Nợ xấu trì kéo tín dụng

28/02/2013 13:24
28-02-2013 13:24:54+07:00

Nợ xấu trì kéo tín dụng

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu NHNN khẩn trương trình Đề án xử lý nợ xấu ngân hàng cũng như quy định về Điều lệ Công ty quản lý tài sản (AMC) để đưa vào thực hiện ngay trong quý I-2013; đồng thời yêu cầu NHNN đẩy mạnh việc thực hiện Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD). Điều này cho thấy thách thức nợ xấu chưa được xử lý căn cơ đang tiếp tục trì kéo tín dụng những tháng đầu năm 2013.

Hóa giải nợ xấu?

Theo số liệu từ Vụ Tín dụng NHNN, dư nợ cho vay của toàn hệ thống đến ngày 19-2 là âm 0,16% so với cuối năm 2012. Kết quả này được đánh giá có cải thiện so với mức âm 1,06% của tháng 1 và khả quan hơn so với cùng kỳ năm 2012 (âm 3%).

Năm 2013, NHNN đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12%, trong đó tính gộp cả tăng trưởng của trái phiếu chính phủ. Theo nhận định của các NHTM, tháng 1 và 2-2013 là thời điểm doanh nghiệp đang giải phóng hàng tồn kho, thu hồi công nợ nên chưa có nhu cầu vay vốn.

Do vậy, tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM chưa được như mong muốn. Các khoản vay ngắn chủ yếu vay thế chấp sổ tiết kiệm, doanh nghiệp chưa mạnh dạn vay vốn để làm ăn và nghe ngóng thị trường nên dư nợ của các NHTM trong 2 tháng đầu năm tăng không cao.

Đây là tình hình chung và Chính phủ sẽ phải có các giải pháp kích thích sức cầu nền kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh lòng tin rất mong manh, chỉ cần một tin đồn thất thiệt có thể gây ra tâm lý e ngại trên thị trường.

Theo nhiều NHTM, một trong những lý do chính dẫn đến tín dụng chưa tăng được là do rào cản nợ xấu. Trong khi đó, việc xử lý nợ xấu được NHNN đặc biệt quan tâm. Theo đó, NHNN đã tích cực chỉ đạo các TCTD chủ động rà soát, đánh giá chất lượng tín dụng, khách hàng vay, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định; triển khai ngay các giải pháp tự thân để xử lý nợ xấu, như xử lý tài sản đảm bảo, sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ…

Vì vậy, nợ xấu thời gian qua, đặc biệt những tháng cuối năm 2012 có chiều hướng tăng chậm so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, đề án xử lý nợ xấu và đề án thành lập AMC của NHNN chưa triển khai, trong khi vẫn còn nhiều ý kiến về việc có cần thiết phải ban hành một nghị định bởi quy trình ra một nghị định có thời gian vài tháng.

Theo một chuyên gia từng là lãnh đạo cấp cao NHNN, nếu chúng ta bắt chước mô hình xử lý nợ xấu ở các nước sẽ không đạt được sự đồng thuận xã hội, tức không thể lấy tiền ngân sách để xử lý. “Cũng phải hết quý I-2013 AMC mới đi vào hoạt động và với 90.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu chỉ là 1 phần nhỏ của cục nợ xấu hiện tại.

Bởi nếu nợ xấu hiện nay khoảng 8,7%/tổng dư nợ, tức phải trên 200.000 tỷ đồng. Nếu cộng cả nợ đã cơ cấu lại những khoản nợ mà nhiều NHTM đang che dấu, không loại trừ số nợ xấu khoảng 400.000-500.000 tỷ đồng.

Khi đó, nếu dùng 90.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu sẽ không đủ để thông mạch thị trường tín dụng. Hơn nữa, AMC cũng không thể bơm một lúc 90.000 tỷ đồng mà phải qua phát hành trái phiếu, tái cấp vốn từng phần… Xử lý nợ xấu như vậy chưa đủ liều lượng sẽ khiến “lờn thuốc” và phải tốn chi phí nhiều hơn”- vị chuyên gia nhận định.

Kích tín dụng bằng lãi suất rẻ

Năm ngoái tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống NHTM khoảng 8-9%, bao gồm cả trái phiếu chính phủ. Năm nay tăng lên 12%, nhiều NHTM cho rằng chưa chắc đạt được. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, để nền kinh tế tăng trưởng khoảng 5%, tín dụng tăng khoảng 10-12% là chuyện bình thường, nhưng điều mong muốn không phải là mức tăng trưởng ấy mà những năm sau phải khá hơn. Muốn vậy phải dỡ bỏ những gốc rễ trì trệ hiện nay.

