CPI tháng 5 “âm” trở lại!

24/05/2013 10:34
24-05-2013 10:34:42+07:00

CPI tháng 5 “âm” trở lại!

So với các kỳ khác, CPI tháng 5 tuy vẫn tăng nhưng mức tăng thấp hơn nhiều so với các năm gần đây. Cụ thể, CPI tháng 5/2013 tăng 6,36% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 2,35% so với tháng 12 năm ngoái.

Diễn biến CPI của cả nước trong các tháng - Nguồn: Tổng cục Thống kê

Chi tiết tăng giảm các nhóm hàng trong rổ hàng hóa CPI cho thấy, giá cả những mặt hàng thiết yếu hàng ngày như lương thực, thực phẩm có xu hướng giảm và tăng chậm lại nhưng các mặt hàng quan trọng không kém như y tế lại tăng rất mạnh.

Tính từ đầu năm, lương thực giảm 1,62%, thực phẩm tăng 2,27% nhưng dịch vụ khám chữa bệnh đã tăng đến 17,39%. Những chi phí y tế, khám chữa bệnh này khi tăng chỉ ảnh hưởng đến con số CPI một lần duy nhất vào bắt đầu áp dụng, nhưng nó sẽ làm hao hụt tiền của người dân hàng ngày, kể từ khi mức giá mới được áp dụng.

Ở một khía cạnh khác của bộ số liệu thống kê là chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội. Trong tháng 4 năm 2013, chỉ tiêu này đã ghi nhận con số rất thấp khi chỉ tăng 0,9% so với tháng trước và 4 tháng đầu năm chỉ tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước sau khi đã loại trừ yếu tố giá, thấp hơn rất nhiều khi so với 4 tháng đầu năm năm 2008 (10,1%) và 2009 (7,4%), các năm mà kinh tế nước ta đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.

Trong tháng này, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội được dự báo tiếp tục đạt mức thấp theo đúng xu hướng giảm dần từ đầu năm. Như vậy, mặc dù giá giảm nhưng tiêu dùng của đại bộ phận người dân cũng giảm theo do phải cân đối chi tiêu hợp lý đảm bảo cuộc sống bình thường hàng ngày trong điều kiện ngân sách gia đình eo hẹp.

Tuy nhiên, xét trong tổng thể nền kinh tế hiện nay, lạm phát thấp là cơ hội tốt để tạo dư địa cho các chính sách kinh tế được thực hiện đồng bộ, đúng lộ trình trong quá trình cải tổ, khắc phục những khiếm khuyết hiện nay.

Trở lại với diễn biến giá cả trong tháng, việc nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày liên tục với hàng loạt các hoạt động vui chơi giải trí như lễ hội bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, lễ hội Carnival Hạ Long, Festival làng nghề truyền thống tại Huế…nhưng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trong tháng cũng chỉ đủ sức đẩy chỉ số giá nhóm hàng văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,23% so với tháng trước, chỉ bằng 1/3 và 1/4 mức tăng của nhóm này năm 2012 và năm 2011.

Tăng mạnh nhất trong tháng lại là nhóm thuốc và dịch vụ y tế với mức tăng 1,58% so tháng trước, trong đó dịch vụ y tế tăng 1,92%. Tiếp tục thực hiện lộ trình tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo thông tư liên bộ từ trước, tháng này, Vĩnh Phúc và Long An điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh đã khiến chỉ số chung cả nước tăng thêm 0,1%.

Cùng với các mức tăng giá do thời tiết nắng nóng của các nhóm khác như nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,41%, nhóm may mặc mũ nón giầy dép và nhóm thiết bị đồ dùng gia đình cùng tăng 0,36% so tháng trước thì việc điều chỉnh mạnh giá dịch vụ y tế cũng chỉ kéo chỉ số chung không giảm quá sâu chứ không thể khiến chỉ số giá chung tăng so tháng trước do áp lực kéo giảm mạnh mẽ đến từ nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống.

Trong tháng, nhóm có quyền số lớn nhất này giảm -0,35% so với tháng trước trong đó lương thực giảm -0,69%, thực phẩm giảm -0,45% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,32%.

Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào CPI là vàng và đô la Mỹ lại diễn biến trái chiều khi lần lượt ghi nhận ở các mức giảm -4,62% và tăng 0,21% so với tháng trước.

Thái Hà

Vneconomy



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngân hàng Standard Chartered: GDP quý 1 duy trì mức vừa phải trước lạm phát gia tăng

Ngân hàng Standard Chartered giữ nguyên dự báo tăng trường GDP năm 2024 ở mức 6.7%, trong đó GDP sẽ tăng tốc từ 6.2% trong nửa đầu năm lên 6.9% trong nửa cuối năm.

Vĩnh Long phát triển kinh tế với trọng tâm là các ngành sử dụng đầu vào là sản phẩm nông nghiệp

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông...

Thấy gì sau những chỉ số cải cách, sáng tạo của TP.HCM?

Bộ Khoa học -Công nghệ vừa công bố chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII - Provincial Innovation Index: hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa...

Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước

Sau khi Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch...

Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Võ Văn Thưởng.

Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng...

Chủ tịch Quốc hội: Nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì đưa vào kỳ họp thứ 7

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu rà soát kỹ lưỡng các nội dung, phân định nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì bổ sung vào chương trình nghị sự của kỳ...

Thủ tướng: Việt Nam cam kết '3 bảo đảm', đẩy mạnh '3 đột phá' và thực hiện '3 tăng cường' với nhà đầu tư

Kêu gọi các doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài đồng hành cùng Việt Nam thực hiện chuyển đổi xanh, phát triển bền vững với tinh thần "ba tiên phong", Thủ tướng...

Bộ trưởng KH&ĐT nhấn mạnh tăng trưởng xanh, bền vững là lựa chọn tất yếu của Việt Nam và thế giới

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF)...

Nền kinh tế nghiện nợ và hệ lụy

Trong nhiều thập niên, tăng trưởng tín dụng đã trở thành động lực chính cho sự phát triển kinh tế ở các quốc gia châu Á, đặc biệt tại Việt Nam, nơi tỷ lệ nợ so với...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98