Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa: Tăng vốn cho VAMC nếu nợ xấu cao hơn dự kiến

11/06/2013 17:52
11-06-2013 17:52:59+07:00

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa: Tăng vốn cho VAMC nếu nợ xấu cao hơn dự kiến

Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) vừa được thành lập với kỳ vọng sẽ giúp xử lý nợ xấu và khơi thông dòng vốn tín dụng.

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều ý kiến thắc mắc xung quanh việc hoạt động của VAMC. Phóng viên Báo Hải quan đã trao đổi với Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia.

Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng một cách bền vững là ưu tiên hàng đầu của nền kinh tế hiện nay. Theo ông, để đạt được những mục tiêu này thì cần có những giải pháp gì?

Lời giải duy nhất cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay chính là phá băng tín dụng. Để phá băng tín dụng không đơn giản là chỉ giảm lãi suất, mà quan trọng nhất là xử lý nợ xấu và sắp xếp lại các ngân hàng yếu kém. Bởi nợ xấu là vấn đề cốt lõi để phá băng tín dụng, vì có nợ xấu nên các ngân hàng thương mại không dám giải ngân, kể cả với các dự án tốt cũng không thể cho vay. Một khi phá được băng tín dụng thì sẽ tìm được lối thoát cho tăng trưởng kinh tế nói chung và phục hồi thị trường tài sản nói riêng.

Để giải quyết nợ xấu trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, vấn đề cốt lõi là Ngân hàng Nhà nước phải bơm tiền sao cho khéo để không gây ra lạm phát, không gây áp lực lên cán cân thanh toán và tỷ giá.

Về VAMC, nhiều ý kiến thắc mắc rằng tại sao VAMC lại mua nợ xấu theo giá trị ghi sổ sách mà không phải giá thị trường?

Phần lớn nợ xấu tại các tổ chức tín dụng đều dính dáng đến bất động sản. Ngoài ra, trong các ngân hàng có nợ xấu lớn, phần lớn là bất động sản thuộc về các cổ đông lớn hoặc những người có liên quan. Vì quyền lợi riêng, các cổ đông lớn hoặc người có liên quan này chần chừ chưa chịu xử lý các khoản nợ xấu bất động sản ngay lập tức.

Do đó, việc mua theo giá trị sổ sách sẽ giúp việc mua nợ xấu được thực hiện nhanh và không phải đắn đo nhiều về các mức giá thị trường khác nhau. Và VAMC cũng sẽ có các biện pháp kỹ thuật để xử lý các hạn chế do việc mua theo giá sổ sách tạo ra. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu không nhanh tay là suy kiệt nguồn vốn của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, toàn bộ các khoản nợ xấu sẽ được hạch toán ngoại bảng, xử lý bằng trái phiếu đặc biệt. Tổ chức tín dụng sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro đối với các trái phiếu đặc biệt có được từ việc đã bán cho VAMC 20% trong năm đầu tiên, năm thứ 2 tiếp tục trích lập 20% và sau 5 năm sẽ chiết khấu hết toàn bộ khoản nợ.

Như vậy, thông qua biện pháp kỹ thuật trích lập dự phòng rủi ro, các ngân hàng sẽ bị giảm bớt lợi nhuận, thậm chí trừ vào vốn tự có để xử lý nợ xấu. Để không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, ngân hàng buộc phải đẩy mạnh vốn ra thị trường để tăng thêm lợi nhuận bù đắp cho phần trích lập trên. Và trái phiếu đặc biệt là phương tiện để đảm bảo thanh khoản, gây sức ép để ngân hàng đẩy vốn ra.

DN và ngân hàng sẽ được lợi gì khi bán nợ cho VAMC?

Khi ngân hàng đã bán nợ cho VAMC, DN sẽ chuyển sang nợ VAMC và tài sản thế chấp của DN nằm ở VAMC. Để hỗ trợ DN tiếp cận vốn ngân hàng khi không còn tài sản thế chấp, VAMC sẽ giúp biến nợ thành vốn góp vào DN (nếu thấy DN hoạt động tốt), tài trợ vốn lưu động cho DN hoặc bảo lãnh cho vay đối với DN, tái cơ cấu nợ/giãn nợ. Do đó, khả năng tiếp cận vốn của DN sẽ tăng thêm, đồng thời ngân hàng sẽ giảm nợ xấu, bảng cân đối tài sản cũng sạch hơn.

Tuy nhiên, với vốn điều lệ chỉ có 500 tỷ đồng và vốn trái phiếu dự kiến 80.000 tỷ đồng, nếu con số nợ xấu cao hơn thì VAMC sẽ giải quyết ra sao?

Trong trường hợp số nợ xấu cao hơn dự kiến, phương án đưa ra là NHNN sẽ tăng thêm vốn cho VAMC để tăng trái phiếu đặc biệt lên hoặc sẽ tái cấp vốn trực tiếp, cho NHTM vay với kỳ hạn tương đối dài, ví dụ 3 năm và xử lý nợ xấu đến đâu sẽ giải ngân đến đó.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hiền (thực hiện)

hải quan







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngân hàng SCB ‘đòi’ toàn bộ tài sản của bà Trương Mỹ Lan để khắc phục hậu quả

Khi phiên xét xử đang diễn ra, Ngân hàng SCB có kiến nghị tòa giao tòa nhà 127 Pasteur và toàn bộ tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan cho SCB toàn quyền sử dụng.

Ví điện tử còn sống khỏe giữa “rừng” Mobile Banking?

Không chỉ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cùng ngành, giờ đây các nhà phát triển ví điện tử còn “đau đầu” giải bài toán thu hút khách hàng khi các nhà băng...

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa công bố báo cáo kiểm toán năm 2023 với những điểm tích cực như huy động vốn, dư nợ, thu nhập từ chứng khoán đầu tư (TPCP) đều...

Người dân giảm gửi tiền vào ngân hàng

Xu hướng giảm lãi suất huy động tiếp tục được duy trì trong quý 1/2024 khiến người dân không còn mặn mà với việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng.

Bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo 338 tỷ đồng

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc ngân hàng MSB...

Thêm khách hàng tố tài khoản tại MSB 'bốc hơi' gần 28 tỷ đồng

Vụ việc một tài khoản tại Ngân hàng MSB bị "bốc hơi" hơn 58 tỷ đồng chưa hết ồn ào thì lại có thêm một khách hàng phản ánh cũng bị rút sạch số tiền 27,7 tỷ đồng.

Đang thi hành 4 bản án, ông Trần Phương Bình tiếp tục hầu tòa

Dù đang thi hành 4 bản án, với tổng hình phạt chung là tù chung thân nhưng ông Trần Phương Bình tiếp tục phải hầu tòa vì làm thất thoát của Ngân hàng Đông Á 981 tỷ...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới

Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay lập đỉnh mới, có ngân hàng đưa giá bán vượt mốc 25.000 đồng/USD. Còn giá USD trên thị trường tự do lại hạ nhiệt.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HOSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Tiên phong xu hướng ngân hàng mở, OCB hướng đến giải pháp tài chính xanh 

Với chiến lược hướng đến mô hình quản trị  bền vững, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã và đang tiên phong trong cuộc đua triển khai Open API theo xu hướng ngân hàng mở...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98