Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất vào y tế

18/05/2013 12:01
18-05-2013 12:01:18+07:00

Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất vào y tế

Thông qua hoạt động của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Chính phủ Nhật Bản hiện là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực y tế.

Phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực y tế vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Tsuno Motonori, Trưởng đại diện JICA Việt Nam cho biết, đầu tư cho y tế chính là đầu tư cho tương lai.

Theo đó, Nhật Bản mong muốn sẽ tiếp tục hợp tác, góp phần giúp Việt Nam nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, qua đó phát triển kinh tế đất nước.

Thời gian qua, Nhật Bản đã và đang hợp tác với Việt Nam thực hiện 54 chương trình, dự án khác nhau trong lĩnh vực y tế.

Trong đó, 20 chương trình tăng cường năng lực các cơ sở y tế, 12 chương trình phòng chống bệnh truyền nhiễm, 6 chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, 1 chương trình hỗ trợ người tàn tật… cùng một số chương trình dự án khác.

Thông qua hợp tác của Nhật Bản, Bệnh viện Bạch Mai đã được xây dựng và phát triển thành bệnh viện trọng điểm phía Bắc, Bệnh viện Trung ương Huế được phát triển thành bệnh viện trọng điểm miền Trung và Bệnh viện Chợ Rẫy trở thành bệnh viện trọng điểm miền Nam.

Bệnh viện Chợ Rẫy đã từng tiếp nhận 7,96 tỷ yên viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản cùng các hoạt động hợp tác hỗ trợ kỹ thuật; Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận hơn 6 tỷ yên cùng các chương trình đào tao hỗ trợ kỹ thuật; Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp nhận hơn 6 tỷ yên và hợp tác kỹ thuật.

Ông Suzuki Hideo, đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, sự hợp tác trong việc nâng cao năng lực 3 bệnh viện trọng điểm trên được coi là sự thành công lớn nhất của quan hệ hợp tác giữa 2 nước về lĩnh vực y tế. Trong tương lai, các bệnh viện điểm sẽ là các hạt nhân để nâng cao năng lực y tế cho các bệnh viện tuyến dưới.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng có các dự án hợp tác để phát triển năng lực cho các bệnh viện tuyến dưới của Việt Nam. Trong đó, có Dự án Phát triển bệnh viện tỉnh và bệnh viện vùng. Mục tiêu của Dự án là góp phần tăng cường chất lượng dịch vụ y tế cho các bệnh viện tuyến tỉnh và giảm tải cho bệnh viện tuyến Trung ương.

Giai đoạn I của Dự án Phát triển bệnh viện tỉnh và bệnh viện vùng đã kết thúc với việc nâng cao năng lực và đầu tư thêm trang thiết bị tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn và Hà Tĩnh. Hiện các đối tác đang triển khai giai đoạn II của Dự án, thời gian tới sẽ tập trung thực hiện ở 10 bệnh viện tỉnh vùng toàn quốc, với tổng kinh phí gần 90 triệu USD.

Hợp tác Nhật Bản cho Việt Nam còn được thể hiện rõ nét trong lĩnh vực y tế dự phòng. Dự án mới nhất sẽ được triển khai ngay từ tháng 5/2013 là Dự án “Tăng cường năng lực sản xuất vắc xin phối hợp Sởi-Rubella”. Dự án được triển khai từ tháng 5/2013, kéo dài 4 năm 11 tháng, với tổng ngân sách dự kiến 707 triệu yên (7,51 triệu USD).

Không chỉ hợp tác ở tầm vĩ mô, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng tham gia vào các dự án đầu tư vào lĩnh vực y tế tại Việt Nam, như Tập đoàn Shimazu, Công ty Dược phẩm HISAMITSU, Tập đoàn Terumo… Thời gian qua, các doanh nghiệp này đã xây dựng nhiều nhà máy sản xuất trang thiết bị y tế hiện đại tại Việt Nam.

Chí Tín

báo đầu tư





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

14 trạm BOT lọt vào tầm ngắm giám sát công tác quản lý doanh thu thu phí

Có 14 trạm thu phí BOT tại nhiều tuyến đường sẽ lọt vào tầm ngắm giám sát về công tác quản lý vận hành trạm thu phí, công tác thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ.

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98