Thao túng TTCK có thể bị phạt 2 tỷ đồng

07/02/2013 14:07
07-02-2013 14:07:13+07:00

Thao túng TTCK có thể bị phạt 2 tỷ đồng

Những hành vi giao dịch thao túng thị trường chứng khoán có thể bị phạt tối đa đến 2 tỷ đồng đối với tổ chức và 1 tỷ đồng đối với cá nhân.

* Vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán có thể bị xử phạt tiền tỷ

Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước soạn thảo và công bố lấy ý kiến có dành một số điều từ 29 đến 30 để quy định về mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định giao dịch chứng khoán.

Điều 29. Vi phạm quy định về giao dịch của cổ đông sáng lập, cổ đông nội bộ, nhà đầu tư nội bộ của quỹ đại chúng dạng đóng, cổ đông lớn, nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng đóng, người được ủy quyền công bố thông tin và người có liên quan.

Dự thảo quy định mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với tổ chức và từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với cá nhân, nhóm người có liên quan nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng, nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng đóng có thay đổi về số lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ sở hữu vượt quá các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ nhưng không báo cáo, báo cáo không đúng thời hạn quy định cho công ty đại chúng, công ty quản lỹ quỹ, UBCK và Sở giao dịch chứng khoán.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định mức phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với tổ chức và từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với cá nhân là cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Doanh nghiệp, cổ đông nội bộ, nhà đầu tư nội bộ của quỹ đại chúng dạng đóng, người được uỷ quyền công bố thông tin, người có liên quan của các đối tượng này khi dự kiến giao dịch cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu của tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch hoặc chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng dạng đóng, kể cả trường hợp chuyển nhượng không thông qua hệ thống giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức, cá nhân khác thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

Thứ nhất, không báo cáo, báo cáo không đầy đủ, chính xác, báo cáo không đúng thời hạn theo quy định trước khi thực hiện giao dịch; không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch, về lý do không thực hiện được giao dịch hoặc không thực hiện hết khối lượng đăng ký;

Thứ hai, không thực hiện giao dịch đúng thời gian giao dịch đã đăng ký hoặc thực hiện giao dịch chứng khoán không đúng nội dung đăng ký hoặc không đúng quy định pháp luật.

Dự thảo còn đưa ra mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, người phụ trách tài chính, phụ trách kế toán và người quản lý khác trong bộ máy quản lý công ty đại chúng thực hiện mua và bán hoặc bán và mua chứng khoán của công ty đại chúng không đúng thời hạn quy định.

Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 140 triệu đồng đối với tổ chức và từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với cá nhân và nhóm người có liên quan trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng hoặc trở thành nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng đóng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

Thứ nhất, không báo cáo về sở hữu hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định cho công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ, UBCK và Sở giao dịch chứng khoán;

Thứ hai, báo cáo về sở hữu không đầy đủ hoặc không chính xác các nội dung theo quy định;

Thứ ba, không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn cho công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ, UBCK và Sở giao dịch chứng khoán khi có sự thay đổi đầu tiên về số lượng cổ phiếu sở hữu làm cho tổ chức, cá nhân, nhóm người có liên quan không còn là cổ đông lớn hoặc không còn là nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng đóng.

Ngoài ra, luật cũng quy định mức phạt từ 140 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với tổ chức và từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với cá nhân là cổ đông sáng lập của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; thành viên Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán, thành viên HĐQT, BKS, GĐ hoặc TGĐ, Phó GĐ hoặc Phó TGĐ, Kế toán trưởng của công ty đầu tư chứng khoán, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, cổ đông lớn là người có liên quan của các đối tượng này và các tổ chức, cá nhân khác thực hiện chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong thời gian hạn chế chuyển nhượng theo quy định pháp luật.

Ngoài mức phạt đối trên, tổ chức cá nhân và cá nhân vi phạm còn bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Đồng thời buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được cho công ty đại chúng do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 30 về vi phạm quy định về giao dịch, nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư. Dự thảo quy định mức phạt từ 100 triệu đồng đến 140 triệu đồng đối với tổ chức và phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:

Thứ nhất, vi phạm tỷ lệ nắm giữ chứng khoán và quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) trên thị trường chứng khoán Việt Nam;

Thứ hai, vi phạm quy định về tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần hoặc phần vốn góp của công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ;

Thứ ba, vi phạm quy định về mở tài khoản giao dịch chứng khoán, giao dịch ký quỹ chứng khoán, tài khoản giao dịch uỷ quyền và giao dịch trong ngày giao dịch.

Đối tượng vi phạm bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, đồng thời phải phải chuyển nhượng cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này trong thời hạn tối đa 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định có áp dụng biện pháp này.

