Vẫn lo lắng về phương pháp chống chuyển giá APA

19/09/2013 16:17
19-09-2013 16:17:31+07:00

Vẫn lo lắng về phương pháp chống chuyển giá APA

Cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) đang được Bộ Tài chính đặt nhiều kỳ vọng giúp ngành thuế có thêm "cây gậy" quan trọng chống chuyển giá. Tuy nhiên, với dự thảo thông tư hướng dẫn APA vừa được ngành tài chính công bố, nhiều chuyên gia trong ngành lại có những tâm tư trái ngược, đặc biệt là nỗi lo doanh nghiệp sẽ không mặn mà với cơ chế mới khi vẫn chưa "sợ" những cuộc thanh tra chống chuyển giá.

Theo lý giải của Bộ Tài chính, APA thực chất là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế trong nước, người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Thỏa thuận này được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế và các bên sẽ cùng đàm phán để xác định cụ thể căn cứ tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường.

Những "căn cứ tính thuế" trên theo giải thích của ông Vũ Xuân Tiền, Ủy viên Ban chấp hành Hội Luật gia Hà Nội, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty tư vấn VFAM Việt Nam là giá nguyên liệu đầu vào, giá bán ra để từ đó tính ra chi phí, doanh thu cũng như thu nhập chịu thuế.

Theo ông Tiền, đây là những nguyên tắc cơ bản của APA và về lý thuyết có thể giúp giảm bớt tình trạng khai gian giá và điệp khúc "lỗ giả lãi thật" mà dư luận đã nhắc tới ở nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, trở lại với thực tại, điều làm ông lo ngại đó chính là "chưa chắc doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã tự nguyện làm APA."

"APA áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, bởi vậy cơ quan thuế không thể ép doanh nghiệp phải thực hiện," ông Tiền nói.

Đây cũng là điều được chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nhắc tới khi nói về những thách thức trong việc áp dụng cơ chế chống chuyển giá mới.

Là người có kinh nghiệm trong ngành tài chính, ông Ánh nhận định, các doanh nghiệp rất hiểu, nếu tham gia APA sẽ không bị thanh tra trong thời hạn ký kết đã ghi trong thỏa thuận. Tuy nhiên điều này chỉ khiến doanh nghiệp "hứng thú" nếu những đơn vị này thấy rằng, việc thanh tra chuyển giá có thể khiến họ chịu thiệt hại hơn là tham gia APA.

Bởi vậy, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, điều quan trọng là ngành thuế phải có năng lực chứng minh để khiến các doanh nghiệp dần tự nguyện tham gia thỏa thuận với cơ quan quản lý.

Đưa ra góc nhìn khác với dự thảo thông tư lần này, đại diện công ty tư vấn VFAM Việt Nam, ông Vũ Xuân Tiền cho rằng, một trong những khó khăn trong việc thỏa thuận với doanh nghiệp là việc hiện cơ quan thuế vẫn thiếu thông tin và sự hợp tác của ngành thuế nước ngoài để nắm được những yếu tố quan trọng như giá nguyên liệu đầu vào của các sản phẩm.

Đây là vấn đề nhức nhối được ông Tiền nhắc lại khi nói về những nghi vấn chuyển giá của một số doanh nghiệp thuộc hàng "đại gia" đã làm nóng dư luận trong những tháng trước đó.

Chính việc nghèo thông tin như vậy, theo luật gia Vũ Xuân Tiền, có thể khiến việc thỏa thuận của cơ quan thuế gặp bất lợi khi doanh nghiệp khai giá đầu vào cao nhưng ngành thuế rất khó chứng minh điều ngược lại.

Cũng lo lắng về về phương pháp chống chuyển giá, giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam lại nhấn mạnh về năng lực của những cán bộ thuế hiện tại.

Theo ông Mại, ở nước ngoài, ngành thuế thường có hẳn một Cục hoặc cơ quan cưỡng chế thuế riêng. Đơn vị này gồm nhiều chuyên gia thuế giỏi, có năng lực tìm kiếm, phát hiện nhanh và sẵn sàng yêu cầu đối chất với doanh nghiệp khi phát hiện nghi vấn.