Đó là tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu hệ thống NHTM, xử lý nợ xấu. Để kích tín dụng, NHNN và các NHTM đều phải nỗ lực giảm lãi suất, nhưng cũng phải tùy vào khả năng kiểm soát lạm phát. Giả sử năm nay lạm phát 6%, lãi suất huy động có giảm tối đa cũng về trần 7%/năm.

Chưa kể, nghịch lý NHTM không cho vay ra được vẫn mua trái phiếu, tín phiếu và vẫn huy động cao. Theo các chuyên gia, xét về tổng thể, vấn đề thanh khoản của hệ thống NHTM nằm ở chỗ nợ xấu, tiền huy động trước đây cho vay không đòi được nên phải huy động tiếp để giải quyết thanh khoản.

Có nhiều ý kiến cho rằng các NHTM bị nợ xấu ngại đổ vốn ra cho vay tiếp nên cũng khó kỳ vọng các NHTM sẽ tích cực hạ lãi suất để kích cầu tín dụng. Tuy nhiên, ghi nhận của ĐTTC cho thấy các NHTM không ngồi chờ cầu tín dụng quay lại, mà đang nỗ lực thực hiện các biện pháp kích cầu qua các gói tín dụng ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tiếp cận vốn.

Tất nhiên, việc giảm lãi suất, ưu đãi người vay đến mức nào còn tùy thuộc khả năng của mỗi ngân hàng, nhất là tình hình cung - cầu vốn của thị trường và chỉ số lạm phát. NHTM nào huy động được lãi suất rẻ mới cho vay rẻ, còn NHTM nào vượt rào lãi suất khó kỳ vọng kéo giảm lãi suất cho vay.

Một phó tổng giám đốc NHTM thừa nhận nếu không huy động được lãi suất 8%/năm, ngân hàng phải huy động kỳ hạn dài hơn với lãi suất 10%/năm nên sẽ rất khó cho vay thấp hơn 10%/năm. Ngay như doanh nghiệp muốn vay lãi suất 10%/năm, lạm phát phải thấp hơn 7-8% dân mới gửi tiền lãi suất 8-9%/năm.

Có một thực tế các NHTM đang thừa vốn nhưng vẫn phải huy động để giữ chân khách hàng và phòng thanh khoản nếu nợ xấu gia tăng. Trong khi thị trường liên ngân hàng hiện nay không còn là “hồ điều hòa”, lấy vốn ngân hàng thừa bơm cho ngân hàng thiếu, mà NHTM nào thừa vốn mua trái phiếu lãi suất thấp, còn NHTM thiếu vốn tìm cách lách huy động vượt trần.

Điều này đặt ra thách thức cho NHNN trong việc xử lý quyết liệt các TCTD yếu kém, lập lại kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt giải quyết cơ bản vấn đề nợ xấu trong năm 2013.

Thủy Dương

sài gòn đầu tư tài chính





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Người dân giảm gửi tiền vào ngân hàng

Xu hướng giảm lãi suất huy động tiếp tục được duy trì trong quý 1/2024 khiến người dân không còn mặn mà với việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng.

Bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo 338 tỷ đồng

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc ngân hàng MSB...

Thêm khách hàng tố tài khoản tại MSB 'bốc hơi' gần 28 tỷ đồng

Vụ việc một tài khoản tại Ngân hàng MSB bị "bốc hơi" hơn 58 tỷ đồng chưa hết ồn ào thì lại có thêm một khách hàng phản ánh cũng bị rút sạch số tiền 27,7 tỷ đồng.

Đang thi hành 4 bản án, ông Trần Phương Bình tiếp tục hầu tòa

Dù đang thi hành 4 bản án, với tổng hình phạt chung là tù chung thân nhưng ông Trần Phương Bình tiếp tục phải hầu tòa vì làm thất thoát của Ngân hàng Đông Á 981 tỷ...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới

Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay lập đỉnh mới, có ngân hàng đưa giá bán vượt mốc 25.000 đồng/USD. Còn giá USD trên thị trường tự do lại hạ nhiệt.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HOSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Tiên phong xu hướng ngân hàng mở, OCB hướng đến giải pháp tài chính xanh 

Với chiến lược hướng đến mô hình quản trị  bền vững, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã và đang tiên phong trong cuộc đua triển khai Open API theo xu hướng ngân hàng mở...

SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) không thể thiếu những con người tận tâm gắn bó...

Eximbank vinh dự nhận giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc từ Citibank

Ngày 26/3/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vinh dự được Citibank trao tặng giải thưởng “Chất lượng Thanh toán Quốc tế xuất sắc” (USD Payments...

MSB nói gì về việc khách hàng bị mất 58 tỷ trong tài khoản?

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) vừa có thông tin phản hồi về trường hợp một khách hàng tại Hà Nội phản ánh mất số tiền hơn 58 tỷ đồng trong tài khoản.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98