Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: TLH - CTCP Tập Đoàn Thép Tiến Lên

29/10/2013 13:21
29-10-2013 13:21:14+07:00

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: TLH - CTCP Tập Đoàn Thép Tiến Lên

Do cổ phiếu này sắp chạm vùng đỉnh cũ dài hạn nên việc mua vào là khá rủi ro. Nhà đầu tư nên bán ra khi giá test lại vùng 8,300 – 8,600. Chỉ nên mua vào khi giá rơi về vùng 6,500 – 7,000 hoặc giá phá vỡ hoàn toàn vùng 8,300 – 8,600.

TÍN HIỆU KỸ THUẬT QUAN TRỌNG

Dài hạn: Đang đối diện với vùng đỉnh cũ dài hạn. Vùng đỉnh cũ của tháng 06/2013 (tương đương vùng 8,300 – 8,600) được xem là vùng có sức kháng cự rất mạnh do khối lượng mắc kẹt ở đây khá nhiều.

Mặt khác, vùng này cũng trùng với đáy cũ (đã bị phá vỡ) của giai đoạn tháng 11/2010. Vì vậy, sự thận trọng của giới đầu tư sẽ càng gia tăng mạnh khi giá test lại vùng này. Dự kiến sẽ có rung lắc rất mạnh tại đây.

Internal Trendline sẽ là yếu tố hỗ trợ chính. Trong hai lần tạo đáy gần nhất thì TLH đều nhận được sự hỗ trợ của Internal Trendline. Điều này cho thấy sự hiệu quả rất lớn của ngưỡng hỗ trợ này.

Do hội đủ cả 3 điều kiện của một ngưỡng hỗ trợ mạnh là có số lần test thành công nhiều, thời gian tồn tại lâu và thời gian tạo đỉnh/đáy khá dài nên Internal Trendline (tương đương vùng 6,500 – 7,000) sẽ tiếp tục là yếu tố hỗ trợ chính của TLH trong thời gian tới nếu có điều chỉnh xảy ra.

Ngắn hạn: Bollinger Bands bung nén khá mạnh. Sau giai đoạn tích lũy kéo dài gần 2 tháng (tháng 08/2013 – tháng 09/2013), Bollinger Bands đã bung nén rất mạnh.

Mặt khác, giá liên tục duy trì bên trên đường middle của Bollinger Bands. Điều này cho thầy xu hướng ngắn hạn vẫn đang khá tích cực.

Thanh khoản đang rất tốt. Khối lượng khớp lệnh đang duy trì mức khá cao bên trên mức trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 1.1 triệu đơn vị/phiên) nên rủi ro ngắn hạn không lớn.

Các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự đáng chú ý xác định theo Fibonacci:

• Ngưỡng 0% : 8,300

• Ngưỡng 23.6% : 7,200

• Ngưỡng 38.2% : 6,500

• Ngưỡng 50.0% : 5,900

• Ngưỡng 61.8% : 5,400

• Ngưỡng 100.0%: 3,600

Chiến lược trading: Do cổ phiếu này sắp chạm vùng đỉnh cũ dài hạn nên việc mua vào là khá rủi ro. Nhà đầu tư nên bán ra khi giá test lại vùng 8,300 – 8,600. Chỉ nên mua vào khi giá rơi về vùng 6,500 – 7,000 hoặc giá phá vỡ hoàn toàn vùng 8,300 – 8,600.

MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý

Lợi nhuận đột biến nhưng hoạt động chính chưa cải thiện. Theo BCTC hợp nhất (soát xét) 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu của TLH trong nửa đầu năm đạt 1,464 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với nửa đầu năm 2012 và thực hiện được 42% kế hoạch năm. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế lại tăng vọt và đạt gần 137 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Giá vốn hàng bán trong kỳ tăng 6% ở mức 1,430 tỷ đồng đã khiến lãi gộp của TLH giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 34.7 tỷ đồng.