Bởi vậy, theo cách nói của vị chuyên gia kinh tế này, việc chống chuyển giá được ví như cuộc "đấu tranh" giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp, và doanh nghiệp sẽ được lợi nếu "giỏi" hơn.

"Vấn đề là ta phải làm sao nâng cao năng lực của cơ quan quản lý để xử lý vấn đề chống chuyển giá," ông Mại thẳng thắn.

Vấn đề ông Mại nhắc tới thậm chí cũng được chính cán bộ ngành thuế thừa nhận khi nhắc tới việc áp dụng cơ chế APA.

Theo vị cán bộ này, Việt Nam muốn thỏa thuận trước về phương phác xác định giá thuế thì trước hết ngành thuế phải đủ năng lực để đánh giá doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện thanh tra chống chuyển giá vẫn "chưa chuẩn" thì không dễ để thỏa thuận được với các đơn vị kinh doanh./.

 

Theo dự thảo thông tư, trong quá trình tham vấn, người nộp thuế phải cung cấp, giải trình đầy đủ các thông tin, dữ liệu và các bằng chứng hỗ trợ để Tổng cục Thuế có cơ sở đưa ra các phản hồi, đánh giá, nhận xét về phương pháp xác định giá thị trường được đề xuất; quyết định về việc chấp thuận hoặc từ chối việc người nộp hồ sơ đề nghị APA chính thức...

Kết quả của từng đợt tham vấn sẽ được ghi tại biên bản tham vấn. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tham vấn, trên cơ sở kết luận tại Biên bản tham vấn APA và điều kiện thực tế của ngành thuế, Tổng cục Thuế có văn bản trả lời người nộp thuế về việc chấp thuận hoặc (lý do) không chấp thuận cho phép người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức của người nộp thuế, Tổng cục Thuế và người nộp thuế sẽ tổ chức họp để trao đổi, thống nhất kế hoạch, trình tự thực hiện các bước tiếp theo để giải quyết hồ sơ đề nghị áp dụng APA.

Xuân Dũng

Vietnam+



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thu thuế hoạt động thương mại điện tử đạt 180 ngàn tỷ trong hai năm qua

Số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như sau: Năm 2022 doanh...

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Không để bị động trong quản lý, điều hành giá

Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá quý 1 và định hướng công tác...

Vụ Thuduc House: Cục Thuế TP.HCM xin giảm nhẹ cho các bị cáo trong ngành

Trước phiên xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Thuduc House, Cục Thuế TP.HCM đã có văn bản gửi các cơ quan tố tụng xin xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo nguyên là công...

Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng - thúc đẩy 3 động lực góp phần tăng trưởng kinh tế

Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế; đồng thời thúc đẩy 3 động lực chủ yếu góp phần tăng...

Gần 32.000 tỉ đồng tiền hoàn thuế trở về với doanh nghiệp

Thu ngân sách 3 tháng đầu năm qua kênh thuế được 490.196 tỷ đồng thì Nhà nước cũng hoàn thuế trở lại cho các doanh nghiệp tổng cộng 31.892 tỉ đồng.

Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 88 ngàn tỷ đồng trong quý 1/2024

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, quý 1/2024, số thu ngân sách của ngành Hải quan đạt 88,354 tỷ đồng, bằng 26.3% dự toán được giao, giảm 4.2% so với cùng kỳ năm...

Sửa Luật Thuế Giá trị gia tăng: Điều gì khiến doanh nghiệp chế xuất lo lắng

Sau hơn 15 năm thực hiện, Luật Thuế Giá trị gia tăng một lần nữa được sửa đổi và lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh những "điểm mừng", dự thảo...

Nhận diện chiêu lừa đảo mới nhằm chiếm đoạt tiền mùa quyết toán thuế

Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại tự xưng là cán bộ thuế yêu cầu cung cấp thông tin, hình ảnh CCCD để được hỗ trợ làm thủ tục giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế...

Tổng cục Thuế yêu cầu giải quyết dứt điểm các hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng còn tồn

Tổng cục Thuế yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế phải được thực hiện quyết liệt nhằm kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đảm...

Năm 2024 Chính phủ lên kế hoạch vay, trả nợ công tối đa 676,057 tỷ đồng 

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 260/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98