Gia đình Chủ tịch NamABank có vượt tỷ lệ sở hữu cho phép?

30/08/2013 13:23
30-08-2013 13:23:43+07:00

Gia đình Chủ tịch NamABank có vượt tỷ lệ sở hữu cho phép?

Với số lượng thành viên có mối quan hệ mật thiết với nhau lấn át hoàn toàn trong HĐQT Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank), nhóm cổ đông liên quan đến gia đình bà Tư Hường cũng sở hữu một lượng lớn cổ phiếu và thậm chí còn vượt tỷ lệ sở hữu cho phép theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng.

* Ngân hàng gia đình trị và khoảng rộng “sân sau”

Cụ thể, cổ đông pháp nhân duy nhất và là cổ đông lớn nhất được lộ diện tại NamABank là Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương (Pacific Dragon)1, sở hữu 11.035% vốn của ngân hàng.

Đây là một trong những công ty thuộc gia đình bà Tư Hường (Trần Thị Hường) và cũng là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Hoàn Cầu2. Rồng Thái Bình Dương có vốn điều lệ 90 tỷ đồng, do con trai và con gái bà Tư Hường đứng tên góp gần 100% vốn. Cụ thể, ông Nguyễn Quốc Toàn góp 89.7 tỷ đồng và bà Nguyễn Thị Xuân Ngọc góp 250 triệu đồng.

Sơ đồ sở hữu cổ phần NamABank của nhóm cổ đông có liên quan đến bà Tư Hường
Nguồn: Vietstock (Cập nhật đến ngày 31/12/2012)

Về phía cá nhân, theo số liệu công khai thì những thành viên trong gia đình bà Tư Hường nắm giữ hơn 15.97% vốn cổ phần tại NamABank.

Bà Tư Hường (cố vấn HĐQT NamABank) tuy đã giảm tỷ lệ sở hữu đáng kể so với trước đây nhưng vẫn còn nắm 4.96%. Hai người con của bà Hường là ông Nguyễn Quốc Mỹ và bà Nguyễn Thị Xuân Loan nắm giữ tỷ lệ lần lượt 4.130% và 0.654%. Con rể của bà Hường, ông Huỳnh Thành Chung (chồng bà Nguyễn Thị Xuân Ngọc) cũng sở hữu tỷ lệ 1.305%. Đồng thời, bà Loan, ông Mỹ, ông Chung đều nằm trong HĐQT ngân hàng do bà Loan nắm giữ cương vị Chủ tịch HĐQT.

Một nhân vật mới toanh đối với NamABank nhưng không mấy xa lạ chính là á hậu Dương Trương Thiên Lý (con dâu bà Tư Hường, vợ ông Nguyễn Quốc Toàn – Chủ sở hữu Rồng Thái Bình Dương) đã bất ngờ nắm 14,764,414 cp, ứng với 4.92% vốn tại NamABank tính đến cuối năm 2012.

Nguồn: Vietstock (Cập nhật đến ngày 31/12/2012)

Như vậy, tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông trên lên đến hơn 27% vốn điều lệ của NamABank theo số liệu tính đến cuối năm 2012. Mức sở hữu này chưa bao gồm 2.857% vốn cổ phần của một nhân vật cũng có sự gắn bó lâu dài với gia đình bà Hường là ông Phan Đình Tân. Ông đang giữ vị trí Thành viên HĐQT NamABank, đồng thời cũng là Tổng giám đốc của Hoàn Cầu (Đây là công ty thuộc sở hữu của vợ chồng bà Tư Hường do ông Tân làm Tổng giám đốc từ năm 1990).

Bên cạnh đó, theo bản cáo bạch năm 2010 của NamABank thì một số người con khác trong gia đình bà Hường cũng có nắm giữ cổ phần gồm bà Nguyễn Thị Xuân Ngọc – con gái bà Tư Hường nắm 588,280 cp NamABank (tỷ lệ 0.47% với vốn điều lệ tương ứng 1,253 tỷ đồng), ông Lê Đình Trí – chồng bà Nguyễn Thị Xuân Loan nắm 1,108,066 cp NamABank (tỷ lệ 0.88%). Tuy nhiên, đến cuối năm 2012, NamABank không công bố thông tin về sở hữu cổ phần của bà Ngọc và ông Trí.

Tuy nhiên, khi tham vấn với một luật sư tại TPHCM, ông này cho biết, xét về định nghĩa người có liên quan theo điểm c, d, đ tại Khoản 28, Điều 4 của Luật Tổ chức Tín dụng 2010, nhóm cổ đông được xem là liên quan trong trường hợp NamABank bao gồm Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương, ông Nguyễn Quốc Toàn, ông Nguyễn Quốc Mỹ, bà Dương Trương Thiên Lý và bà Trần Thị Hường.

Nhóm cổ đông có liên quan này sở hữu 25.05% vốn điều lệ tại NamABank như số liệu thống kê trên.

Bà Trần Thị Hường - bà Dương Trương Thiên Lý - bà Nguyễn Thị Xuân Loan - ông Nguyễn Quốc Mỹ - ông Huỳnh Thành Chung

Cũng theo Luật Tổ chức tín dụng 2010, một điểm đáng lưu ý là Luật quy định tỷ lệ sở hữu của cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó trong một tổ chức tín dụng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, bao gồm cả ủy thác đầu tư. Như vậy, gia đình bà Tư Hường có tỷ lệ sở hữu cổ phần ngân hàng NamABank vượt hơn 5 điểm phần trăm so với Luật định xét về những khoản sở hữu đã công khai công bố.

Cũng trong năm 2012 này, ngân hàng NamABank đã có những hoạt động cho vay rất lớn với những công ty có liên quan đến thành viên HĐQT, lên đến hàng ngàn tỷ đồng (1,192 tỷ đồng), chiếm hơn 19% tổng dư nợ cho vay khách hàng và tương đương 36% vốn tự có của ngân hàng. Cũng cần lưu ý, theo quy định về giới hạn cấp tín dụng của Luật các Tổ chức tín dụng 2010, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại. Trong khi tỷ lệ này tại NamABank đã lên đến con số 36%. 

-------------------------------------------------------

(1) Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương được thành lập vào năm 1999, hoạt động mua bán thông qua siêu thị thương mại điện tử vietnamshops.com, hệ thống siêu thị điện máy vietnamshops.com và đầu tư những lĩnh vực như Sàn Giao Dịch Bất Động Sản Rồng Thái Bình Dương và dịch vụ du lịch & golf.

Rồng Thái Bình Dương còn được biết đến là đơn vị thành viên thuộc Hoàn Cầu.

(2) Tập đoàn Hoàn Cầu thành lập từ năm 1993, hoạt động trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản… Hoàn Cầu có hơn 11 dự án đã được đầu tư vào khu đô thị mới, trung tâm thương mại, cao ốc, Diamond Bay Resort & Golf.

Hoàn Cầu có vốn điều lệ gần 323.2 tỷ đồng, do bà Hường cùng chồng là ông Nguyễn Chấn góp toàn bộ vốn và đang giữ chức Chủ tịch và Phó Chủ tịch tại đây.

Tổng giám đốc của Hoàn Cầu là ông Phan Đình Tân. Ông giữ chức vụ này từ năm 1990, ngoài ra ông còn là Thành viên HĐQT của NamABank từ năm 2003. (Theo giấy phép đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 08/05/2010 của Tập đoàn Hoàn Cầu).

Đan Thanh

infonet







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98