Sự lựa chọn của khối ngoại có gì hay?

27/02/2013 11:49
27-02-2013 11:49:00+07:00

Kết quả kinh doanh năm 2012 của doanh nghiệp niêm yết:

Sự lựa chọn của khối ngoại có gì hay?

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp được khối ngoại giao dịch nhiều nhất trong hơn hai tháng qua đều không mấy đột biến. Ngoài một vài cái tên nổi bật như GAS, PPC, VCG thì hầu hết bình bình hay giảm so năm trước và thậm chí lỗ nặng như trường hợp PVX.

Trong hơn hai tháng qua, thị trường nhận được động lực rất lớn từ dòng tiền của khối ngoại, là một trong những nhân tố giúp thị trường chứng khoán có đợt tăng nóng như vừa qua.

Những mã chứng khoán được nhà đầu tư ngoại đổ tiền nhiều nhất trên HOSE phải kể đến là MSN trên 900 tỷ đồng, tiếp theo đó DPM, HPG, VCB, STB, HAG, MBB, BVH, PPC, GAS cùng được rót khoảng từ 200 tỷ đồng trở lên.

Còn trên HNX, PVS, VCG, DBC, PVX, VND, PVC, SHS, LAS, VNR, MIC là những mã thu hút song xét về dòng tiền thì thấp hơn rất nhiều so sàn thành phố, cao nhất chỉ 250 tỷ đồng (PVS).

10 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất từ 03/12/2012-26/02/2013

Sốc với PVX

Trong top doanh nghiệp được khối ngoại bỏ tiền mua nhiều trên thị trường chứng khoán thời gian qua, PVX là doanh nghiệp gây sốc nhất với khoản lỗ khổng lồ 1,222 tỷ đồng của riêng công ty mẹ và 1,088 tỷ đồng hợp nhất. Cùng ngày thông tin công ty mẹ lỗ khủng được công bố (21/02), thị trường chứng khoán đã có một phiên hoảng loạn với hàng loạt lệnh bán sàn và VN-Index mất hơn 18 điểm. Sang đến phiên tiếp theo, hành động khối ngoại vẫn là mua ròng mạnh mã chứng khoán này.

Soi kỹ hơn BCTC của PVX nhận thấy mặc dù lỗ nặng nhưng xét về dòng tiền lại tăng mạnh, bởi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 1,033.7 tỷ đồng. Trong đó các khoản mục dự phòng được tính vào chi phí để tính thuế nhưng không thực chi lên đến 950 tỷ đồng. Kết hợp với dòng tiền từ hoạt động đầu tư và tài chính dương 123 tỷ đồng và 494 tỷ đồng thì nguồn tiền, tương đương tiền của doanh nghiệp lên con số 2,435 tỷ đồng tăng đột biến so con số 784 tỷ đồng ở thời điểm đầu năm.

Đình đám

Top cổ phiếu thu hút khối ngoại còn có sự góp mặt của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành đình đám và gặp không ít sóng gió trong năm 2012, đó là ba ngân hàng lớn STB, VCB, MBB; 2 công ty chứng khoán VND và SHS; 2 công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm BVH và VNR.

VCB và MBB là hai ngân hàng hiếm hoi có được mức tăng trưởng lãi ròng 5% và 9%; SHS, VND đều có lãi năm 2012 trong khi năm trước bị còn lỗ nặng. Tập đoàn Bảo Việt duy trì kết quả kinh doanh tương đương cùng kỳ năm trước và VNR doanh thu, lợi nhuận lần lượt tăng trưởng 23%, 12%.