Tại Điều 31 về vi phạm quy định về các giao dịch bị cấm. Dự thảo quy định mức phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 400 triệu đồng đối với tổ chức và từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

Thứ nhất, chủ sở hữu chứng khoán thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm che giấu quyền sở hữu thực sự đối với một chứng khoán để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định;

Thứ hai, công ty chứng khoán thay đổi thứ tự ưu tiên đối với lệnh đặt của khách hàng; lợi dụng việc tiếp cận với thông tin về lệnh đặt của khách hàng khi chưa được nhập vào hệ thống giao dịch để đặt lệnh cho mình hoặc cá nhân, tổ chức khác trên cơ sở dự kiến thông tin trong lệnh giao dịch của khách hàng có khả năng tác động đáng kể đến giá của chứng khoán nhằm kiếm lợi từ thay đổi của giá chứng khoán;

Thứ ba, công ty quản lý quỹ thông đồng với công ty chứng khoán thực hiện giao dịch quá mức đối với các chứng khoán trong danh mục đầu tư của một quỹ do công ty quản lý quỹ quản lý để công ty chứng khoán thu lợi từ phí môi giới.

Các hành vi giao dịch nội bộ sẽ bị phạt tiền từ 600 triệu đồng đến 800 triệu đồng đối với tổ chức và từ 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi giao dịch nội bộ.

Các mực phạt tăng lên 800 triệu đồng đến 1.2 tỷ đồng đối với tổ chức và từ 400 triệu đồng đến 600 triệu đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào việc tạo dựng thông tin sai sự thật, công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán hoặc không công bố kịp thời, đầy đủ thông tin về các sự kiện xảy ra có ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên thị trường.

Cuối cùng, dự thảo đưa ra mức phạt tiền 1.5 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng đối với tổ chức và từ 750 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi giao dịch thao túng thị trường chứng khoán.

Các tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Đồng thời, buộc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Buộc huỷ bỏ, cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Viết Vinh (Vietstock)

ffn





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

HOSE đưa ra kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao dịch mới KRX

Ngày 21/04, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) thông báo đến các công ty chứng khoán (CTCK) kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao dịch mới (KRX)...

Chứng khoán Việt Nam - “cá lớn trong ao nhỏ” ở thị trường cận biên

Theo các chuyên gia từ PHS, thị trường chứng khoán Việt Nam được ví như “cá lớn nằm trong ao nhỏ” khi quy mô vốn hóa và thanh khoản đều vượt trội hoàn toàn so với...

FTSE Russell và Morgan Stanley làm việc với UBCKNN về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Chiều 11/04/2024, tại trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương đã chủ trì buổi tiếp, làm việc và trao đổi thông tin với đoàn...

Vụ VNDIRECT bị tấn công: Phải rà soát hệ thống giao dịch chứng khoán trước 15/4

Ngày 15/4 là thời hạn các công ty chứng khoán phải xong việc rà soát, đánh giá an toàn thông tin và triển khai biện pháp khắc phục điểm yếu của các hệ thống phục vụ...

Công ty đại chúng sẽ phải công bố thông tin bằng tiếng Anh từ năm 2028

Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc sửa đổi nhiều quy định pháp lý có liên quan nhằm tháo gỡ một số nút thắt quan trọng, đáp ứng các tiêu chí nâng hạng...

Giải pháp gỡ nút thắt pre-funding được FTSE Russell đánh giá khả thi

Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc sửa đổi nhiều quy định pháp lý có liên quan nhằm tháo gỡ một số nút thắt quan trọng, đáp ứng các tiêu chí nâng hạng...

TTCK Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản chào đón và xem xét mở rộng hoạt động

Ông Takafumi Oue, trưởng văn phòng đại diện công ty chứng khoán Daiwa tại Việt Nam đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản chào đón và...

Khơi thông lại đường để doanh nghiệp FDI lên sàn

Sau khi Nghị định 38/2003 hết hiệu lực, vấn đề doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán không còn được nhắc đến trong các...

UBCKNN điều động và bổ nhiệm Phụ trách Vụ Giám sát công ty đại chúng

Sáng ngày 05/3/2024, tại Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về công tác cán bộ, Chủ tịch Vũ Thị Chân Phương đã trao Quyết...

Cần ‘hệ thống VAR’ mạnh hơn để hậu kiểm chất lượng cổ phiếu niêm yết?

Câu chuyện kiểm tra chất lượng “hàng hóa” chứng khoán sau khi niêm yết dường như vẫn còn bỏ ngỏ, để lại rủi ro cho nhà đầu tư khi gặp phải những doanh nghiệp cố ý...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98