Chạy đua đón đầu TPP: Nguy cơ mất thị trường thời trang

14/10/2013 08:39
14-10-2013 08:39:22+07:00

Chạy đua đón đầu TPP: Nguy cơ mất thị trường thời trang

Được xem là một cường quốc về may mặc, đứng trong top 10 các nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới, nhưng thị trường thời trang nội địa lại nghiêng hẳn về hàng nước ngoài.

Sản phẩm trong nước khó đối đầu với hàng ngoại

Khó cạnh tranh với hàng hiệu giá rẻ

Ở các chợ như An Đông, Tân Bình (TP.HCM), hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan… chiếm đa số. Từ đây, nguồn hàng tỏa ra các tỉnh thành. Nếu như sản phẩm may mặc từ các nước láng giềng cạnh tranh ở phân khúc giá trung bình thấp thì sự hiện diện của các thương hiệu ngoại như GAP, Gucci, Levi’s, Mango, Bosini,… lại chiếm dần phân khúc trung và cao cấp. Theo Hiệp hội Dệt may VN, thị trường tiêu thụ nội địa có rất nhiều tiềm năng với hơn 90 triệu dân và tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 15 - 20%/năm, nhưng phần lớn doanh nghiệp (DN) trong nước chỉ chú trọng xuất khẩu.

Thương hiệu yếu, khó xuất khẩu

Theo nhận định của nhiều doanh nhân trong lĩnh vực thời trang, tham gia Hiệp định TPP, các DN VN cũng có thể tận dụng cơ hội mở rộng thị trường sang các nước khác nhưng với thương hiệu còn yếu ớt thì rất khó để mở rộng thị phần ra khỏi biên giới VN. Như Công ty may An Phước đã có thâm niên trên thị trường nội địa nhưng khoảng 30% doanh thu từ xuất khẩu sang thị trường Nhật cũng chỉ là gia công.

Một số DN được xem có chỗ đứng trên thị trường nội địa như Việt Tiến, Nhà Bè, An Phước, May 10… cũng chỉ tập trung ở phân khúc sản phẩm công sở trung bình dành cho nam giới. Thương hiệu trung bình dành cho cả nam và nữ giới có thể kể đến như Thời trang Việt, Foci, Việt Thy, Blue Exchange,… cũng có thị phần khá khiêm tốn. Chưa có một thương hiệu thời trang VN nào đủ mạnh và đáp ứng được nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng như những thương hiệu lớn của nước ngoài: Zara, GAP, Mango, Uniqlo…

Với "cục diện" trên, khi mức thuế nhập khẩu dành cho sản phẩm may mặc từ 20% hiện nay giảm xuống còn 0% khi VN tham gia TPP, nhiều chuyên gia lo ngại rất nhiều khả năng chúng ta mất nốt thị phần khiêm tốn ở phân khúc trung bình hiện nay. Ông Nguyễn Hữu Phụng, Tổng giám đốc Công ty Thời trang Việt, dự báo không xa nữa các hãng thời trang nước ngoài với phân khúc phổ thông như Zara, Uniqlo, H&M chính thức vào VN sẽ là một thách thức lớn cho các DN thời trang trong nước, do các thương hiệu này đã quá nổi tiếng, có hệ thống phân phối trải dài ở nhiều nước nên giá cả khá cạnh tranh.

Đặc biệt, đội ngũ thiết kế của họ luôn “trên cơ” các DN VN. “Vấn đề này cũng đã xảy ra với thị trường Thái Lan cách đây hơn 10 năm. Khi đó, sự tham gia ồ ạt của các thương hiệu nước ngoài đã khiến các thương hiệu thời trang trong nước lụi tàn dần. Tôi nghĩ thị trường vẫn có những ngách riêng cho các DN VN khai thác và sống được, nhưng nếu muốn xây dựng được thương hiệu lớn thì không dễ”, ông Nguyễn Hữu Phụng nói.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Điền, Tổng giám đốc Công ty may An Phước, nhìn nhận với Hiệp định TPP, những đơn vị đang sản xuất thời trang ở cả phân khúc hàng trung bình khá và cao cấp đều phải đối đầu với hàng nhập khẩu. Đặc biệt hàng hiệu của các nước Mỹ, Nhật nhưng đang sản xuất tại nước thành viên TPP như Malaysia, Peru, Mexico, Chile… sẽ nhập khẩu mạnh vào VN với giá hoàn toàn rẻ hơn hiện nay.

Lực bất tòng tâm

Bà Nguyễn Thị Điền cho rằng cạnh tranh về giá không còn là yếu tố quan trọng nhất mà phải làm thế nào nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị thêm cho khách hàng như cung cách phục vụ của nhân viên, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối do chính mình thiết lập và kiểm soát. Theo xu hướng này, Tập đoàn dệt may VN (Vinatex) đã thực hiện mở rộng hệ thống siêu thị Vinatexmart để đẩy mạnh hàng VN đến tay người tiêu dùng ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Tuy nhiên, những đầu tư đó vẫn chưa tương xứng để có thể khai thác được tiềm năng của thị trường. Công ty Thời trang Việt cũng bắt đầu thực hiện mô hình xây dựng các cửa hàng có quy mô lớn, trưng bày nhiều loại sản phẩm cho đủ phân khúc từ nam đến nữ, từ người lớn đến trẻ em… như xu hướng của các tập đoàn dệt may trên thế giới. Nhưng theo ông Nguyễn Hữu Phụng, các cửa hàng của công ty này cũng chỉ mới ở quy mô vừa phải, từ 800 - 1.000 m2 so với chuẩn của các nước là 2.000 - 3.000 m2; hàng hóa vẫn chưa đủ ở các phân khúc khác nhau. Lý do, chi phí đầu tư ban đầu cho một cửa hàng như vậy tối thiểu 6 - 8 tỉ đồng. Đây là số tiền quá lớn với khả năng tài chính nên hầu hết DN vừa và nhỏ đều rơi vào cảnh "lực bất tòng tâm" dù thấy trước nguy cơ mất thị phần.

Bà Đặng Quỳnh Đoan, Giám đốc Công ty thời trang Việt Thy, cho rằng với tâm lý chuộng hàng ngoại vẫn còn tồn tại trong khá nhiều người Việt, khi TPP có hiệu lực, những thương hiệu trung bình từ Mỹ, Nhật sẽ là đối thủ đáng gờm cho các thương hiệu VN hiện nay. Chẳng hạn Malaysia cũng là một thành viên của TPP sẽ trở thành đối thủ khá nặng ký khi nhiều thương hiệu thời trang lớn đang sản xuất tại đây sẽ được nhập khẩu chính thức vào VN với thuế suất ưu đãi. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ các nước này cũng sẽ có giá thấp do được giảm thuế. Vì vậy, bản thân các DN sản xuất trong nước cần phải nhanh chóng xây dựng được đội ngũ thiết kế với khả năng nắm bắt nhanh xu hướng thời trang thế giới để thay đổi mẫu mã phù hợp; đồng thời phải cải tiến quy trình sản xuất và hoạt động của mình để có thể cạnh tranh được ngay sân nhà.

Mai Phương

thanh niên







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...

Ông lớn bán lẻ 190 năm của Nhật sắp mở trung tâm thương mại ở Hà Nội

Takashimaya, ông lớn bán lẻ có tuổi đời hơn 190 năm của Nhật Bản, lên kế hoạch đầu tư 13 triệu USD để xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội vào năm 2026.

Loạt đề xuất mới về kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải

Trong giai đoạn đầu, các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98