Không hạn chế nhà đầu tư vào cảng biển

19/09/2013 10:42
19-09-2013 10:42:27+07:00

Không hạn chế nhà đầu tư vào cảng biển

Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam trong vòng 10 năm tới sẽ co lại cả về năng lực thông qua lẫn kế hoạch đầu tư các cảng biển mũi nhọn.

Giảm mạnh chỉ tiêu gốc

Điểm dễ nhận thấy nhất trong Dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 chính là chỉ tiêu tổng lượng hàng thông qua dự báo qua các giai đoạn đã được hạ đáng kể so với quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định 2190/QĐ – TTg năm 2009.

Theo đó, tổng lượng hàng qua các cảng biển được đơn vị tư vấn lập quy hoạch là Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế cảng – kỹ thuật biển (Portcoast) dự báo khiêm tốn đạt khoảng 395,4 – 408 triệu tấn vào năm 2015; 634,42 – 677 triệu tấn vào năm 2020; 1.041 – 1.162 triệu tấn vào năm 2030.

“Việc xuất hiện khoảng chênh lệch liên quan tới lượng hàng thông qua trong mỗi giai đoạn là do dự báo được xây dựng trên 2 kịch bản: kịch bản cơ bản và kịch bản cao, tùy theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, cũng như triển vọng phục hồi của ngành vận tải biển thế giới”, ông Nguyễn Mạnh Ứng, Phó tổng giám đốc Portcoast lý giải.

Tuy nhiên, ngay cả với mức dự báo được xây dựng trên kịch bản cơ bản, lượng hàng thông qua sau khi cập nhật lại đều đã giảm rất sâu so với quy hoạch năm 2009, trong đó giai đoạn 2015 giảm khoảng 100 triệu tấn; giai đoạn 2020 giảm khoảng 240 triệu tấn và giai đoạn 2030 giảm khoảng 540 triệu tấn/năm. Nếu chiểu theo kịch bản cao, năng lực hàng thông qua vào năm 2030 giảm tới gần 1.000 triệu tấn.

Cũng theo đơn vị tư vấn, tính đến năm 2012, tổng lượng hàng qua các cảng biển toàn quốc mới đạt khoảng 294 triệu tấn, bằng khoảng 60% lượng hàng qua cảng dự kiến cho năm 2015 tại quy hoạch được duyệt.

“Ngoài việc nền kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn vận lộn để vượt qua khủng hoảng; nhiều quy hoạch ngành như điện, lọc dầu, chế biến thép… thay đổi đáng kể theo xu hướng giảm là những yếu tố khiến quy hoạch cảng biển cần được điều chỉnh lại”, ông Đỗ Đức Tiến, Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết.

Theo các chuyên gia, mặc dù năng lực hàng hóa thông qua chỉ là một trong rất nhiều chỉ tiêu được đề cập trong quy hoạch điều chỉnh, nhưng đây là chỉ tiêu cơ bản, quyết định tới chiến lược đầu tư cho hệ thống cảng biển Việt Nam trong những năm tới đây.

“Nếu cứ chạy theo chỉ tiêu cũ, sẽ dẫn tới dư thừa công suất lớn tại các cảng biển vốn đã manh nha xuất hiện tại nhóm cảng biển số 5, mà trọng tâm là các cảng ở tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu”, ông Ứng cho biết.

Không hạn chế nhà đầu tư vào cảng biển

Ngoài việc dự báo lại xu hướng thị trường, theo ông Ứng, quy hoạch năm 2009 còn bộc lộ nhiều bất cập cần sửa đổi, trong đó có tính đồng bộ giữa cảng biển và hệ thống hạ tầng sau cảng, bất cập trong cơ chế phối hợp, quản lý thực hiện quy hoạch.

“Sự không đồng bộ về cả quy mô và tiến trình xây dựng giữa hạ tầng cảng biển và mạng giao thông kết nối đến cảng bao gồm luồng và đầu mối logistics sau cảng; việc đưa/rút hàng tới cảng biển đầu mối chủ yếu thực hiện bằng đường bộ đã làm phát sinh chi phí vận chuyển đối hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam”, lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam nhận xét.

Cùng với việc “đo lại tấm áo" từ việc xác định lại năng lực thông qua hàng hóa, quy hoạch điều chỉnh lần này còn xác định lại vai trò, quy mô và nhu cầu đầu tư của từng nhóm cảng biển.

Theo đề xuất của Cục Hàng hải Việt Nam, từ nay tới năm 2020, Việt Nam sẽ chỉ xây dựng 2 cảng cửa ngõ quốc tế tại Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu. Riêng cảng Vân Phong từng được quy hoạch là cảng trung chuyển quốc tế đã bị giáng vai trò xuống cảng tổng hợp quốc gia.

Theo tính toán của Tư vấn Portcoast, dự kiến tổng kinh phí đầu tư phát triển cảng biển trong giai đoạn đến năm 2020 cần 200.000 - 280.000 tỷ đồng, không kể kinh phí đầu tư xây dựng các bến/cảng chuyên dùng. Trong đó, nhu cầu đầu tư vào hạ tầng công cộng cảng biển khoảng 90.000 – 120.000 tỷ đồng, cơ sở hạ tầng bến cảng cần khoảng 110.000 – 160.000 tỷ đồng.

Dự kiến, nguồn vốn ngân sách (ước tính khoảng 45% tổng nhu cầu vốn) sẽ chủ yếu đầu tư cho hạng mục cơ sở hạ tầng công cộng (luồng vào cảng, đê chắn sóng, công trình chỉnh trị ổn định luồng chạy tàu, trục giao thông nối mạng quốc gia…).

“Chúng tôi khuyến nghị Nhà nước cần tạo điều kiện cho mọi tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cảng biển; chú trọng áp dụng hình thức hợp tác công tư (PPP) đối với các cảng, khu bến phát triển mới có quy mô lớn”, ông Ứng đề xuất.

Anh Minh

đầu tư



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98