“Nội soi” mô hình tập đoàn

16/04/2013 11:44
16-04-2013 11:44:36+07:00

“Nội soi” mô hình tập đoàn

Kinh doanh thua lỗ, nợ nần "ngập đầu", trong đó là thủ phạm chính của nhiều khoản nợ xấu, doanh nghiệp nhà nước nói chung và các "ông lớn" tập đoàn kinh tế nói riêng đã đánh mất niềm tin của thị trường. Tái cơ cấu thực ra còn là một cách nói nhẹ nhàng, nếu nói sòng phẳng thì đã đến lúc phải dỡ ra làm lại. Mô hình các tập đoàn thí điểm cần được mổ xẻ một cách minh bạch.

Luật Doanh nghiệp Việt Nam (2005) và Nghị định hướng dẫn thi hành coi liên kết về vốn là liên kết cơ bản trong các tập đoàn kinh tế. Mô hình công ty mẹ - công ty con là mô hình chủ đạo trong cấu trúc tập đoàn. Luật đưa ra mức “trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty” làm căn cứ xác định quan hệ công ty mẹ- công ty con trong tập đoàn.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Thông tư số 242/2009/TT-BTC ngày 30/12/2009 của Bộ Tài chính, công ty nhà nước phải thực hiện hạn chế các hình thức đầu tư như: công ty con không được đầu tư góp vốn vào công ty mẹ; công ty con, doanh nghiệp phụ thuộc công ty mẹ không được góp vốn mua cổ phần khi cổ phần hóa đơn vị trong cùng tập đoàn, tổng công ty hoặc tổ hợp mẹ - con. Như vậy, mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay chỉ cho phép tồn tại ở mô hình cấu trúc đơn giản (mô hình đầu tư đơn cấp).

Tại một hội thảo khoa học do Đại học Luật Hà Nội tổ chức mới đây, Giáo sư, Tiến sỹ Jürgen Keßler đến từ Cộng hòa Liên bang Đức chia sẻ, quốc gia châu Âu này đang sử dụng mô hình tập đoàn đa cấp để tăng sức mạnh cho liên kết tập đoàn.

Pháp luật Đức quy định về việc sở hữu chéo cổ phần giữa công ty mẹ và công ty con. Quy định này chỉ áp dụng với các công ty thành lập tại Đức mà không áp dụng cho các công ty thành lập tại nước ngoài tiến hành đầu tư vào Đức. Pháp luật Đức để cho các thành viên trong nhóm công ty tự do trong việc sở hữu chéo cổ phần, các công ty mẹ có thể nắm giữ cổ phần, phần vốn góp của công ty con, đồng thời các công ty con cũng có thể nắm giữ cổ phần, phần vốn góp của công ty mẹ.

Tuy nhiên, điểm đặc biệt của pháp luật Đức là cho phép các công ty sở hữu chéo số cổ phẩn chi phối lẫn nhau. Theo đó, một công ty vừa là công ty chi phối, vừa là công ty bị chi phối, vừa là công ty mẹ vừa là công ty con.

Kinh nghiệm xây dựng tập đoàn tại Hàn Quốc cũng rất đáng xem xét với sự thành công trong thời gian vừa qua. Mô hình tập đoàn kinh tế tại Hàn Quốc có cả cấu trúc kim tự tháp và sở hữu chéo. Về cấu trúc kim tự tháp trong mô hình tập đoàn kinh tế tại Hàn Quốc cũng chỉ gồm hai hoặc ba cấp. Các công ty trong tập đoàn kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đầu tư đa ngành, và có thể nắm cổ phần của nhau.

Cấu trúc này đảm bảo cho hoạt động của các tập đoàn kinh tế tại Hàn Quốc rất ổn định, có nhiều động lực về công nghệ, thương hiệu và tài chính để phát triển. Mặc dù vậy, mô hình này cũng đang gặp những khó khăn do yếu tố quản lý gia đình trị tại Hàn Quốc, đồng thời, sự bảo lãnh chéo giữa các công ty trong tập đoàn cũng đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng khi nền kinh tế suy yếu toàn diện.

Trở lại với tình hình Việt Nam, một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng nên áp dụng chế độ đa cấp cho các tập đoàn kinh tế Nhà nước do những ưu điểm của mô hình này. Nhưng theo ThS. Vũ Phương Đông, Trường Đại học Luật Hà Nội, trong bối cảnh hiện nay, khi năng lực quản lý nguồn vốn đầu tư kinh doanh tại các tập đoàn cũng như việc tách bạch chức năng quản lý Nhà nước và chức năng chủ sở hữu Nhà nước còn đang đứng trước nhiều thách thức, thì quy định mô hình tập đoàn kinh tế đơn cấp là phù hợp hơn.

Hơn thế nữa, chỉ nên quy định tập đoàn có ba hoặc bốn cấp là phù hợp, không nên để các tập đoàn kinh tế Nhà nước phát triển đến cấp năm, cấp sáu, ”cháu chắt” như hiện nay, rất khó quản lý dòng vốn.

Tại Diễn đàn kinh tế Mùa xuân 2013 vừa diễn ra tại Nha Trang, TS. Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam đã đưa ra một con số gây sốc: ước tính, nếu cộng cả những khoản nợ tiềm tàng, gồm nợ khoanh, nợ được cơ cấu lại theo Quyết định 780 và nợ được cơ cấu lại của Vinashin, Vinalines, “tổng nợ xấu ước tính nửa triệu tỷ đồng”.

Hồi tháng 1, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp thuộc Văn phòng Chính phủ khi báo cáo về tình hình tái cơ cấu và đính hướng phát triển doanh nghiệp nhà nước trong năm 2013 cũng đã đã công bố con số gây choáng váng. Theo đó, tổng số nợ phải trả của các đơn vị này lên tới 1.334.903 tỷ đồng.


Mai Hoa

pháp luật vn





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1/2024 đạt hơn 1.537 triệu tỷ đồng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung quý 1/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8.2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:...

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ...

Trong quý 1/2024, số DN tạm ngừng kinh doanh nhiều hơn 14.1 ngàn so với số DN đăng ký thành lập mới

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, so sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong...

Du lịch hàng không đón tin vui: Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt mức trước dịch

Lượng khách quốc tế đổ về Việt Nam đã vượt mốc trước đại dịch COVID-19, đạt hơn 4.6 triệu lượt người trong quý 1/2024.

Việt Nam xuất siêu 8.08 tỷ USD trong quý 1/2024 nhưng chủ yếu đến từ doanh nghiệp FDI

Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35.6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý...

Hơn 80% doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng quý 2 sẽ ổn định hoặc tốt hơn quý 1

Dữ liệu mới công bố mang lại cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế trong quý 2/2024. Theo đó, hơn 80% doanh nghiệp trong ngành sản xuất, đặc biệt là ngành công...

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 1/2024 ước đạt gần 614 ngàn tỷ đồng

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý 1/2024 theo giá hiện hành tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu...

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2024 tăng 6.18% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6.18% so với cùng kỳ năm...

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn làm Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyên Vụ Trưởng Vụ tổ chức cán bộ Tổng Cục Hải quan, giữ chức Cục Trưởng Cục Hải quan TP HCM từ ngày 2-4.

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98