Tuy nhiên, (1) lợi nhuận hoạt động tài chính trong kỳ đạt hơn 103 tỷ đồng, và (2) lợi nhuận khác tăng hơn 70 tỷ đồng đã giúp cho lợi nhuận sau thuế có sự tăng trưởng đột biến.

Lợi nhuận hoạt động tài chính tăng mạnh trong kỳ chủ yếu đến từ việc TLH hoàn nhập hơn 107 tỷ đồng khoản dự phòng đầu tư vào CTCP Sản xuất Thương mại Phúc Tiến (PHT) được trích dựa trên giá cổ phiếu niêm yết (PHT trước đây niêm yết trên HNX). Trong kỳ, TLH đã phát hành thêm cổ phiếu để sáp nhập PHT vào TLH và điều này khiến cho cách thức hạch toán khoản đầu tư vào PHT bị thay đổi, giúp cho TLH có khoản hoàn nhập dự phòng như đã nói.

Khoản lợi nhuận khác cũng xuất phát từ việc PHT sáp nhập vào TLH và giúp TLH ghi nhận khoản “bất lợi thương mại” khi hợp nhất, với giá trị gần 70 tỷ đồng.

Hàng tồn kho tăng mạnh gần gấp đôi so với đầu năm. Giá trị hàng tồn kho của TLH tại thời điểm cuối tháng 6/2013 là gần 1,094 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với đầu năm và chiếm đến hơn 47% tổng tài sản.

Hàng tồn kho của TLH chủ yếu tập trung ở thành phẩm với giá trị gần 781 tỷ đồng; khoản mục này cũng đã tăng mạnh gần 1.8 lần so với đầu năm. Rất có thể tình hình kinh doanh khó khăn hơn đã khiến lượng hàng tồn kho của TLH gia tăng mạnh trong nửa đầu năm 2013.

Áp lực tài chính tiếp tục gia tăng. Tổng giá trị nợ vay ngắn hạn cuối tháng 6/2013 đạt gần 536 tỷ đồng, trong khi đầu kỳ là gần 427 tỷ đồng. Dư nợ cho vay gia tăng chủ yếu để bù đắp vào nguồn vốn lưu động tăng thêm do việc gia tăng lượng hàng tồn kho trong kỳ. Nếu tình hình tiêu thụ hàng tồn kho tiếp tục gặp khó khăn thì áp lực tài chính lên TLH là không hề nhỏ.

Kỳ vọng tăng trưởng đến từ Dự án Nhà máy thép của CTCP Thép Bắc Nam. Hiện TLH nắm 48% cổ phần tại CTCP Thép Bắc Nam. Theo Báo cáo thường niên năm 2012, dự kiến nhà máy mới này có thể đi vào hoạt động vào giữa năm 2013 với công suất 300,000 tấn/năm. Nhà máy này hiện đang trong giai đoạn chạy thử, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức về việc chính thức đi vào hoạt động.

Dự án này được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh của TLH. Tuy nhiên, với triển vọng chung của ngành thép chưa khởi sắc thì hiệu quả hoạt động của dự án mới này không thực sự sáng sủa.

Các dự án bất động sản. Hiện TLH có 2 dự án lớn là Dự án Cao ốc văn phòng G4A và Dự án KDC Thương mại An Phước.

Dự án Cao ốc văn phòng G4A có diện tích 419 m2, tổng diện tích xây dựng 5,945 m2 với toà nhà cao 10 tầng và 1 tầng hầm tại G4A KP4, P.Tân Hiệp, TP Biên Hòa Tổng vốn đầu tư dự kiến 24 tỷ đồng. Dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện và dự kiến đi vào hoạt động trong quý 3/2013. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng hiệu quả hoạt động của dự án này là không cao trong thời điểm thị trường cho thuê văn phòng khó khăn như hiện nay.

Dự án KDC Thương mại An Phước có diện tích 8.36 ha tại xã An Phước, Long Thành, Đồng Nai hiện đang tạm dừng triển khai các hạng mục nhà Biệt thự, Liền kề, Trung tâm thương mại để chờ tín hiệu tích cực từ thị trường bất động sản.

