Châu Á sẽ không rơi vào khủng hoảng tài chính nếu Fed rút QE3

09/10/2013 13:58
09-10-2013 13:58:00+07:00

Châu Á sẽ không rơi vào khủng hoảng tài chính nếu Fed rút QE3

HSBC: Đừng lo sợ, đây không phải là năm 1997

Có thể dễ dàng nhìn vào sự biến động của các thị trường như Ấn Độ và Indonesia và nhận thấy dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, một sự kiện vẫn còn khắc sâu trong tâm trí nhà đầu tư.

 

Cuộc khủng hoảng từng khiến hàng trăm tỷ USD bốc hơi khỏi các nền kinh tế trước khi hàng loạt gói giải cứu được tung ra đã bắt đầu với sự sụp đổ của đồng bath Thái Lan và sau đó lây lan sang khắp châu Á.

Một số nhà phân tích nhận thấy bóng ma của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 vẫn đang hiện diện trên các thị trường châu Á. Đầu năm nay, tín hiệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm rút lại chương trình kích thích kinh tế đã đủ để thôi thúc nhà đầu tư ồ ạt rút tài sản của mình khỏi khu vực này. Thị trường cổ phiếu cũng như các đồng tiền của châu Á đã phải đối mặt với sức ép rất lớn và các ngân hàng trung ương buộc phải tung ra biện pháp phòng vệ.

Dù tình hình tại khu vực này đã tạm ổn trở lại sau khi Fed quyết định tiếp tục bơm tiền vào các thị trường thông qua chương trình nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3) nhưng nguy cơ cắt giảm kích thích vẫn còn rất cao.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích và Chính phủ trong khu vực cho rằng nỗi lo sợ về sự tái diễn của cuộc khủng hoảng là không có cơ sở. Hay nói cách khác, nhà đầu tư không nên hoang mang.

Cuối tháng trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhận định: “Theo quan điểm của tôi, các quốc gia châu Á đã rút ra được bài học từ cuộc khủng hoảng trước và nâng cao khả năng đề phòng rủi ro”.

Nhà kinh tế trưởng Changyong Rhee của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đồng ý với quan điểm này và cho rằng hiện châu Á đã mạnh hơn nhiều để có thể đẩy lùi cơn bão kinh tế sắp tới.

Năm 1997, nhiều quốc gia tại châu Á đã rơi vào tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai nặng nề và chìm trong nợ nần. Sự rớt giá của các đồng tiền khu vực càng làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn và khiến nhiều nước khó thanh toán các khoản nợ bằng đồng USD. Thêm vào đó, hàng loạt các khó khăn của nền kinh tế châu Á, trong đó có việc nhà đầu tư rút tiền khỏi khu vực này, đã đẩy các Chính phủ vào tình thế không trả được nợ.

Điều khác biệt hiện nay là “hầu hết các nền kinh tế khu vực đều có thặng dư tài khoản vãng lai cao và dự trữ ngoại hối tương đối dồi dào so với các khoản nợ nước ngoài ngắn hạn”, ông Rhee cho biết.

Và mặc dù một số đồng tiền khu vực tiếp tục sụt giảm nhưng các ngân hàng trung ương đều có lượng dự trữ ngoại hối rất lớn và có thể được sử dụng để quản lý tốt hơn đà rớt giá của các đồng tiền.

Điều này đã góp phần bảo vệ các quốc gia có thâm hụt tài khoản vãng lai quá cao như Ấn Độ và Indonesia – hai nền kinh tế bị tác động mạnh nhất trong khu vực. Ông Rhee cho biết cả hai quốc gia này đều có đủ dự trữ ngoại hối để thanh toán cho hoạt động nhập khẩu – 7 tháng đối với Ấn Độ và 5 tháng đối với Indonesia.

Theo số liệu do JPMorgan thu thập từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tính chung trên toàn cầu, dự trữ ngoại hối của các thị trường mới nổi chạm 7.4 ngàn tỷ USD trong quý 1, vượt xa con số khoảng 600 triệu USD trong năm 1997.

Tuy nhiên, theo nhà kinh tế Frederic Neumann của HSBC, sự cải thiện này cũng không thể giúp châu Á hoàn toàn tránh khỏi tác động do việc thu hồi QE3 gây ra. Ông cho rằng tốc độ mở rộng của châu Á sẽ tiếp tục suy yếu.

Ông nói: “Khu vực châu Á vẫn còn dễ bị tổn thương khi các điều kiện tài chính bị thắt chặt vì phần lớn đà tăng trưởng trong các năm gần đây đều xuất phát từ sự gia tăng của các khoản nợ. Do đó, tình trạng căng thẳng trên các thị trường tài chính chắc chắn sẽ tác động đến tốc độ mở rộng của nền kinh tế”.

Tuy nhiên, ông Rhee cho rằng sức ép từ Fed có thể thôi thúc các Chính phủ châu Á tiến hành cải cách cơ cấu nhằm vực dậy nền kinh tế trong dài hạn.

Nhà kinh tế Neumann của HSBC cho biết: “Mỗi cuộc khủng hoảng sẽ xuất hiện dưới một hình thức mới nhưng các điểm khác biệt với năm 1997 nhiều hơn so với các nét tương đồng. Đây không phải là năm 1997 mà là năm 2013”.

Phước Phạm (Theo CNN Money)







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường tích trữ đô la

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ đô la Mỹ khi họ dự đoán đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ mất giá hơn nữa. Thực trạng này càng làm trầm trọng thêm đà...

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...

Các đồng tiền ở thị trường mới nổi rơi xuống đáy mới trong năm 2024

Sự trở lại mạnh mẽ của đồng USD đã giáng đòn nặng nề tới các đồng tiền trên toàn cầu trong ngày 16/04, làm suy yếu nhiều đồng tiền châu Á và có thể buộc các quan...

Nhật Bản: Đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 1990

Trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh sau khi Fed công bố dữ liệu kinh tế, trong phiên giao dịch ngày 15/4, 154,28 yen đổi 1 USD, mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng...

Giới chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2024

Tờ The Wall Street Journal (WSJ) ngày 14/4 dẫn kết quả thăm dò quý mới nhất cho thấy giới lãnh đạo doanh nghiệp và học giả kinh tế đã hạ nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào...

Các nền kinh tế mới nổi và phát triển thận trọng trước đồng USD tăng giá

Trước sức mạnh của đồng USD, ngay cả các nền kinh tế có quy mô như Australia, Canada và EU cũng chứng kiến đồng nội tệ suy yếu với tốc độ mất giá lần lượt là 4,4%...

Triển vọng tín dụng toàn cầu năm 2024 ngày càng tồi tệ

Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà quản lý danh mục tín dụng quốc tế (IACPM), các nhà quản lý danh mục đầu tư và tài sản tại một số tổ chức tài chính lớn...

Đồng USD vẫn giữ vị trí ổn định trong dự trữ ngoại hối của nhiều nước

Khảo sát của IMF cho thấy tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các nước tăng 0,2 điểm phần trăm, lên 58,4% trong năm 2023, tuy khiêm tốn nhưng là mức...

KPMG và Deloitte đối mặt mức phạt lớn nhất trong lịch sử ngành kiểm toán Mỹ

PCAOB đã áp đặt mức phạt 25 triệu USD đối với KPMG chi nhánh Hà Lan và 2 triệu USD đối với các chi nhánh của Deloitte ở Indonesia và Philippines, vì hành vi gian...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98