Công ty chứng khoán: Mấu chốt rủi ro là... tuân thủ

04/03/2013 16:22
04-03-2013 16:22:02+07:00

Công ty chứng khoán: Mấu chốt rủi ro là... tuân thủ

Hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán lâu nay quen thuộc với các loại rủi ro như rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán, rủi ro thị trường… nhưng điều tiên quyết lại nằm ở một loại hình rủi ro nghe khá “lạ tai”: rủi ro tuân thủ.

Phân cấp trách nhiệm, giám sát chéo, tính độc lập của mỗi bộ phận là yếu tố quan trọng đảm bảo hệ thống quản trị rủi ro được thực thi hiệu quả

Đơn giản vì ngay cả khi hệ thống quản trị rủi ro, ban bệ nhân sự đầy đủ cả mà tính tuân thủ không có, thì cả hệ thống cũng “vứt đi”.

Ngày 26/2, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán. Đây là bước đi hoàn thiện quy trình hướng dẫn hoạt động của công ty chứng khoán. Yêu cầu tuân thủ quy chế thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro được xác định trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận và cá nhân.

Hệ thống và quy trình quản trị rủi ro vốn là khâu không thể thiếu trong các hoạt động tài chính, nhưng lâu nay nhiều công ty chứng khoán vẫn sử dụng một cách hình thức, mang tính trang điểm để khách hàng nhìn vào một hình ảnh “long lanh” có vẻ chuyên nghiệp.

Thực tế, nhiều công ty chứng khoán lớn vừa qua rơi vào tình trạng rủi ro rất cao, thậm chí mất hết cả vốn chủ sở hữu, không phải là do không có hệ thống quản trị rủi ro, mà là không tuân thủ các quy trình này.

Ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán), cho biết việc thanh tra các công ty vi phạm vừa qua thì những công ty này đều có hệ thống kiểm soát nội bộ, có quy trình giám sát rủi ro nhưng không được thực thi nghiêm túc. Một số trường hợp quy trình chỉ nằm trên giấy và một số khác thì người điều hành thao túng và vượt mặt cả hệ thống quản trị rủi ro.

Một trong những ví dụ điển hình của việc bỏ qua các quy định quản lý rủi ro và tự đưa doanh nghiệp vào vị thế rủi ro cao vừa qua là việc cắt lỗ, thanh toán các doanh mục đầu tư kém hiệu quả, các dịch vụ đòn bẩy, hợp tác kinh doanh thiếu kiên quyết.

Thông thường khi cho khách hàng vay ký quỹ, các công ty chứng khoán luôn dự phòng một mức độ tổn thất, rủi ro trong trường hợp xấu nhất và rất hiếm khi cho vay vượt quá một tỉ lệ an toàn so với giá trị tài sản ký quỹ. Mặt khác, các hợp đồng luôn quy định một hạn mức suy giảm giá trị tài sản ký quỹ nhất định và yêu cầu bổ sung tài sản ký quỹ, hoặc công ty sẽ thực hiện giải chấp tài sản để thu hồi vốn cho vay.

Với những quy định chặt chẽ, tưởng như toàn bộ rủi ro được chuyển cho khách hàng và công ty được an toàn trong những trường hợp xấu nhất. Tuy nhiên vẫn có vô khối trường hợp công ty chứng khoán phải gánh cục nợ là một mớ cổ phiếu đã rớt giá vượt quá quy định giải chấp, hoặc trường hợp khách hàng bỏ của chạy lấy người. Nguyên nhân chính là các yếu tố cảm tính đã vượt mặt cả các quy định về quản lý rủi ro!

Mức độ thân quen của khách hàng, một lời nói của tổng giám đốc, thành viên ban quản trị cũng có thể vô hiệu hóa các quy định. Thậm chí có trường hợp chính thành viên ban điều hành doanh nghiệp cũng tự “hợp tác kinh doanh” với chính công ty, đồng thời quyết định việc thực thi các quy định quản trị rủi ro.

