Bàn về mô hình thị trường phái sinh ở Việt Nam

01/06/2013 09:44
01-06-2013 09:44:40+07:00

Bàn về mô hình thị trường phái sinh ở Việt Nam

Thị trường phái sinh là một bộ phận của TTCK, bao gồm 4 công cụ chủ yếu, đó là: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn.

Dự thảo Nghị định về TTCK phái sinh ở Việt Nam vừa được Ban soạn thảo lên khung, với dự kiến sẽ lấy ý kiến để hoàn thiện và trình Chính phủ vào cuối năm 2013. Dù mô hình thị trường này đã có ở nhiều nước trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, đây là thị trường mới mẻ và phức tạp. Bài viết bàn về một vài khía cạnh của thị trường phái sinh.

Thị trường phái sinh là một bộ phận của TTCK

Hiểu đúng về thị trường phái sinh…

Phái sinh là một công cụ tài chính mà giá trị của nó bắt nguồn từ giá trị của các hàng hóa cơ sở. Chẳng hạn, phái sinh hàng hóa thì cà phê, đường, cao su, hay sắt thép, vàng bạc, kim loại quý… là hàng hóa cơ sở tạo lập nên các phái sinh này; hoặc phái sinh chứng khoán thì cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ... là những hàng hóa cơ sở cho các phái sinh, còn phái sinh tiền tệ thì tỷ giá, lãi suất, ngoại hối… là hàng hóa cơ sở.

Thị trường phái sinh là một bộ phận của TTCK, bao gồm 4 công cụ chủ yếu, đó là: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Trong đó, 2 công cụ đầu tiên được thực hiện giao dịch trên thị trường phi tập trung (thị trường OTC) còn 2 công cụ sau được giao dịch trên thị trường tập trung. Về mặt trực quan ta có thể nói, nhu cầu của 2 thị trường này là 50/50, mặc dù về mặt thống kê thì giao dịch thỏa thuận trên thị trường OTC đã có từ lâu và chiếm tỷ trọng lớn hơn so với thị trường tập trung.

Nếu nhìn vào hoạt động của các sở giao dịch chứng khoán, sở giao dịch hàng hóa hay sở giao dịch tiền tệ trong khu vực và trên thế giới, chúng ta đều thấy rằng, khi đưa công cụ phái sinh vào giao dịch thì ranh giới giữa các sở này hầu như không còn nữa, vì tất cả các hàng hóa cơ sở (như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, tiền tệ, vàng bạc, nông sản, xăng dầu và bất động sản…) đều có thể trở thành hàng hóa cơ sở của tất cả các loại phái sinh.

Do đó, nhiều nước đã vận dụng đặc điểm này để thống nhất hoạt động của 3 thị trường phái sinh hàng hóa, phái sinh chứng khoán và phái sinh tiền tệ thành một sở giao dịch chung. Việc này vừa tiết kiệm được nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa tập trung được nguồn nhân lực có chất lượng cao mà ta còn thiếu. Chẳng hạn, ở Singapore, trước đây, sở giao dịch hàng hóa SICOM hoạt động độc lập thì nay họ đã sáp nhập vào Sở GDCK Singapore để trở thành một thành viên. Việt Nam nên tham khảo áp dụng mô hình này để không phải trải qua hàng mấy thập kỷ tuần tự phát triển. Ngoài ra, nếu sáp nhập theo phương châm “3 trong 1” thì lượng vốn hóa của TTCK Việt Nam sẽ tăng lên nhiều lần, tăng tính hấp dẫn với các nhà đầu tư.

… để lựa cách vận dụng phù hợp

Thực tế, từ cuối năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2006/NĐ-CP thiết lập thị trường phái sinh hàng hóa tập trung và đã giao cho Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện. Nhưng rất tiếc, cho đến nay, cơ quan quản lý thị trường phái sinh hàng hóa, có vai trò giống như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vẫn chưa được thành lập nên hoạt động của thị trường này chưa có gì đáng kể. Vì thế, cả Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Mê thuật (thành lập năm 2007) và sau đó là Sở Giao dịch hàng hóa VNX ở TP. HCM (thành lập năm 2010) chỉ ra đời được một thời gian ngắn rồi phải ngừng hoạt động.

Đối với thị trường phái sinh tập trung, thuận lợi nhất là chúng ta có thể thừa hưởng những tri thức và kinh nghiệm của các nước đi trước. Hầu như mọi điều khoản trong hợp đồng và quy chế giao dịch đã được chuẩn hóa trên phạm vi toàn cầu, nếu có khác thì cũng chỉ ở một vài yếu tố về kỹ thuật. Ở thị trường này, các nhà đầu tư không phải mua hay bán hàng hóa “vật chất” như ngô, đậu nành, lúa gạo… mà chủ yếu là thanh toán khoản chênh lệch qua tài khoản, còn nhu cầu giao dịch hàng hóa “vật chất” sẽ chủ yếu thực hiện tại thị trường phái sinh phi tập trung. Do đó, công việc điều hành và quản lý thị trường phái sinh hàng hóa tập trung cũng giống như quản lý thị trường phái sinh chứng khoán và tiền tệ.