Tăng trưởng đột biến

Công ty nhiệt điện Phả Lại (PPC) đã có một kết quả kinh doanh cực kỳ ấn tượng, lãi ròng nhảy vọt lên 620 tỷ đồng, vượt xa kết quả chưa đến 4 tỷ đồng trong năm trước. Có thể nói thành quả trên phần lớn đến từ hoạt động tài chính có bước khả quan. Cụ thể, chi phí tài chính được cắt giảm đáng kể chỉ còn 269 tỷ đồng giảm 68% so năm trước, đồng thời doanh thu tài chính tăng 43% nhờ tỷ giá ổn định, công ty không phải chịu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá lên đến 544 tỷ đồng như ở năm 2011 và lãi tiền gửi cho vay tăng khá mạnh trên 100 tỷ đồng. Còn doanh thu từ hoạt động chính chỉ tăng 10% so năm 2011. Đặc biệt, gần 90% lãi ròng cả năm của PPC đến từ quý 4/2012. Ở những quý trước, công ty chỉ lãi khoảng 100 tỷ đồng thậm chí quý 3 lỗ 121 tỷ đồng.

Một cái tên khác vốn đã đình đám, dẫn đầu tiền mặt, dẫn đầu về doanh thu lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm là GAS. Cho đến kết thúc năm 2012, kết quả kinh doanh của Tổng công ty khí Việt Nam vẫn rất tốt với doanh thu thuần đạt 68,176 tỷ đồng, lãi ròng 9,804 tỷ đồng tăng 66% so cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, tiền và tương đương tiền của GAS tăng 27% lên 12,722 tỷ đồng và tồn kho cũng tăng mạnh 45% so đầu năm lên 1,058 tỷ đồng.


Với mức tăng trưởng lợi nhuận 64%, VCG cũng thuộc về nhóm có kết quả kinh doanh ấn tượng được khối ngoại chú ý. Cứu nguy cho VCG là đội quân hùng hậu gồm 50 công ty con, liên kết liên doanh bởi trong năm 2012 công ty mẹ doanh thu chỉ 4,342 tỷ đồng và lỗ ròng lên đến 667.02 tỷ đồng. Sau khi hợp nhất, doanh thu nhảy vọt lên 12,612 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của tổng công ty đạt 66 tỷ đồng. Song nếu so sánh năm trước, doanh thu của VCG bị giảm 13%, lợi nhuận vẫn tăng mạnh do có lãi trong hoạt động liên doanh liên kết.

Không lạ khi khối ngoại đổ tiền vào Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS) cùng Đạm Phú Mỹ (DPM), hai doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Hóa chất – Dược phẩm, bởi trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hai công ty này vẫn duy trì mức tăng trưởng doanh thu đều đều qua nhiều năm.

Riêng năm 2012, LAS ghi nhận doanh thu và lãi ròng tăng trưởng trên 20%, đều vượt kế hoạch đầu năm đặt ra. Còn DPM doanh thu tăng mạnh 44% và lãi ròng giảm 3% đạt lần lượt 13,322 tỷ đồng và 3,019 tỷ đồng.

6 khoản giảm lợi nhuận

6 doanh nghiệp thuộc top mua ròng của khối ngoại trên hai sàn có kết quả kinh doanh sụt giảm so với năm trước. Đơn cử như HAG lợi nhuận sau thuế giảm đến 70% chỉ còn đạt 352 tỷ đồng trong năm nay. Mặc dù doanh thu tăng những 40% tương ứng hơn 1,000 tỷ đồng từ mức 3,150 tỷ đồng lên 4,405 tỷ đồng nhưng nguyên nhân đến từ việc giá vốn và các chi phí đồng loạt tăng đột biến.

Tuy vậy, HAG còn tiềm năng lớn với các dự án ở nước ngoài như dự án Nhà máy mía đường và Trung tâm nhiệt điện tai Attapeu sau hơn 14 tháng xây dựng đã bắt đầu có lãi hay những dự án xây dựng ở Myanmar cũng được kỳ vọng đem lại lợi nhuận lớn cho công ty.