Chi trả cổ tức cao, nhưng có thể tạo sức ép lên dòng tiền. Dự kiến TLH sẽ chi trả cổ tức ở mức 10-15% bằng tiền mặt của năm 2012 trong năm nay. Với lượng tiền mặt hiện tại là 277 tỷ đồng, TLH hoàn toàn đủ khả năng để chi trả mức cổ tức này. TLH đang giao dịch ở quanh mức giá 7,200 đồng/cổ phiếu và mức cổ tức này có thể khiến cổ phiếu này trở nên khá hấp dẫn.

Các dự án đầu tư lớn của TLH hầu hết đã hoàn thành và do đó lượng tiền mặt cần cho đầu tư là không quá lớn. Tuy nhiên, sức tiêu thụ thép của thị trường diễn ra khá chậm sẽ khiến cho nhu cầu vốn lưu động của TLH gia tăng trong thời gian tới. Do đó, mức cổ tức chi trả (10-15%) sẽ khiến lượng tiền mặt của TLH sụt giảm từ 80 - 120 tỷ đồng và làm suy yếu dòng tiền hoạt động của công ty.

Giao dịch và định giá cơ bản. Cổ phiếu TLH có khối lượng giao dịch trung bình 52 tuần ở mức tương đối lớn với hơn 500 ngàn đơn vị/phiên, và đang giao dịch ở mức P/B 0.54 lần và P/E trailing chỉ ở mức 2.82 lần khi mà lợi nhuận 6 tháng đầu năm tăng vọt.

Không nên đầu cơ theo KQKD quý 3, dù đã vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm 2013. TLH đặt kế hoạch tổng doanh thu năm 2013 đạt 3,514 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức 101 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm 2013, TLH đã hoàn thành 42% kế hoạch doanh thu và vượt 35.6% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.

Việc nhận sáp nhập PHT đã giúp TLH hạch toán kết quả kinh doanh đột biến trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh chính của TLH vẫn chưa cho thấy những chuyển biến đặc biệt và do đó, nhiều khả năng kết quả kinh doanh quý 3/2013 sẽ khó duy trì đà tích cực, đặc biệt khi đây cũng là quý thấp điểm của ngành xây dưng.

Nguyễn Đức Cường & Nguyễn Quang Minh (Phòng Nghiên cứu Vietstock)

Công lý



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 29/03: Áp lực chốt lời vẫn còn

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm trong bối cảnh chỉ báo Stochastic Oscillator đang xuất hiện những tín hiệu kém lạc quan cho thấy áp lực chốt lời ngắn hạn...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/03: Tâm lý thận trọng kéo tụt thanh khoản

Trong phiên giao dịch sáng ngày 28/03/2024, đà tăng của VN-Index đã bị thu hẹp đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Gravestone Doji cho thấy áp lực bán đang hiện diện...

Ngày 28/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/03: Áp lực chốt lời ngắn hạn xuất hiện

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm nhẹ trong khi chỉ báo Stochastic Oscillator đều đã vào lại vùng quá mua (overbought). Nếu tín hiệu bán xuất hiện trở lại...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 26/03: Tâm lý thận trọng quay trở lại

Trong phiên giao dịch sáng ngày 26/03/2024, VN-Index tăng điểm tích cực đồng thời test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,270-1,295 điểm). Tuy nhiên, khối...

Ngày 26/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 25/03: Thị trường vẫn chưa thể bứt phá

VN-Index tiếp tục diễn biến giằng co đồng thời xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle tại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,275-1,295 điểm) cho thấy tâm lý...

Tuần 25-29/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, DPM, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25-29/03/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/03: Giao dịch sôi động

VN-Index hình thành mẫu hình nến High Wave Candle kèm theo khối lượng giao dịch tăng mạnh trong phiên sáng thế hiện sự giao dịch sôi động của nhà đầu tư.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98