Maritimebank, Vietcombank bị nghi "đạo" logo DN ngoại

14/05/2013 13:57
14-05-2013 13:57:40+07:00

Maritimebank, Vietcombank bị nghi "đạo" logo DN ngoại

Nhãn hiệu mới của Vietcombank "na ná" giống với nhãn hiệu của một hãng âm thanh nước ngoài, trong khi nhãn hiệu của MaritimeBank lại "tương đồng một cách đáng ngờ" với nhãn hiệu của một tập đoàn tài chính quốc tế.

Thời gian qua nhiều tổ chức tài chính trong nước "rục rịch" thay đổi nhận diện thương hiệu nhằm tạo một hình ảnh mới trong mắt công chúng thay cho thương hiệu cũ đã tồn tại nhiều năm. Có những nhà băng chỉ âm thầm thay đổi, nhưng có những đơn vị lại rầm rộ công bố hình ảnh mới, bởi họ coi đây là một dịp để "đổi mới toàn diện" hình ảnh của doanh nghiệp.

Ngay sau khi ra đời cách đây hơn 1 tháng, nhãn hiệu mới của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) (HOSE: VCB) đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ người tiêu dùng. Nhiều người tỏ ra tiếc nuối với hình ảnh quen thuộc đã 50 năm qua của Vietcombank, nhiều ý kiến lại cho rằng nhãn hiệu mới sẽ "thổi một luồng gió mới" vào hoạt động của nhà băng này trong tương lai. Cũng có những ý kiến lại tỏ ra nghi ngờ nhãn hiệu mới tuy đẹp nhưng lại có nhiều điểm "na ná" giống nhau với thương hiệu Vocast - một hãng chuyên cung cấp dịch vụ SHOUTcast hosting âm thanh trên Internet ra đời từ năm 2010 .

Nhãn hiệu mới của Vietcombank đổi từ 1/4 được cho là rất giống với nhãn hiệu của hãng âm thanh trên Internet - Voscast

Vietcombank không phải là trường hợp duy nhất bị phát hiện nhãn hiệu mới "nhái" thương hiệu nước ngoài, mà nhãn hiệu của một ngân hàng khác là NHTMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritimebank) cũng có những điểm "giống nhau tới đáng ngờ" với tập đoàn tài chính quốc tế UniCredit (Italia).

Liệu Vietcombank, MaritimeBank có "đạo" ý tưởng thiết kế nhãn hiệu mới của các thương hiệu nước ngoài hay chỉ là sự "vô tình trùng hợp"?

Bằng cảm quan mắt thường có thể thấy, logo mới của Vietcombank rất giống với logo của Voscast cả về màu sắc, kiểu chữ... Cụ thể: nhãn hiệu của Voscast quay 90 độ, nghiêng đi 1 chút là thành nhãn hiệu của Vietcombank.

Còn trong trường hợp của MaritimeBank, theo một số ý kiến nhận định, sự tương đồng với nhãn hiệu của UniCredit lên tới hơn 90%. Cùng màu sắc (đỏ - trắng – đen), cùng kiểu chữ và cùng sử dụng biểu tượng No1 cách điệu trên nền trắng – đỏ.

Nhãn hiệu của MaritimeBank (trên) giống bất ngờ với nhãn hiệu của tập đoàn tài chính UniCredit

Trao đổi với PV Infonet, một luật sư trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cho biết, khi thay đổi bộ nhận diện thương hiệu các định chế tài chính lớn như Vietcombank, MaritimeBank thường "gửi gắm" các công ty tư vấn thiết kế thương hiệu. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng họ sao chép ý tưởng thiết kế hoặc đây chỉ là sự "ngẫu nhiên trùng lặp" về ý tưởng thiết kế.

"Thật đáng tiếc nếu nhãn hiệu nổi tiếng như Vietcombank hay MaritimeBank lại có điểm giống nhau với các nhãn hiệu nước ngoài" – vị này nói và cho biết, nếu các ngân hàng này sử dụng hình ảnh này cho các sản phẩm dịch vụ đăng ký ở Việt Nam của những tổ chức tín dụng nước ngoài đã đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam, hoặc đem sản phẩm dịch vụ ra nước ngoài có thể gây ra cuộc chiến về thương hiệu.

Riêng trường hợp của MaritimeBank, việc ngân hàng này có sao chép ý tưởng của UniCredit hay không không khó kết luận. Chưa kể, cả MaritimeBank và Unicredit đều hoạt động trong lĩnh vực tài chính, có sự liên kết nhất định, giao dịch quốc tế giữa các nhà băng diễn ra thường ngày nên không khó để chứng minh hai nhãn hiệu này có sự "trùng hợp tới 99%" như vậy.

