Xử lý nợ xấu: Đừng quá kỳ vọng vào VAMC

24/07/2013 16:28
24-07-2013 16:28:31+07:00

Xử lý nợ xấu: Đừng quá kỳ vọng vào VAMC

Kỳ vọng VAMC có thể xử lý được tới 60-70% nợ xấu dường như là quá cao cho các tháng còn lại của năm 2013 nếu không muốn nói rằng, còn số xử lý được có thể chỉ khoảng 20-30%.

Kỳ vọng quá cao

Dù chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 7, phải qua tuần thứ ba của tháng này, NHNN mới hoàn tất việc bổ nhiệm và điều động các cán bộ chủ chốt của Cty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC). Toàn bộ 6 vị trí chủ chốt từ chủ tịch hội đồng thành viên (HĐTV), phó chủ tịch, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc xuống đến trưởng ban kiểm soát VAMC đều đồng loạt được NHNN bổ nhiệm, điều động cùng ngày 16.7. Cho đến nay, các quy định về cơ chế hoạt động, quy chế về phát hành trái phiếu đặc biệt cũng như các quy định chi tiết về mua bán nợ vẫn chưa được ban hành. Một chuyên gia tài chính nhận định, điều này cho thấy việc mua bán nợ xấu sẽ tiếp tục chậm trễ so với kỳ vọng mặc dù VAMC chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng này.

Với tiến độ như hiện nay, nhiều khả năng các quy định và hướng dẫn cụ thể về hoạt động của VAMC phải trong quý này mới có thể được ban hành và việc mua bán nợ vì thế chỉ có thể bắt đầu triển khai từ cuối quý III hoặc đầu quý IV. Chậm trễ trong việc triển khai mua bán nợ theo đó sẽ khiến kết quả xử lý nợ xấu không được như kỳ vọng ban đầu. Nhiều tổ chức đầu tư thẳng thắn nhìn nhận, lượng nợ xấu có thể được xử lý bởi VAMC trong năm 2013 sẽ khó đạt mức 60-70%, tương đương 80-100 nghìn tỉ đồng như kỳ vọng của NHNN. Kỳ vọng lớn trong điều kiện thời gian eo hẹp chắc chắn sẽ khiến việc hối thúc mua bán nợ của VAMC đối với các nhà băng trở nên ráo riết trong các tháng tới. Song dù lạc quan, thực tế khả năng VAMC được đánh giá chỉ có thể mua được từ 30-40% trong tổng số này trong năm 2013 căn cứ vào tiến độ hiện tại.

Đồng quan điểm, một chuyên gia tài chính cao cấp nhìn nhận kế hoạch xử lý 60-70% nợ xấu dường như là quá cao cho 6 tháng còn lại của năm 2013. Vị này cũng cho rằng, VAMC có khả năng sẽ bắt đầu mua lại nợ xấu trong năm 2013, nhưng có thể sẽ chỉ xử lý được khoảng 20-30% tổng giá trị nợ xấu thông qua việc phát hành trái phiếu đặc biệt hoặc mua nợ xấu tại giá thị trường.

Mua bán cách nào?

Chưa nói đến hiệu quả xử lý nợ, VAMC làm cách nào xử lý được khoản nợ xấu lên tới 100.000 tỉ đồng vào các tháng tới trong khi quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 500 tỉ đồng vẫn là một vướng mắc nghiệp vụ lớn. Với hai phương thức mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt hoặc theo giá thị trường, dễ dàng hình dung VAMC khó có khả năng chi tiền mua toàn bộ nợ theo giá trị trường trong khi ngoài vốn điều lệ 500 tỉ đồng, đơn vị này sẽ chưa thể có ngay nguồn vốn huy động hay lấy nguồn từ các quỹ. Ngược lại, việc phát hành trái phiếu đặc biệt để mua lại nợ xấu được nhìn nhận thuần túy là đổi trái phiếu của VAMC lấy nợ xấu của nhà băng tại giá trị sổ sách sau khi trừ đi dự phòng. Do vốn điều lệ của VAMC thấp hơn nhiều so với tổng số nợ xấu cần xử lý, phương án phát hành trái phiếu đặc biệt theo đó được cho là khả thi hơn phương án mua nợ tại giá thị trường.

