5 điều Fed không muốn nói

11/05/2013 20:30
11-05-2013 20:30:00+07:00

5 điều Fed không muốn nói

Hiện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã minh bạch hơn rất nhiều so với cách đây 20 năm. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề mà Fed không muốn nhắc đến quá nhiều. MarketWatch đã liệt kê 5 câu hỏi gai góc nhất mà Fed dường như đang muốn trốn tránh.

* Lần đầu tiên Fed chính thức tuyên bố có thể tăng/giảm quy mô QE

1. Rủi ro suy thoái

 

“Đà tăng trưởng sẽ không kết thúc bởi tuổi già”, Cố vấn kinh tế của cựu Tổng thống Bill Clinton, Laura Tyson, từng nói với các phóng viên trong suốt giai đoạn tăng trưởng kéo dài 120 tháng trong thập niên 1990. Nhưng trên thực tế, đà tăng trưởng này đã chấm dứt. Giai đoạn mở rộng hiện tại, bắt đầu vào tháng 7/2009, hiện đã kéo dài trong 46 tháng. Tuy nhiên, với mức lãi suất hiện đã ở mức 0% và Fed đang mua vào tài sản, cơ quan này sẽ làm gì nếu xảy ra một đợt suy giảm khác?

2. Fed không bận tâm về lạm phát

 

Kể từ cuối thập niên 1970, Fed đã nhấn mạnh đến lợi ích của mức lạm phát thấp và ổn định đối với nền kinh tế, và đã thiết lập mục tiêu lạm phát 2%. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng trong bối cảnh kinh tế hiện tại với đà tăng trưởng ảm đạm, thất nghiệp cao và lãi suất gần 0%. Lạm phát cao hơn có thể góp phần gia tăng lương bổng và giá nhà ở đồng thời hạ thấp giá trị của các khoản nợ tiêu dùng. Dù các quan chức Fed cho biết có thể chịu đựng nổi mức lạm phát 2.5% nhưng họ vẫn chưa thực sự đứng ra và chấp nhận điều này.

3. Không rút lại QE?

 

Cứ mỗi khi triển vọng kinh tế tươi sáng hơn, thì mọi người lại bàn tán sôi nổi về việc Fed sẽ cắt giảm bảng cân đối kế toán trị giá 3 ngàn tỷ USD. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế đang nghĩ đến việc Fed sẽ không bao giờ thực hiện điều này. Về mặt lý thuyết thì nếu nền kinh tế cải thiện, Fed sẽ ngừng gia tăng quy mô của bảng cân đối kế toán và duy trì ở mức ổn định. Vì sao? Vì việc rút lại các biện pháp kích thích là hết sức nguy hiểm. Fed đã tỏ ra lúng túng trước các dấu hiệu đảo chiều của nền kinh tế và chỉ lo lắng về một công cụ chính sách là lãi suất ngắn hạn.

4. Các doanh nghiệp đang ngồi trên đống tiền chết (tiền không sinh lợi)

 

Một điều khá lạ về đà phục hồi này là các doanh nghiệp đã và đang ngồi trên đống tiền chết. Theo ước tính mới nhất của Fed, hiện lượng tiền không thể sinh lợi này đã lên tới 1.79 ngàn tỷ USD. Trong bối cảnh các hộ gia đình và ngân hàng đang căng thẳng với các khoản nợ nần, một số người cho rằng nên khuyến khích các doanh nghiệp thúc đẩy đầu tư vào nền kinh tế hoặc trả tiền cho cổ đông để họ có thể chi tiêu. Ý tưởng này không phải là mơ ước của các nhà kinh tế tự do. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada, Mark Carney, đã làm sáng tỏ vấn đề này vào năm ngoái. Và cho đến nay, Fed vẫn tiếp tục im lặng.

5. Bàn luận thẳng thắng về tài sản và “QE”

 

Thị trường chứng khoán liên tục tăng điểm kể từ khi Fed tung gói nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3) vào tháng 9 năm ngoái. Mục đích của Fed là nhằm thúc đẩy các thị trường tài sản, qua đó cải thiện bức tranh của nền kinh tế thực. Tuy nhiên, dường như Fed đã quá hấp tấp về về vấn đề này. Thông qua việc chú trọng đến giá tài sản, có phải Fed đang bỏ rơi rất nhiều công nhân không hề nắm giữ bất kỳ tài sản tài chính nào? Và khi thị trường tài sản tăng trưởng nóng đến mức nào thì Fed mới bắt đầu lo ngại? Gần đây, Fed đã tiến hành thảo luận về vấn đề này, đáng chú là trong các bài phát biểu của Thống đốc Fed Jeremy Stein và Phó Chủ tịch Fed Janet Yellen. Tuy nhiên, dường như cả hai đều không nhận thấy bất kỳ lý do gì để lo lắng trong thời điểm hiện tại.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.

Các ngân hàng trung ương châu Á chật vật 'chế ngự' đô la

Các ngân hàng trung ương châu Á đang chuẩn bị ứng phó nhiều bất ổn hơn từ sự trỗi dậy của đồng đô la Mỹ khi triển vọng giảm lãi suất không chắc chắn của Mỹ trong...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98