cũng đã nỗ lực để đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Xuất khẩu tăng khá cao, có thể đạt 114 tỷ USD, tăng 18,2%, trong khi nhập khẩu chỉ tăng 6,8%, đạt 114 tỷ USD.

Phần lớn tăng trưởng xuất khẩu do các DN đầu tư nước ngoài đóng góp với tốc độ tăng trưởng khoảng 35% (như Samsung Electronics có thể xuất 11 tỷ USD trong năm 2012 so với mức 6 tỷ USD năm 2011), trong khi DN trong nước chỉ tăng 4,4% do chi phí tăng cao, chưa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và chưa có thị phần ổn định. Tuy vậy, giá trị gia tăng của các sản phẩm này ở Việt Nam rất thấp, chỉ khoảng 10 - 12%, nếu trừ đi các chi phí logistics trên đất Việt Nam, giá trị gia tăng có lẽ chỉ còn không quá 2%.

Mặc dầu đã có một số cải thiện bước đầu về kinh tế vĩ mô, kinh tế Việt Nam vẫn đang ở trong tình trạng trọng bệnh với nhiều căn bệnh khác nhau, tác động xấu đến môi trường kinh doanh của DN. Đó là nợ xấu đang cản trở dòng lưu thông của đồng vốn, hệ thống ngân hàng có nhiều yếu kém, tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) nhà nước nợ nần như núi, đầu tư công kém hiệu quả, nợ công tăng nhanh và đã đạt 129 tỷ USD, đạt 109% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn trong khi nguồn thu ngân sách giảm, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế liên tục giảm sút trong 2 năm, từ hạng 59 (2010) tụt xuống hạng 75 (2012)...

Nợ xấu là cản trở lớn nhất đối với hoạt động của nền kinh tế, làm cho mức tăng tín dụng chỉ đạt khoảng 5% trong khi số dư tiền gửi tăng 14,2% và cả ngân hàng lẫn DN đều có nhu cầu giao dịch và lãi suất huy động đã được yêu cầu giảm đáng kể. Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra những tỷ lệ nợ xấu khác nhau, khi là 10%, khi là 8,6%, trong khi Fitch công bố 13% . Một số nhà kinh tế độc lập còn đi đến những con số cao hơn.

Hơn thế nữa, nợ xấu ở đâu, bao nhiêu là nợ xấu trong khu vực bất động sản, bao nhiêu trong lĩnh vực ngân hàng, bao nhiêu trong DN nhà nước, trong thủy sản... cho đến nay chưa được xác định và công bố rõ. Nợ của các TĐ, TCT nhà nước lên đến 1.292.400 tỷ đồng, tăng 18,9% so với năm 2010. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2011 là 1,77 lần. Xét từng TĐ, TCT, có 30 TĐ, TCT tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, trong đó có 8 TĐ, TCT trên 10 lần. Dư nợ bất động sản lên đến trên 1 triệu tỷ đồng, khoảng 57% tổng số nợ của hệ thống ngân hàng, trong đó tỷ lệ nợ xấu lên đến 12%.

Năm 2013: khôi phục niềm tin của doanh nhân

Trong năm 2012, Chính phủ đã có quá nhiều thay đổi trong chính sách đối với lãi suất, tín dụng, vàng, giá đất, thuế và phí... nâng cao chi phí đầu vào khiến cho nhiều DN đã bị suy kiệt trong cơn bão lạm phát từ 2008 đến nay không còn khả năng cầm cự. Niềm tin của DN trong nước và DN đầu tư nước ngoài bị giảm sút mạnh.

Năm 2012 cũng cho nhiều bài học cảnh tỉnh và là một cuộc sàng lọc khắc nghiệt đối với các DN nước ta. Rất nhiều DN đã chủ động tự lột xác, tự thực hiện phẫu thuật như thoái vốn trong những lĩnh vực không thể cạnh tranh, tập trung vào những lĩnh vực cốt lõi. Những DN đã tạm thời dừng sản xuất hay phá sản đang rút ra bài học cho giai đoạn vừa qua vẫn mong đợi cơ hội để “tái xuất giang hồ”, bắt đầu một giai đoạn kinh doanh mới với quyết tâm và bản lĩnh mới.

Tuy vậy, tất cả dự báo kinh tế cho năm 2013 đều dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm, khu vực đồng euro sẽ rơi vào tăng trưởng 0% hay suy thoái như dự báo mới nhất của Tổ chức OECD. Trong khi đó, các cam kết hội nhập đang tạo ra những cơ hội và thách thức mới. Thông qua các Hiệp định Thương mại tự do với Nhật Bản, Hàn Quốc, hàng hóa Việt Nam đã tìm được những thị trường mới, thể hiện rõ trong tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất cao vào hai thị trường này.

Mặt khác, thực hiện Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, đến năm 2015, hơn 90% sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc sẽ có thuế suất từ 0 - 5%, đe dọa thị phần của các DN Việt Nam. Việt Nam đang đàm phán gia nhập Hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU. Tại cuộc họp Thượng đỉnh ASEAN tháng 11/2012, 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand đã chính thức khởi động việc đàm phán hình thành Liên minh Kinh tế Khu vực RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership), mở ra một viễn cảnh hội nhập mới .

Năm 2013 đối với kinh tế Việt Nam sẽ là năm tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế, kể cả khu vực kinh tế tư nhân. Trước những sai sót và yếu kém, lãnh đạo Đảng và Chính phủ đã nhận lỗi trước dân. Hy vọng năm 2013 sẽ là năm của những hành động thiết thực, có hiệu quả, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết một bước nợ xấu và yếu kém của hệ thống ngân hàng, tái cấu trúc DN nhà nước, bước đầu làm tan băng bất động sản... tạo điều kiện tốt hơn cho DN.

Bên cạnh ba trọng tâm tái cấu trúc đã được xác định, DN tha thiết mong đợi có cải cách mạnh mẽ bộ máy nhà nước, giảm bớt tham nhũng, ngăn chặn lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ. Nếu không có tiến bộ trên lĩnh vực này sẽ khó khôi phục được niềm tin của doanh nhân.

Lê Đăng Doanh

Doanh nhân sài gòn





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98