ĐHĐCĐ ITD: Thiệt hại hơn trăm tỷ từ nhà máy QEC

29/06/2013 16:36
29-06-2013 16:36:50+07:00

ĐHĐCĐ ITD: Thiệt hại hơn trăm tỷ từ nhà máy QEC

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2013 của CTCP Công nghệ Tiên Phong (HOSE: ITD) sáng 29/06, đại diện công ty cho biết tổng khoản lỗ lớn nhất từ nhà máy QEC có thể lên đến 111 tỷ đồng.

* VinaCapital lỗ khi thoái vốn khỏi ITD

* ACB khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng với công ty con của ITD

Từ nhà máy QEC…

Gần đây, ITD công bố thông tin Tòa án Nhân dân TP Thủ Dầu Một xét xử sơ thẩm tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng Á Châu (ACB) và bị đơn là CTCP Thiết bị Điện Thạch Anh (QEC) - công ty con của CTCP Công nghệ Tiên Phong (HOSE: ITD) vào ngày 10/06/2013.

Được biết, ITD đang sở hữu 40.16% vốn điều lệ và nắm 75.02% quyền biểu quyết của QEC. Giá trị vốn góp, cho vay trực tiếp và gián tiếp của ITD vào QEC tính đến 31/12/2012 là 75 tỷ đồng (tính theo tỷ lệ sở hữu của ITD).

Theo thông tin tại Đại hội, dự án nhà máy QEC mới đi vào hoạt động trong cuối năm 2011 nhưng nhanh chóng thất bại bởi ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế, Nhà nước cắt giảm đầu tư trong khi quy mô Nhà máy rất lớn. Kết quả đã lỗ lũy kế đến 42 tỷ đồng tính đến quý 1/2013. Khoản lỗ này làm giảm 64% vốn, trong đó lỗ phát sinh trong giai đoạn từ 01/01/2012 đến 31/03/2013 là 36.5 tỷ đồng, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn khoảng 84.7 tỷ đồng.

Đặc biệt, QEC không có khả năng chi trả các khoản nợ và bị Ngân hàng ACB khởi kiện, yêu cầu thanh toán các khoản vay và chi phí lãi vay đáo hạn tương ứng khoảng 42 tỷ và 7.9 tỷ đồng.

Trong năm 2012, HĐQT công ty đã thống nhất chủ trương cho các đại diện vốn ITD tại QEC và QMC chuyển nhượng các tài sản của QEC đã thế chấp, cầm cố để thanh toán các khoản nợ của QEC. Sau khi được sự đồng ý của ĐHĐCĐ QMC và QEC, ITD hỗ trợ cho QEC tìm kiếm đối tác để bán, chuyển nhượng, cho thuê đất, nhà xưởng QEC thanh toán nợ ngân hàng ACB.

Tuy nhiên, sau khi kiểm tra tính tuân thủ hoạt động, Ban kiểm soát có kết luận Ban quản lý của ITD, QMC, QEC cùng đại diện vốn ITD tại QEC quyết định các vấn đề chưa đúng thẩm quyền. Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến việc mua sắm máy móc thiết bị đã tuân thủ theo quy định nội bộ của Tập đoàn nhưng chưa phù hợp với lĩnh vực sản xuất và gần như phụ thuộc toàn bộ vào Arteche vì đây là công nghệ mới.

Như vậy, không chỉ chịu thiệt hại từ khoản lỗ của QEC, những ảnh hưởng đến ITD mà công ty kiểm toán chưa đề cập trong báo cáo kiểm toán gồm Thư bảo lãnh tín chấp của ITD cho QEC để QEC được vay vốn ACB và thỏa thuận giữa ITD và Arteche trong việc mua lại cổ phiếu của Arteche tại QEC.

