TS. Nguyễn Sơn: Thị trường sẽ có khởi sắc nhất định trong năm Quý Tỵ

10/02/2013 13:00
10-02-2013 13:00:00+07:00

TS. Nguyễn Sơn: Thị trường sẽ có khởi sắc nhất định trong năm Quý Tỵ

Trong buổi trò chuyện đầu năm mới, TS Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường – UBCK, nhìn nhận năm Quý Tỵ 2013 vẫn còn nhiều khó khăn nhưng TTCK sẽ có những khởi sắc nhất định và tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của những năm tiếp theo.

TS. Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường UBCK (Nguồn: Internet)

Năm Nhâm Thìn 2012 vừa trôi qua với nhiều khó khăn, điều này cũng thể hiện trong BCTC năm của các doanh nghiệp: có những doanh nghiệp đã lỗ liên tiếp từ 2-3 năm và đang đối diện với nguy cơ hủy niêm yết. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Mặc dù chưa hết thời hạn công bố BCTC kiểm toán (30/3) đối với công ty niêm yết, nhưng qua những BCTC đã được công bố cho thấy năm 2012 có khá nhiều doanh nghiệp (DN) tiếp tục thua lỗ thêm năm thứ hai và thứ ba. Điều này cũng dễ hiểu, bởi kinh tế vĩ mô năm 2012 được xem như là năm khó khăn nhất kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đến nay: thị trường bất động sản đóng băng, nợ xấu ngân hàng gia tăng; hàng tồn kho nhiều trong khi DN khó tiếp cận vốn qua ngân hàng (tăng trưởng tín dụng dưới 7%); TTCK suy thoái kéo dài khiến giá cổ phiếu rớt dưới mệnh giá, gây khó khăn cho DN phát hành cổ phiếu tăng vốn.

Theo quy định của pháp luật về niêm yết chứng khoán (Nghị định 58/CP), nếu DN niêm yết bị lỗ 3 năm liên tiếp, hoặc dưới 3 năm nhưng có lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp trong BCTC kiểm toán năm gần nhất sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc. Mặc dù việc hủy niêm yết gây trở ngại cho các cổ đông khi chuyển nhượng cổ phiếu nhưng theo tôi đây cũng là điều cần thiết, bởi lẽ DN niêm yết cần phải được sàng lọc để có chất lượng cổ phiếu tốt. Không thể để hình ảnh công ty niêm yết mà lại có thua lỗ kéo dài, hoặc âm vốn chủ sở hữu.

Ngoài ra, đến nay chúng ta đã có trên 700 DN niêm yết trên hai sàn, nhưng mức vốn hóa thị trường lại quá nhỏ, do đó cần thiết phải từng bước nâng cao tiêu chuẩn niêm yết trên các sàn giao dịch, thời điểm này chúng ta cần phải vừa mở rộng quy mô nhưng cũng phải chú trọng tới chất lượng, hơn là số lượng như thời kỳ đầu.

Đối với các cổ đông, trường hợp DN bị hủy niêm yết thì cơ quan quản lý cũng đã yêu cầu đưa cổ phiếu vào giao dịch trên UPCoM để tạo điều kiện thanh khoản cho giao dịch cổ phiếu. Sau một năm nếu DN làm ăn có lãi và đáp ứng được các yêu cầu niêm yết thì có thể được niêm yết lại trên Sở GDCK.

Ông có thể cho biết, vì sao những giải pháp hỗ trợ thị trường không được UBCK ban hành sớm hơn, ngay từ năm 2012 khi thị trường gặp nhiều khó khăn mà phải đợi đến đầu năm 2013?

Hàng năm, việc ban hành các chính sách, giải pháp phát triển thị trường luôn được quan tâm thực hiện.

“Nhằm hướng tới một thị trường công khai, minh bạch, năm 2013 khung pháp lý về hoạt động quản lý, giám sát thị trường cũng sẽ được hoàn thiện hơn trên cơ sở sửa đổi Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính để tăng tính răn đe. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, giám sát cũng được đẩy mạnh để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm” – TS Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường, UBCK

Trong năm 2012, ngay từ tháng 3 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 52/TTg phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK đến 2020 và Chỉ thị 08/TTg về một số giải pháp thúc đẩy phát triển TTCK; đề án tái cấu trúc TTCK. Ngoài ra, về phía Chính phủ, Bộ Tài chính và UBCK cũng đã có hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong năm 2012 nhằm tạo hàng lang pháp lý cho hoạt động của thị trường được minh bạch hơn như Nghị định 58/CP hướng dẫn Luật Chứng khoán; Thông tư hướng dẫn về CBTT; Thông tư về quản trị công ty vv... Những chính sách, giải pháp đều có tính căn cơ, dài hạn.