Cũng theo vị luật sư này nếu MaritimeBank sử dụng hoặc đem nhãn hiệu này đi đăng ký ở nước ngoài thì chắc chắn sẽ không được chấp nhận, thậm chí sẽ phải đối diện với án kiện nếu tập đoàn UniCredit khởi kiện vi phạm.

Trong thực tế, những nhãn hiệu "na ná" giống nhau giữa nhãn hiệu của các thương hiệu là chuyện không hiếm. Tuy nhiên, cả Vietcombank và MaritimeBank đều là các tổ chức tài chính lớn của Việt Nam, chắc chắn các nhà băng này đã đầu tư không ít cho việc thay đổi nhãn hiệu của mình. Việc "đạo" ý tưởng hay chỉ là sự "tình cờ giống nhau" thì ở phương diện nào đó đã gây thất vọng cho người tiêu dùng.

"Để có một bộ nhận diện thương hiệu mới đôi khi doanh nghiệp phải tiêu tốn vài triệu USD cho thiết kế ý tưởng, chưa kể tới chi phí thay đổi đi kèm. Nếu đây là sai sót của đơn vị tư vấn thiết kế thì ngân hàng nên xem xét và làm việc lại với đơn vị này. Còn nếu đây là ý tưởng của chính ngân hàng thì đây quả là một sự đáng tiếc" – chuyên gia này cho biết.

Nguyễn Hoài

infonet





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sonadezi Châu Đức đặt kế hoạch lãi 228 tỷ, tỷ lệ cổ tức 10%

CTCP Sonadezi Châu Đức (HOSE: SZC) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2024, với chỉ tiêu doanh thu hơn 881 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 228 tỷ đồng, lần lượt...

Bị đồn đóng cửa vì doanh số liên tục giảm, nhà sách Fahasa đang kinh doanh ra sao?

Bị tung tin thất thiệt về việc đóng cửa vì doanh số giảm, lãnh đạo nhà sách Fahasa cho rằng hành động này nhằm câu view của một số tài khoản mạng xã hội. Vậy thực...

Chứng khoán KAFI đặt mục tiêu tổng tài sản 10,000 tỷ đồng năm 2024, lãi trước thuế 300 tỷ 

CTCP Chứng khoán KAFI (KAFI) công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 với nhiều nội dung.

CEO đặt kế hoạch lãi sau thuế tăng 24%

Dù kết quả kinh doanh năm 2023 không mấy khả quan, Tập đoàn C.E.O vẫn đặt kế hoạch 2024 lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2023.

Chính thức khai trương tổ hợp khoáng nóng Nhật Bản giữa lòng Ecopark, cách hồ Hoàn Kiếm 14km

Tổ hợp khoáng nóng Mori Onsen nằm giữa lòng thành phố xanh Ecopark, rộng 2,000m2, gồm 15 bể tắm khoáng, spa, xông hơi, nhà hàng, bể bơi chính thức khai trương giúp...

ICON4 đã sử dụng hết 320 tỷ đồng của đợt chào bán năm 2022

ICON4 cho hay đã sử dụng hết số tiền 320 tỷ đồng huy động được từ đợt chào bán cách đây hơn 1 năm, trong đó dành 170 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động thực hiện các gói...

Cuộc đua CASA ngân hàng: Từ “thách thức kép” 2023 sang “thuận lợi kép” 2024

Hai tháng đầu năm 2024, mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay tiếp tục giảm so với cuối năm 2023 khiến các nhà đầu tư thiên về nhu cầu để tiền gửi không kỳ hạn...

VNPT đề nghị công ty con Telvina nâng doanh thu kế hoạch 2024 lên 187 tỷ đồng

Cụ thể, kế hoạch doanh thu năm 2024 của Telvina được đề nghị điều chỉnh tăng từ 186 tỷ đồng lên thành 187.5 tỷ đồng, trong đó doanh thu trong thị trường VNPT sẽ là...

Chứng khoán DNSE đặt kế hoạch lãi sau thuế 2024 gần gấp đôi năm trước

CTCP Chứng khoán DNSE (DNSE) vừa hé lộ kế hoạch kinh doanh năm 2024. Lãi sau thuế mục tiêu tối đa là 445 tỷ đồng, gần gấp đôi năm trước.

Hé lộ chân dung ngân hàng nắm giữ “chìa khóa” tăng trưởng theo cấp số nhân

Các chuyên gia từ tổ chức "Big Four" Deloitte cho rằng “Khả năng giành chiến thắng” (Ability to win) và “Năng lực chuyển đổi” (Capacity for change) là chìa khóa cho...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98