Đại diện HĐQT công ty cho biết, bảo lãnh của ITD đối với QEC tại ACB bao gồm 2 khoản bảo lãnh có thế chấp và bảo lãnh bằng tín chấp. Đối với khoản bảo lãnh thế chấp bằng 1.2 triệu cp GLT đã được giải chấp và xử lý xong với ACB. Riêng khoản bảo lãnh tín chấp của ITD, khi ACB bán không được hoặc bán dưới giá trị các tài sản thế chấp của QEC thì ITD phải bù đắp khoản thiếu hụt này.

Tại ngày 31/03/2013, ITD và Công ty kiểm toán chưa thể lượng hóa được giá trị thiệt hại từ QEC vì còn phụ thuộc nhiều vào phương án thanh lý tài sản của HĐQT QEC và phán quyết của Tòa án từ vụ kiện của ACB. QEC đã lâm vào tình trạng phá sản và ITD đã yêu cầu mở thủ tục phá sản QEC.

Đại diện công ty cho biết, tổng khoản lỗ lớn nhất từ QEC có thể lên đến 111 tỷ đồng chưa kể phần bảo lãnh ITD phải trả thay cho QEC từ 18-20 tỷ đồng và khoản phải trả theo hợp đồng mua lại cổ phiếu Arteche 500,000 EUR. Trong năm 2012, ITD mới trích lập dự phòng khoản đầu tư vào QEC 28.54 tỷ đồng nên sẽ phải tiếp tục trích lập trong các năm tiếp theo.

Khi được hỏi về phán quyết của Tòa án, đại diện HĐQT cho biết kết quả phán quyết cuối cùng của toàn án về vụ kiện của ACB với QEC sẽ được công bố vào tuần tới.

Hình ảnh tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 của ITD (Nguồn: Vietstock)

… đến hàng loạt những khó khăn

Vẫn còn nhiều vấn đề mà ITD đang phải đương đầu mà theo nhận định của bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết – Tổng giám đốc công ty, thì đây là năm nhiều khó khăn nhất của ITD kể từ khi thành lập.

Tòa nhà văn phòng ITD Building đã đi vào hoạt động từ tháng 11/2011 nhưng chưa tận dụng hết công suất, diện tích còn trống nhiều, trong khi công ty vẫn phải trả lãi vay cho khoản vay đầu tư vào tòa nhà này.

Nhiều công ty có hoạt động kém hiệu quả như CTCP Thái Sơn Tiên Phong, QEC, CTCP Trực tuyến Mùa Xuân, CTCP Định vị Tiên Phong mà HĐQT đã quyết định bán và giải thể. Trong đó, Công ty Định vị Tiên Phong đang tạm ngưng hoạt động để tiến hành thủ tục giải thể, Công ty Thái Sơn Tiên Phong hoạt động cầm chừng và cũng đang có kế hoạch thanh lý tài sản để giải thể công ty. ITD đã hoàn tất bán số cổ phần đầu tư vào Công ty Mùa Xuân với khoản lỗ 1.1 tỷ đồng, riêng đề án Thu phí ô tô vào nội đô vẫn chưa có tiến triển mới.

Tại Đại hội, Ban kiểm soát lưu ý về tổng vốn đầu tư của ITD và các công ty thành viên vào QEC tính đến thời điểm hiện nay khoảng 111 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 51% vốn chủ sở hữu trên báo cáo hợp nhất đến 31/03/2013.

Với những khó khăn trên, trong năm 2013, ITD sẽ cố gắng giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến dự án QEC, tái cấu trúc các công ty con trong Tập đoàn ITD.

Bên cạnh đó, ITD sẽ tập trung phát triển các công ty mà ITD đánh giá tốt về hiệu quả kinh doanh như Công ty TNHH MTV Phần mềm Tiên Phong (HĐQT thống nhất đổi tên thành Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Công Nghệ Tiên Phong), CTCP Công nghệ Tự động Tân Tiến, CTCP Kỹ thuật điện Toàn cầu.

Đại hội thông qua kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2013 đạt 550 tỷ đồng và LNST là 14 tỷ đồng.

Minh Hằng

Infonet







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98