Một khó khăn kỹ thuật rất lớn đối với hoạt động của VAMC hiện nay chính là việc đánh giá và phân loại nợ xấu của các nhà băng hiện chưa minh bạch, đầy đủ. Dù rằng, kết quả phân loại này sẽ quyết định việc NH nào phải tham gia bán nợ cho VAMC. Thực tế theo một báo cáo dẫn nguồn NHNN, chỉ có 30 trong tổng số 124 TCTD báo cáo tỉ lệ nợ xấu cao hơn 3%. Mức bằng hoặc cao hơn 3% sẽ là ngưỡng mà các TCTD phải phải bán nợ xấu cho đến khi giảm được tỉ lệ này về mức an toàn. Con số thống kê đến hết quý I cũng cho thấy, ngoại trừ Vietcombank công bố nợ xấu 3,2%, các NH còn lại đang niêm yết trên thị trường như ACB, MB, Eximbank, VietinBank và Sacombank đều báo cáo nợ xấu dưới mức 3%.

Quay lại con số tỉ lệ nợ xấu chung toàn ngành có thể thấy, tỉ lệ nợ xấu đến cuối tháng 4.2013 tăng lên mức 4,67% so với mức 4,08% vào thời điểm cuối năm 2012. Song con số nợ xấu thực tế là bao nhiêu được cho vẫn là bí ẩn, bởi có nhiều kết quả và con số khác nhau theo công bố của NHNN hay từ phía các NH. Giới đầu tư từng đưa ra nhiều ý kiến trong đó nhìn nhận, mức nợ xấu vào khoảng 18-20% trên tổng dư nợ nếu được tính đầy đủ hơn và bao gồm cả các khoản nợ xấu liên quan đến Vinashin và Vinalines.

Khi mà ngay cả con số nợ xấu cũng còn chưa rõ ràng, chỉ riêng kỳ vọng vào hiệu quả hoạt động của VAMC trong việc xử lý nợ xấu cũng là quá sớm.

Văn Nguyễn

Lao Động







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHNN bơm ròng mạnh nhất trong hơn một năm

NHNN đã bơm ròng 25,550 tỷ đồng trong phiên 23/04, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2023. Trong đó, nhà điều hành đã cho 9 thành viên vay tổng cộng gần 36,000 tỷ...

Tăng cường đảm bảo an toàn trong mua, bán ngoại tệ

Ngày 23/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM vừa có văn bản về việc phối hợp tuyên truyền đến người dân quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ.

LPBank triển khai ngay Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 về việc tăng vốn điều lệ

LPBank vừa thông qua Nghị quyết Hội đồng Quản trị (HĐQT) về việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2024.

TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7,500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu

Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023...

Lạm phát và câu chuyện đánh đổi trong điều hành chính sách tiền tệ

Lạm phát và chính sách điều hành lãi suất từ Fed là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia...

Tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do vẫn nóng

Sức nóng của USD trên thị trường quốc tế duy trì ở mức cao khiến tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do tiếp tục leo dốc dù Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo sẵn...

Áp lực tỷ giá USD và 'bàn tay' hữu hình

Từ cuối tháng 3-2024 tới nay, đồng đôla Mỹ tiếp tục tăng giá so với nhiều đồng tiền trên thế giới, đã gây áp lực lên chính sách điều hành của nhiều nước, đặc biệt...

TS. Phạm Xuân Hòe: Tiền chạy sang vàng, ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất để thu hút tiền gửi

TS. Phạm Xuân Hòe khẳng định tiền gửi ngân hàng giảm trong quý 1 chính là do dịch chuyển sang vàng khi lợi nhuận từ việc nắm vàng từ đầu năm đã tăng lên rất cao.

Công ty tài chính đua nhau báo lỗ, thị trường tài chính tiêu dùng còn cửa sáng?

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân dự báo, trong năm nay, tình hình thị trường tài chính tiêu dùng khó có thể khởi sắc ngay, cần thêm thời gian để tạo sự đột phá.

VIB: Doanh thu tăng 8%, lợi nhuận quý 1 đạt hơn 2,500 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (HOSE: VIB) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với kết quả tích cực, bảng tổng kết tài sản vững mạnh và hiệu quả hoạt động duy...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98