Hạn chế thanh toán bằng tiền mặt: Cần và đủ

04/02/2013 14:50
04-02-2013 14:50:28+07:00

Hạn chế thanh toán bằng tiền mặt: Cần và đủ

Trong khi mua, bán thanh toán qua ngân hàng vừa giảm được chi phí kiểm đếm, tránh được rủi ro tiền giả; vừa đảm bảo an toàn cho cả bên mua lẫn bên bán. Việc thanh toán qua ngân hàng cũng giúp Nhà nước kiểm soát được các giao dịch mua và bán, một mặt tránh thất thu thuế, mặt khác ngăn ngừa các hành vi tham nhũng, rửa tiền.

Dự thảo Nghị định thanh toán bằng tiền mặt thay thế Nghị định 161/2006/NĐ-CP đang được NHNN lấy ý kiến, nếu hoàn tất sớm có thể trình Chính phủ ký ban hành vào tháng 6/2013.

Theo Dự thảo này, các tổ chức không được thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch mua bán chuyển nhượng bất động sản, chứng khoán. Việc mua bán, chuyển nhượng các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp như máy bay, tàu thủy, ôtô... cũng không được phép thực hiện thanh toán bằng tiền mặt.

Đối với cá nhân cũng không được dùng tiền mặt thanh toán cho giao dịch mua, bán, chuyển nhượng chứng khoán, bất động sản, ô tô, xe máy... vượt hạn mức cho phép. Dự thảo cũng đang bàn tới việc các giao dịch dưới 30 triệu đồng có thể được sử dụng tiền mặt thanh toán.

Nhiều chuyên gia tỏ ra rất đồng tình với quy định như vậy khi cho rằng, điều này sẽ góp phần hạn chế dùng tiền mặt, giảm thiểu chi phí không cần thiết cho xã hội. Quan trọng hơn, nó sẽ góp phần phòng chống tệ tham nhũng và rửa tiền.

Mua bán các tài sản lớn như ô tô cần phải thanh toán qua ngân hàng

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính, ngân hàng, đây là xu thế tất yếu trong nền kinh tế phát triển. Việc xách cả bao tiền để mua xe, mua nhà là điều không còn phù hợp trong một xã hội văn minh. Không những thế, giao dịch mua, bán trao tay với khối lượng tiền lớn chẳng những mất nhiều công sức, tốn phí cho việc kiểm đếm, mà cũng rất khó kiểm soát được vấn đề tiền giả, nguồn gốc tiền, nên sẽ tạo điều kiện cho những hoạt động phi pháp.

“Nếu các thanh toán không qua ngân hàng, ông có 10 tỷ đồng ông khai 10 triệu đồng cũng không ai biết”, TS. Hiếu ví dụ và thêm, tại các quốc gia phát triển, không thể thực hiện mua bán tài sản có giá trị lớn bằng tiền mặt do bên bán luôn sợ đó là tiền bất hợp pháp, nếu bán sẽ bị truy tố theo pháp luật.

Trong khi mua, bán thanh toán qua ngân hàng vừa giảm được chi phí kiểm đếm, tránh được rủi ro tiền giả; vừa đảm bảo an toàn cho cả bên mua lẫn bên bán. Việc thanh toán qua ngân hàng cũng giúp Nhà nước kiểm soát được các giao dịch mua và bán, một mặt tránh thất thu thuế, mặt khác ngăn ngừa các hành vi tham nhũng, rửa tiền.

“Tại nhiều nước trên thế giới, thử mang 20.000 USD đi mua xe hơi, đảm bảo 10 hãng cũng không dám bán. Hoặc khi tới mua, họ sẽ đòi người mua phải chuyển khoản qua ngân hàng để các cơ quan thuế, cơ quan pháp luật biết tiền đó từ đâu. Nếu người sử dụng tiền tiết kiệm hoặc thừa kế, tài khoản ngân hàng đều biết qua lịch sử giao dịch để lại, nhưng nếu bỗng dưng có một khoản tiền chuyển vào tài khoản, lập tức sẽ bị các cơ quan chức năng của những quốc gia đó để ý ngay”, ông Hiếu nói.

Mặc dù hiện nay còn khá nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh Dự thảo Nghị định này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó cũng là điều dễ hiểu, bởi bất kỳ một quy định nào dù mang lại lợi ích rất lớn cho xã hội, song vẫn vấp phải những ý kiến trái chiều của một nhóm lợi ích khi nhóm lợi ích này bị “động chạm”.

