Rắc rối lãi phạt

02/02/2013 09:44
02-02-2013 09:44:10+07:00

Rắc rối lãi phạt

Quy định lãi phạt trong hợp đồng khi đưa ra cơ quan pháp luật rất có thể không được chấp nhận, do có các quy định pháp luật khác nhau về lãi suất.

Tranh chấp khoản chậm thanh toán, nguyên đơn đã đòi bị đơn phải trả lãi phạt 24%/năm theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Bản án sơ thẩm và phúc thẩm có hai kết luận khác nhau về lãi phạt vi phạm hợp đồng, cũng bởi có nhiều quy định rắc rối và thiếu thống nhất về cách tính khoản lãi này.

Ngày 30/1, TAND TP. Hà Nội đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa nguyên đơn là CTCP Điện máy V.K và bị đơn là CTCP Phòng cháy chữa cháy và đầu tư xây dựng Sông Đà. Theo hồ sơ vụ án, vào tháng 10/2007, CTCP Phòng cháy chữa cháy Sông Đà đã ký hợp đồng mua điều hòa nhiệt độ Daikin với CTCP Điện máy V.K. Tổng giá trị lô hàng tạm tính là 140.000 USD. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, CTCP V. K đã bàn giao hàng hóa theo 9 hóa đơn và bên mua không có bất cứ khiếu nại nào về chất lượng hàng hóa. Phía CTCP Phòng cháy chữa cháy Sông Đà đã thanh toán 6 đợt, với tổng số tiền là 2,1 tỷ đồng, còn thiếu khoảng 148,3 triệu đồng. Hết thời hạn thanh toán, phía CTCP Phòng cháy chữa cháy Sông Đà không chịu thanh toán nốt số tiền còn lại, CTCP V.K đã đâm đơn khởi kiện đòi nợ gốc và lãi phạt do vi phạm hợp đồng theo mức 2%/tháng, tính từ ngày 13/10/2007 đến ngày 20/9/2012 là 197,2 triệu đồng.

Tại phiên sơ thẩm, phía bị đơn đã chấp nhận trả khoản nợ gốc là 148,3 triệu đồng. Vấn đề khó thống nhất là mức lãi phạt được áp dụng với hợp đồng. Theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng, mức lãi phạt được tính là 2%/tháng, tương đương với 24%/năm. Đại diện nguyên đơn cho rằng, lãi phạt này là phù hợp với lãi suất thị trường tại thời điểm năm 2010, khi bên mua thanh toán đợt cuối cùng cho bên bán và tranh chấp bắt đầu phát sinh. Nguyên đơn viện dẫn Điều 306, Luật Thương mại quy định trường hợp chậm thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác, bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Trong khi đó, bị đơn không chấp nhận lãi phạt này vì cho rằng lãi phạt này quá cao, không phù hợp với các quy định của pháp luật. Bởi theo điều 476, Bộ luật Dân sự thì lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố.

Bản án sơ thẩm đã chấp nhận đơn khởi kiện của CTCP V. K và buộc CTCP Sông Đà thanh toán 148,3 triệu đồng nợ gốc và lãi phạt là 197,2 triệu đồng (tương ứng lãi phạt 2%/tháng). Tuy nhiên, tại phiên phúc thẩm, đại diện Viện KSND TP. Hà Nội cho rằng, lãi phạt 24%/năm không phù hợp với các quy định của pháp luật và cao so với lãi suất trên thị trường. Cuối cùng, HĐXX buộc bị đơn phải trả tiền gốc và lãi phạt bằng 150% lãi suất cho vay trung hạn trung bình của 3 ngân hàng tại thời điểm xử sơ thẩm vào tháng 9/2012.

Theo một luật sư, khi ký kết hợp đồng kinh tế, các bên nên đặt ra các điều khoản phạt rõ ràng là bao nhiêu tiền hoặc bằng tỷ lệ phần trăm so với giá trị hợp đồng. Việc quy định lãi phạt khi đưa ra cơ quan pháp luật, rất có thể không được chấp nhận do có các quy định pháp luật khác nhau về lãi suất. Do đó, điều khoản kiểu này có hiệu lực không cao.

Hoàng Duy

đầu tư chứng khoán





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngân hàng SCB ‘đòi’ toàn bộ tài sản của bà Trương Mỹ Lan để khắc phục hậu quả

Khi phiên xét xử đang diễn ra, Ngân hàng SCB có kiến nghị tòa giao tòa nhà 127 Pasteur và toàn bộ tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan cho SCB toàn quyền sử dụng.

Ví điện tử còn sống khỏe giữa “rừng” Mobile Banking?

Không chỉ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cùng ngành, giờ đây các nhà phát triển ví điện tử còn “đau đầu” giải bài toán thu hút khách hàng khi các nhà băng...

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa công bố báo cáo kiểm toán năm 2023 với những điểm tích cực như huy động vốn, dư nợ, thu nhập từ chứng khoán đầu tư (TPCP) đều...

Người dân giảm gửi tiền vào ngân hàng

Xu hướng giảm lãi suất huy động tiếp tục được duy trì trong quý 1/2024 khiến người dân không còn mặn mà với việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng.

Bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo 338 tỷ đồng

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc ngân hàng MSB...

Thêm khách hàng tố tài khoản tại MSB 'bốc hơi' gần 28 tỷ đồng

Vụ việc một tài khoản tại Ngân hàng MSB bị "bốc hơi" hơn 58 tỷ đồng chưa hết ồn ào thì lại có thêm một khách hàng phản ánh cũng bị rút sạch số tiền 27,7 tỷ đồng.

Đang thi hành 4 bản án, ông Trần Phương Bình tiếp tục hầu tòa

Dù đang thi hành 4 bản án, với tổng hình phạt chung là tù chung thân nhưng ông Trần Phương Bình tiếp tục phải hầu tòa vì làm thất thoát của Ngân hàng Đông Á 981 tỷ...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới

Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay lập đỉnh mới, có ngân hàng đưa giá bán vượt mốc 25.000 đồng/USD. Còn giá USD trên thị trường tự do lại hạ nhiệt.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HOSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Tiên phong xu hướng ngân hàng mở, OCB hướng đến giải pháp tài chính xanh 

Với chiến lược hướng đến mô hình quản trị  bền vững, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã và đang tiên phong trong cuộc đua triển khai Open API theo xu hướng ngân hàng mở...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98