Chuyên gia Cấn Văn Lực: Nền kinh tế đang “ấm lên từ đáy”

09/10/2013 10:41
09-10-2013 10:41:18+07:00

Chuyên gia Cấn Văn Lực: Nền kinh tế đang “ấm lên từ đáy”

Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi và sẽ phục hồi mạnh hơn vào năm 2014. Tuy nhiên, với những rủi ro, thách thức, Việt Nam cần tiếp tục kiên định chính sách ổn định kinh kế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, đồng thời quyết liệt tái cơ cấu nền kinh tế.

Kinh tế Việt Nam đang bước vào những tháng cuối cùng của năm 2013. Ông có thể đưa ra vài nét tổng quan về tình hình kinh tế năm 2013 cũng như những dự báo lớn về kinh tế năm 2014?

Đến thời điểm này, có thể khái quát kinh tế Việt Nam năm 2013 với cụm từ ngắn gọn: “ấm lên từ đáy”.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực

Đáy ở đây có thể hiểu là năm 2012, với GDP tăng trưởng 5,03% (thấp nhất trong 10 năm trước đó), và năm nay, dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 5,2 - 5,3%. Động lực tăng trưởng năm nay không phải do đầu tư nội địa (dự kiến ở mức khoảng 30% GDP so với mức 33,5% GDP năm 2012), mà cơ bản vẫn là do xuất khẩu (tăng khoảng 15% so với năm 2012), giải ngân đầu tư FDI và ODA (tăng 7 - 8%), và phần nữa là do tổng cầu (sản xuất và tiêu dùng), dù còn yếu ớt, nhưng đang có dấu hiệu phục hồi.

Năm 2014, kinh tế thế giới dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn, tăng trưởng khoảng 3,2% so với mức dự kiến khoảng 2,6% năm nay. Trong bối cảnh đó, đối với nền kinh tế Việt Nam, với các giả định về nhân tố nội tại như tổng mức đầu tư toàn xã hội không đổi, xuất khẩu tăng trưởng khoảng 15%, nhưng sức cầu tăng mạnh hơn…., thì tăng trưởng kinh tế năm tới có thể đạt mức cao hơn (khoảng 5,5%).

Năm 2013, ngành ngân hàng đã làm được những gì để hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, và sẽ phải tập trung vào những nhiệm vụ gì trong thời gian tới, thưa ông?

Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, ngành ngân hàng đã làm được nhiều việc tích cực, như kiềm chế lạm phát phù hợp mục tiêu, giảm mạnh lãi suất, điều hành tỷ giá linh hoạt và khá ổn định, tái cơ cấu căn bản các ngân hàng yếu kém, đảm bảo hoạt động ổn định và thanh khoản được duy trì; đẩy nhanh xử lý nợ xấu, tích cực hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp qua các gói tín dụng, cơ cấu lại nợ và cơ chế phân loại nợ...

Tuy nhiên, còn rất nhiều việc mà ngành ngân hàng phải làm thời gian tới.

Thứ nhất, lạm phát vẫn luôn rình rập, nên không thể chủ quan.

Thứ hai, cần đẩy nhanh và quyết liệt hơn nữa chương trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.

Thứ ba, cần chủ động đề xuất các giải pháp đồng bộ, quyết liệt để tăng cung tín dụng cho nền kinh tế.

Thứ tư, chủ động đề xuất phương án và lộ trình tăng room cho nhà đầu tư ngoại nhằm hỗ trợ đẩy nhanh và tăng tính minh bạch quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.

Đồng thời, phải tăng cường truyền thông tốt hơn, tạo ra sự đồng thuận, chia sẻ và cùng nhau vượt khó.

Theo ông, đâu là những rủi ro, thách thức nhất mà kinh tế Việt Nam phải đối mặt?

Từ nay đến hết năm 2013 và gối đầu sang năm 2014, kinh tế thế giới tiềm ẩn 4 rủi ro, thách thức lớn.

Đó là, thất nghiệp ở các nước phát triển vẫn ở mức rất cao, khiến các nước vẫn tiếp tục nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ, gây áp lực giảm giá đồng tiền và tăng thâm hụt ngân sách, tác động đến xuất khẩu, rủi ro đòn bẩy tài chính ở nhiều nước.

Thứ hai, những quyết sách của nước lớn (khả năng chấm dứt gói QE của Mỹ, bong bóng tín dụng ở Trung Quốc, thay đổi chính sách của Chính phủ Nhật…), có thể khiến dòng vốn biến động mạnh mẽ hơn, các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) sẽ chịu tác động tiêu cực nhất định.

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế ở một số nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Brazil… có dấu hiệu tiếp tục chậm lại, tác động nhiều đến xuất khẩu, đầu tư và thu hút khách du lịch của các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, nếu như đàm phán Hiệp định TPP thành công trong năm 2013, Việt Nam có lợi về xuất khẩu nông và thủy sản, may mặc… (do được giảm thuế xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Canada…), nhưng chịu áp lực lớn về đáp ứng yêu cầu bảo hộ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ (tỷ lệ nội địa hóa), vấn đề sở hữu trí tuệ….

Thứ tư, khó khăn nội tại trong nước vẫn còn nhiều.

Để đối phó với những rủi ro đó, thời gian tới, Việt Nam cần phải tiếp tục kiên định chính sách “ổn định kinh kế vĩ mô và kiềm chế lạm phát”, đẩy nhanh thực hiện 3 “đột phá” (thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực) như đã đề ra.

Đồng thời, phải triển khai quyết liệt và đồng bộ tái cơ cấu 3 trụ cột nền kinh tế, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, cho phép tăng room nhà đầu tư ngoại với ngân hàng trong nước. Bên cạnh đó, cần tiếp tục giải pháp hữu hiệu hỗ trợ thị trường, doanh nghiệp, khẩn trương định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp trong hội nhập TPP và khối AEC...

Thùy Liên

đầu tư





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98