Chính vì vậy tính tuân thủ, sự phân cấp trách nhiệm và tính độc lập của các bộ phận quản lý rủi ro là yếu tố then chốt cho tính hiệu quả của hoạt động đó, chứ không nằm ở quy trình. Điều này được quy định rõ ràng trong quy chế vừa ban hành: công ty chứng khoán phải đảm bảo công tác quản trị rủi ro được thực hiện độc lập, khách quan, trung thực và thống nhất và phải được thể hiện bằng văn bản. Công ty phải đảm bảo các bộ phận tác nghiệp và bộ phận quản trị rủi ro được tổ chức tác biệt và độc lập với nhau, người phụ trách bộ phận tác nghiệp không đồng thời phụ trách bộ phận quản trị rủi ro và ngược lại.

Ngoài ra, tính minh bạch và quy trách nhiệm trong việc quản trị rủi ro được thực hiện qua yêu cầu văn bản hóa tất cả các hướng dẫn, báo cáo, nghị quyết liên quan. Nguyên tắc lưu trữ hồ sơ, tài liệu của quy chế quy định: Tất cả các hồ sơ, tài liệu, báo cáo, biên bản họp, nghị quyết của hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty, các báo cáo về rủi ro, các quyết định của tổng giám đốc và các tài liệu khác liên quan đến quản trị rủi ro phải được lưu trữ đầy đủ và sẵn sàng cung cấp khi có yêu cầu.

Quy chế cũng cụ thể hóa quy trình quản trị rủi ro, trách nhiệm của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty cũng như từng bộ phận cũng như khả năng giám sát chéo. Đặc biệt lần đầu tiên tất cả các hoạt động kinh doanh phải được xác định hạn mức rủi ro, đảm bảo nguyên tắc “không có hoạt động kinh doanh nào được thực hiện khi hạn mức rủi ro chưa được xác định trước”. Công ty cũng phải xây dựng sẵn các biện pháp và quy trình xử lý rủi ro.

Quy chế này có hiệu lực ngay từ ngày 26/2/2013 đi kèm với chế độ báo cáo định kỳ.

Nguyễn Hoàng

tbktvn





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/04: Tự doanh và khối ngoại giao dịch ngược chiều

Phiên giao dịch ngày 24/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 996 tỷ đồng, thì khối ngoại lại xả gần 149 tỷ đồng. 

UBCKNN làm việc với World Bank và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường

Chiều ngày 22/04/2024, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Hiệp hội thị trường tài chính và...

UBCKNN xử phạt loạt doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Thuận Đức (HOSE: TDP), CTCP Anh ngữ APAX và CTCP Thủy sản Việt Úc (VUG) do vi...

An Gia (AGG) dự kiến hết nợ trái phiếu, kế hoạch lợi nhuận tăng 43% trong năm nay

Với thành quả đạt được từ năm trước và kế hoạch triển khai các dự án cụ thể, An Gia đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2024 tăng 43%. Công ty lên kế hoạch phát hành cổ...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 24/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

24/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 23/04: Tự doanh bán ròng trên ngàn tỷ, xả mạnh FPT và MWG

Phiên giao dịch ngày 23/04, mặc dù quyết định đầu tư cùng chiều nhưng tự doanh công ty chứng khoán bán ròng áp đảo 1,056 tỷ đồng, trong khi khối ngoại chỉ xả hơn...

Đâu sẽ là yếu tố quyết định để 1 nhà đầu tư chọn mở tài khoản chứng khoán

Chiến lược ưu đãi phí có thể coi là xu hướng của các công ty chứng khoán trong cuộc chiến thu hút khách hàng ở thời điểm hiện tại nhưng đó vẫn chưa phải là yếu tố...

Không công bố thông tin trái phiếu, Signo Land bị xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 19/04 ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 23/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98