Còn nhóm các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho DN và TTCK mà cơ quan quản lý công bố trong tháng 1/2013 được thực hiện trên cơ sở đánh giá những khó khăn của năm 2012 và những thách thức phải đối mặt trong những tháng đầu năm 2013. Những giải pháp này nhằm tháo gỡ những khó khăn mà Chính phủ đã nhận thấy và cần thiết phải tháo gỡ theo tinh thần của Nghị quyết 01/CP và Nghị quyết 02/CP của Chính phủ. Việc tháo gỡ khó khăn cho DN và TTCK cũng nằm trong nhóm các giải pháp tháo gỡ khó khăn chung cho thị trường bất động sản; xử lý nợ xấu; hàng tồn kho của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Những ngày đầu năm 2013, thị trường có sự tích cực nhất định nhưng nhà đầu tư vẫn e sợ về tính bền vững của xu hướng này. Với tư cách là nhà quản lý, ông có nhận định hay nhắn nhủ gì đối với thị trường trong năm mới Quý Tỵ?

Năm 2013 vẫn còn nhiều khó khăn đối với kinh tế vĩ mô và khu vực DN, đặc biệt là những tháng đầu năm do độ trễ của việc thực thi chính sách và những biến động về tăng giá một số mặt hàng cơ bản như điện, than, xăng dầu…

Tuy nhiên, có thể thấy Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị quyết để triển khai thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS và những động thái của Chính phủ và NHNN về việc không hạn chế tín dụng phi sản xuất cũng sẽ khơi thông được dòng vốn đầu tư trong nước. Việc Chính phủ đẩy mạnh việc CPH các DNNN và thoái vốn đầu tư ngoài ngành cũng sẽ tạo nguồn cung hàng hóa tốt cho TTCK.

Theo tôi TTCK sẽ có những khởi sắc nhất định trong năm 2013 và tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của những năm tiếp theo. Nhưng nhà đầu tư cần phải thận trọng và có tính chuyên nghiệp hơn trong hoạt động đầu tư của mình bởi những khó khăn vẫn còn tiềm ẩn từ kinh tế thế giới và kinh tế vĩ mô trong nước. Việc UBCK tạo lập các công cụ đầu tư, sản phẩm mới trong năm 2013 như ETF; các quỹ BĐS, công ty đầu tư chứng khoán… cũng sẽ đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư để qua đó giảm thiểu rủi ro và gia tăng cơ hội đầu tư.

Viết Vinh thực hiện (Vietstock)

FFN







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 25/04: Nên giao dịch cẩn trọng

VDS khuyến nghị nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái...

Góc nhìn 24/04: Duy trì ngưỡng 1,150-1,180?

TPS nhận định phiên giảm điểm ngày 23/04 không ảnh hưởng nhiều đến xu thế của VN-Index trong ngắn hạn. Thị trường được kỳ vọng có thể tạo vùng nền tích lũy quanh...

Góc nhìn 23/04: VN-Index có nhiều khả năng điều chỉnh ngắn hạn

Một số công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index theo chiều hướng tiêu cực, các nhà đầu tư nên cẩn trọng, chốt lời hoặc cơ cấu danh...

Có nên đầu tư PNJ, BWE và IDI?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan PNJ trên cơ sở chiếm lĩnh thị phần, cải thiện biên lợi nhuận gộp; tăng tỷ trọng BWE nhờ thúc đẩy tăng trưởng...

Góc nhìn tuần 22 - 26/04: Giằng co quanh 1,175

Các công ty chứng khoán dư báo VN-Index sẽ tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1,175. Trong trường hợp thủng ngưỡng này, chỉ số có thể giảm về ngưỡng hỗ trợ 1,150.

VN-Index chưa có dấu hiệu ngừng giảm?

Thị trường chứng khoán giảm điểm do phản ứng trước nhiều thông tin không mấy tích cực. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng những nhịp hồi để hạ tỷ...

Góc nhìn 19/04: Phụ thuộc vào lực bắt đáy tại ngưỡng 1,190

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn trong bối cảnh tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át. Diễn biến của thị trường sẽ...

Chuyên gia Dragon Capital nhận định thị trường khó giảm tới 20%

Ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối đầu tư Dragon Capital đưa ra nhận định thị trường khó giảm tới 20% trong sự kiện Investor Day quý 1/2024 do Dragon Capital tổ chức...

Áp dụng IFRS tạo tiền đề để Việt Nam nâng hạng thị trường chứng khoán

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là một thông lệ tốt trên thế giới, việc áp dụng sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, nâng cao tính minh bạch...

Góc nhìn 16/04: Kỳ vọng vào nhịp hồi kỹ thuật?

Theo SSV, VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ MA50 và phát đi tín hiệu điều chỉnh trong trung hạn. Tuy nhiên với việc giảm sốc như phiên 15/04, VN-Index được kỳ vọng sẽ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98