Với MSN, mặc dù kết quả kinh doanh không có gì nổi bật hay thậm chí còn giảm lợi nhuận ròng đến 34% khi đạt 1,320 tỷ đồng nhưng đây lại là mã được khối ngoại mua nhiều nhất với giá trị lên đến gần 1,500 tỷ đồng tính đến 26/02/2013. MSN có doanh thu thuần tăng gần gấp rưỡi lên 10,389 tỷ đồng, song công ty bị lỗ trong hoạt động liên doanh, liên kết đến gần 290 tỷ đồng trong khi năm trước lãi 392 tỷ đồng.

Khá bất ngờ khi một doanh nghiệp có doanh thu không thuộc hàng nghìn tỷ lại lọt top mua ròng nhiều của khối ngoại là CTCP Kỹ nghệ KS Quảng Nam (MIC), không những vậy, kết quả kinh doanh của MIC cũng giảm khá mạnh, doanh thu thuần giảm 22% và lỗ ròng 6 tỷ đồng.

Những doanh nghiệp còn lại như PVG, HPG hay PVS lần lượt giảm lãi ròng 13%, 20% và 23%.

Tính đến ngày 27/02/2013, trong hơn 700 doanh nghiệp niêm yết trên toàn thị trường thì mới có 672 doanh nghiệp công bố BCTC quý 4/2013 (cả hợp nhất, đơn lẻ và công ty mẹ). Trong đó có 117 doanh nghiệp lỗ với tổng giá trị lỗ 5,711 tỷ đồng. PVX đang tạm thời đứng đầu về lỗ ròng với 1,087.8 tỷ đồng, và GAS là doanh nghiệp đứng đầu về lợi nhuận với 9,804 tỷ đồng 

Mỹ Hà (Vietstock)

FFN







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (21)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ TMS: Cơ sở nào để đặt mục tiêu lãi trước thuế gấp đôi?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Transimex (HOSE: TMS) thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế gần 419 tỷ đồng, gấp đôi thực hiện năm trước. Công ty đặt nhiều kỳ...

MSB lãi trước thuế quý 1 hơn 1,530 tỷ đồng, tỷ lệ CASA đạt 29.21%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) lãi trước thuế hơn 1,530 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ...

ĐHĐCĐ Siba Group: Tăng lợi nhuận 25%, ông Trương Sỹ Bá tham gia ban điều hành

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 25/04, CTCP Tập đoàn Cơ khí Công nghệ cao Siba (Siba Group, HOSE: SBG) đặt mục tiêu gia tăng về cả doanh thu và lợi nhuận...

Tiếp tục "thu hời" từ chứng khoán, ACB lãi trước thuế quý 1 gần 4,900 tỷ đồng

BCTC hợp nhất vừa công bố của Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) cho thấy lãi trước thuế trong quý 1/2024 đạt hơn 4,892 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với...

Dự báo bấp bênh, Petrolimex đặt mục tiêu 2024 giảm 27% lợi nhuận

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2024, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) dự báo tình hình năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi. Do đó, dự kiến trình mục tiêu...

ĐHĐCĐ HSC: Mảng IB có thể mang về 200-240 tỷ đồng năm 2024

Chiều ngày 25/04, diễn ra ĐHĐCĐ năm tài chính 2023 của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, HOSE: HCM) với mục tiêu lãi trước thuế năm 2024 cao kỷ lục.

ĐHĐCĐ SHB: Lợi nhuận quý 1 khoảng 4,017 tỷ đồng

Chiều 25/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn...

ĐHĐCĐ SSI: Thị phần là một mục tiêu quan trọng để phấn đấu nhưng không phải là duy nhất

Chiều ngày 25/04, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE :SSI) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh năm mới. Tại đại hội, Chủ...

ĐHĐCĐ HBC: Cơ bản đã hoàn thành hồ sơ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức chiều ngày 25/04, bên cạnh kế hoạch kinh doanh, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) còn tiến hành biểu quyết thay đổi...

ĐHĐCĐ DGW: Lãi ròng 92 tỷ đồng trong quý 1, muốn thực hiện 2-3 thương vụ M&A mỗi năm

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) diễn ra vào chiều ngày 25/04, nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98