Còn thị trường phái sinh phi tập trung, sở dĩ ra đời rất sớm và phát triển nhanh chóng là vì nó rất linh hoạt. Hàng hóa của thị trường chỉ là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán về mọi điều khoản trong hợp đồng như số lượng giao dịch, phẩm cấp hàng hóa, giá cả, thanh toán… chứ không phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định như trong thị trường tập trung.

Nhưng nhược điểm cơ bản của thị trường này là đôi khi khó tìm được đối tác để giao kết hợp đồng, nhất là khi giá cả hàng hóa, tỷ giá hay lãi suất trên thị trường đang có biến động, vì cả người mua lẫn người bán đều lo ngại, sợ bị “hớ” khi ký kết. Ngay cả khi hai bên đã ký hợp đồng thì đến lúc đáo hạn, một số người vẫn còn chần chừ không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc tự hủy bỏ hợp đồng nếu như giá cả hay tỷ giá lúc đó đã diễn biến bất lợi.

Điều này đã được minh chứng trong thực tế là ở một số địa phương, khi người trồng mía và nhà máy chế biến đường ký hợp đồng kỳ hạn tiêu thụ mía, nhưng nếu giá mía lúc thu hoạch lại cao hơn giá mía mà người trồng mía đã ký thì người trồng sẽ không muốn giao cho nhà máy vì muốn bán ra ngoài để hưởng giá cao hơn. Ngược lại, nếu lúc thu hoạch mà giá mía trên thị trường lại rẻ so với giá mía đã ký trong hợp đồng thì một số nhà máy sẽ chần chừ không muốn mua, đòi ép giá... Những biểu hiện đó đã làm giảm tính thanh khoản của thị trường và gây mất lòng tin giữa các bên.

Mặt khác, cũng chính vì cơ chế “thỏa thuận” mà thị trường phái sinh phi tập trung đôi khi tỏ ra kém hấp dẫn vì thiếu minh bạch và rất dễ bị một số người thao túng. Sở dĩ như vậy vì mọi thông tin giao dịch tại thị trường này đều không có cơ chế bắt buộc phải công khai nên các cơ quan quản lý nhà nước rất khó áp dụng những biện pháp có hiệu quả để giữ cho thị trường này hoạt động được lành mạnh. Do vậy, để phát triển thị trường này, việc cốt lõi là phải tìm mọi giải pháp để nâng cao tính minh bạch và các chế tài xử phạt.

Điều này cũng giải thích vì sao trong nhiều năm qua, Cộng đồng châu Âu (EC) đã hết sức nỗ lực để cuối năm 2012 đã thông qua một loạt tiêu chuẩn kỹ thuật để cải thiện môi trường hoạt động và hạn chế tối đa những biểu hiện tiêu cực của thị trường phi tập trung. Nên chăng, chúng ta tham khảo những thay đổi này của EC để có thể vận dụng vào thị trường phi tập trung trong nước, cũng như nhanh chóng phát triển thị trường phái sinh tập trung theo hướng “3 trong 1”.

TS. Vũ Quý Hưng

Đầu Tư Chứng Khoán





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 giảm mạnh trong tháng 2

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thị trường chứng khoán phái sinh có giao dịch giảm khá mạnh trong tháng 2/2024.

Top thị phần môi giới phái sinh biến động ra sao năm 2023?

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố 10 công ty chứng khoán (CTCK) có thị phần môi giới phái sinh lớn nhất năm 2023.

Thị trường phái sinh có gần 1.5 triệu tài khoản tại cuối tháng 11

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh tháng 11/2023 có diễn biến tăng nhẹ.

Giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tăng nhẹ trong tháng 10

Thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh tháng 10/2023 không có nhiều biến động so với tháng trước.

Thị phần môi giới phái sinh của Chứng khoán VPS giảm 2 quý liên tiếp

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố top 10 thị phần môi giới lớn nhất trên thị trường chứng khoán phái sinh quý 3/2023.

Khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai VN30 tăng 12% trong tháng 9/2023

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tháng 9/2023, khối lượng giao dịch (KLGD) bình quân của sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đạt 255,845...

Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh tháng 8/2023 tăng 3%, gần 1.4 triệu tài khoản

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh tháng 8/2023 tăng mạnh so với tháng trước. Sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số...

6 năm hoạt động chứng khoán phái sinh: Giao dịch hợp đồng VN30 tăng bình quân 27.5%/năm

Nhìn lại 6 năm hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh, HNX cho biết tăng trưởng bình quân giao dịch HĐTL chỉ số VN30 đạt 27.5%/năm và tính đến cuối tháng 7...

Công ty kinh doanh yến sào xuất hóa đơn vào hợp đồng tương lai VN30 

Chỉ trong vòng 7 ngày, một doanh nghiệp yến sào mới thành lập chưa được 1 năm đã xuất số hóa đơn trị giá 34 ngàn tỷ đồng, theo thông tin từ Chi cục Thuế quận Bình...

Thị phần môi giới phái sinh của Chứng khoán VPS giảm nhẹ

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố top 10 thị phần môi giới lớn nhất trên thị trường chứng khoán phái sinh quý 2/2023.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98