TS. Nguyễn Trí Hiếu dẫn chứng, như quy định cấm đốt pháo hay quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông... lúc đầu cũng có khá nhiều ý kiến phản đối, song khi nhận thấy những lợi ích to lớn và thiết thực của những quy định này, mọi người đều tự giác tuân thủ. “Bây giờ, đi xe máy ra đường mà không đội mũ bảo hiểm mới là khác biệt”, ông Hiếu nói. Bởi vậy theo ông, dù còn những ý trái chiều, song nếu thấy có lợi cho nền kinh tế, có lợi cho xã hội vẫn nên làm.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Thanh Toại - Phó tổng giám đốc ACB cho rằng, người dân chưa có thói quen thì phải tạo thói quen, tạo cơ sở vật chất, cơ sở pháp lý. Qua các giao dịch ngân hàng, lưu lại các giao dịch và từ đó hạn chế được việc rửa tiền. Về mặt tổng thể, vấn đề này đem lại nhiều phúc lợi cho xã hộ, từ đó chống trốn thuế, rửa tiền…

TS. Alan Phan - nguyên Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa cũng cho biết, mặc dù nhiều nước trên thế giới không có luật cấm dùng tiền mặt trong các giao dịch thương mại. Nhưng với một đất nước phát triển, không ai đem vài chục ngàn USD đi tiêu xài. Nếu có những giao dịch lớn bằng tiền mặt người dân cũng trực tiếp báo cho các cơ quan có thẩm quyền. Giả sử anh mang tiền mặt đi mua xe, lập tức chủ hãng xe cũng tự động báo cho cơ quan thuế. Tuy nhiên, với một quốc gia mà tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt còn lớn như Việt Nam, việc quy định chặt chẽ về thanh toán bằng tiền mặt là điều hợp lý.

Mặc dù vậy, để các quy định thanh toán bằng tiền mặt khả thi và đi vào cuộc sống tốt hơn, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, nên có những kiểm soát chặt chẽ và cần một lộ trình hợp lý. TS. Alan Phan cũng cho rằng, do thói quen dùng tiền mặt từ lâu của người Việt và việc khả năng thực thi pháp luật có giới hạn, trước mắt cũng là một điều rất khó cho các giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Có thể phải mất 5 - 10 năm mới tạo được thói quen thanh toán các giao dịch qua ngân hàng.

Một chuyên gia thuộc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định, rất khó để ngay lập tức thực hiện thanh toán các giao dịch có giá trị lớn qua ngân hàng. Bởi không phải ai cũng có tài khoản ở ngân hàng, nhất là các tỉnh lẻ, đa số người dân đều không có tài khoản ở ngân hàng. Nên muốn các quy định này có tính khả thi cao, cần phải tạo “cơ sở hạ tầng” vững chắc.

Theo Dự thảo Nghị định về thanh toán bằng tiền mặt được NHNN xây dựng, tổ chức phải thanh toán qua ngân hàng các giao dịch sau: Mua, bán, chuyển nhượng bất động sản, chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán. Mua, bán, chuyển nhượng các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng gồm: Máy bay, tàu thủy, kể cả sà lan, canô, tàu kéo, tàu đẩy; ô tô (kể cả xe điện), rơ moóc hoặc sơ-mi-rơ-moóc được kéo bởi ô tô phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Thanh toán cho tổ chức, cá nhân trong các giao dịch khác vượt hạn mức thanh toán bằng tiền mặt…

Quang Anh

thời báo ngân hàng





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Ngày 25/04/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. 

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam...

NHNN khẳng định chưa đặt vấn đề điều chỉnh lãi suất, dù tăng hay giảm

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 do Báo Người Lao Động tổ chức sáng ngày 25/4.

Năm 2024 – năm bản lề chuyển đổi đưa SHB vươn Tầm

Với chiến lược phát triển bền vững, SHB đang tiếp bước trên con đường đồng hành cùng người dân và đất nước. Ngân hàng đang chuyển đổi mạnh mẽ, vươn tầm trở thành...

Tăng cung ngoại tệ - Kiềm chế lãi suất

Trước tình hình lãi suất đang có dấu hiệu nhấp nhổm tăng trở lại, thể hiện qua việc một số nhà băng tăng lãi suất tiền gửi gần đây, cũng như lãi suất trên thị...

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm 

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Bank of America: Châu Á bước vào kỷ nguyên tiền tệ hỗn loạn, dự báo tỷ giá VND lên 25,600 vào cuối quý 2

Bank of America (BofA) tỏ ra bi quan về hàng loạt đồng tiền châu Á, cho rằng đây là điểm khởi đầu của “kỷ nguyên hỗn loạn”. Đáng chú ý, họ dự báo tỷ giá USD/VND sẽ...

Giá USD tự do lao dốc, về mốc 25.700 đồng

Giá USD trên thị trường tự do hôm nay tiếp đà giảm. Giá USD bán ra đã giảm về mốc 25.700 đồng/USD. Giá USD trên thị trường chính thức cũng hạ nhiệt.

Thêm doanh nghiệp xăng dầu bị ngân hàng rao bán nợ

Một loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu bị ngân hàng rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu. Vừa có thêm một doanh nghiệp...

NHNN bơm ròng mạnh nhất trong hơn một năm

NHNN đã bơm ròng 25,550 tỷ đồng trong phiên 23/04, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2023. Trong đó, nhà điều hành đã cho 9 thành viên vay tổng cộng gần 36,000 tỷ...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98