Hợp đồng tín dụng ảo: Giáp lá cà nên khó đánh?

25/11/2013 17:30
25-11-2013 17:30:26+07:00

Hợp đồng tín dụng ảo: Giáp lá cà nên khó đánh?

Những cổ đông trót làm xiếc lấy tiền từ cấp tín dụng để sở hữu chéo sang ngân hàng khác đang phải căng mình vì cả núi tiền lãi do ngân hàng lỗ nặng. Có ý kiến cho rằng, cần phải nhanh chóng ép các cổ đông có dòng tiền “lởm” tất toán những hợp đồng tín dụng ảo để đưa bảng cân đối tài sản ngân hàng về trạng thái lành mạnh hơn.

Mối liên kết thiếu lành mạnh giữa các ngân hàng thông qua sở hữu chéo còn nảy sinh tình trạng đảo nợ, một vấn đề mà nhà nước nghiêm cấm từ lâu

Nhìn nhận thẳng thắn về tình trạng sở hữu chéo ở Việt Nam, ông Nguyễn Đức Thắng, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Thanh tra Chính phủ) cho biết: “Sở hữu chéo ở Việt Nam đang biến tướng khó lường, một phần do lòng tham của các cổ đông lớn, chiếm quyền chi phối khi thị trường chứng khoán bùng nổ nhưng mặt khác, còn do sai lầm về chính sách và/hoặc thiếu các công cụ giám sát hiệu quả của các cơ quan hữu quan”.

Cũng theo ông Thắng, các cổ đông dùng nguồn vốn vay của ngân hàng này góp vốn vào ngân hàng kia, vay mượn lẫn nhau để góp vốn, tạo ra dòng vốn ảo, làm cho cơ quan quản lý không thể đong đo vốn thực của các cổ đông ngân hàng. Đó là chưa nói tới việc mối liên kết thiếu lành mạnh giữa các ngân hàng thông qua sở hữu chéo còn nảy sinh tình trạng đảo nợ, một vấn đề mà nhà nước nghiêm cấm từ lâu.

Điều này làm cho khả năng chống đỡ rủi ro của các ngân hàng không được đánh giá đúng mức.

Quy định không thiếu

Lường trước mặt tiêu cực từ sở hữu chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý đã thiết lập khá nhiều quy định để quản lý sở hữu chéo, trong đó, quy định về cấp tín dụng được coi là điểm then chốt.

Theo đó, Nhà nước nghiêm cấm cấp tín dụng đối với các trường hợp sau: các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán do các ngân hàng thương mại kiểm soát; đối tượng sử dụng chính cổ phiếu của ngân hàng thương mại làm tài sản bảo đảm; đầu tư góp vốn cổ phần vào ngân hàng thương mại khác mà tài sản bảo đảm chính là cổ phiếu ngân hàng thương mại đó; thành viên ban quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát cùng người có liên quan.

Đồng thời, nhà nước cũng hạn chế cấp tín dụng đối với cổ đông lớn, cổ đông sáng lập, doanh nghiệp do cổ đông lớn và cổ đông sáng lập nắm quyền kiểm soát thông qua sở hữu cổ phần hoặc đại diện nắm quyền. Cùng đó, Nhà nước cũng khống chế tỷ lệ cấp tín dụng cho các đối tượng dựa trên mức độ sở hữu và/hoặc hình thức sở hữu trực tiếp hay gián tiếp.

Đánh giá về những hệ lụy do sở hữu chéo gây ra, ông Tô Ngọc Hưng, Giám đốc Học viện Ngân hàng cho rằng: “Khi mà sở hữu chéo trở nên quá phổ biến và chỉ phục vụ mục đích một nhóm lợi ích thay vì cộng đồng và vượt quá tầm kiểm soát nhà nước thì đầu tiên là hệ thống tài chính và sau đó là nền kinh tế phải hứng chịu những tổn hại khó lường”.

Cũng theo ông, để phòng ngừa những mối nguy nói trên, bên cạnh kiểm soát chặt sở hữu chéo thì Chính phủ phải kiên quyết sáp nhập, tái cấu trúc những đơn vị có tình trạng sở hữu chéo trầm trọng, yêu cầu các cổ đông rút các khoản tín dụng ảo và thoái vốn đối với những khoản đầu tư phục vụ lợi ích nhóm.

Trả tín dụng về thực chất

Thực ra, xung quanh vấn đề “rút các khoản tín dụng ảo” để mua bán cổ phần các ngân hàng khác mà ông Tô Ngọc Hưng nêu ra, gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã để mắt tới hình thức biến tướng này và kiểm soát rất chặt. Cùng đó, Bộ Công an cũng vào cuộc điều tra những khoản tín dụng có dấu hiệu nghi ngờ.

Ông Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, đây là điều cần thiết nhưng trước khi hành động một cách ồn ào thì cần rà soát để phát hiện và buộc các cổ đông này thanh lý càng sớm càng tốt đối với số cổ phần được hình thành từ dòng tiền ảo của các khoản tín dụng không thực chất.

“Nên gắn một con chip vào trong ven để theo dõi bằng được dòng tuần hoàn của máu. Thông qua quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền để kiểm soát những giao dịch đáng ngờ, rồi hô hoán lên để đánh động các cổ đông này”, ông Phước ví von.

Theo ông, với hệ thống core banking được nối liền giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, không khó khăn gì để biết được những giao dịch đáng ngờ khi có quy mô lớn. Chẳng hạn, một ngân hàng trong một ngày mà giải ngân đến một vài nghìn tỷ đồng, tập trung vào vài ba khách hàng mà không thấy “trống dong cờ mở” hay mời gọi báo chí đưa tin thì xác suất “có vấn đề” là rất lớn.

Do đó, về phương diện quản lý, Ngân hàng Nhà nước cần để mắt và yêu cầu các tổ chức tín dụng phải báo cáo đối với các giao dịch từ 10 tỷ đồng trở lên một cách chi tiết như ngân hàng cho ai vay, mục đích vay, thời gian vay. Không thể có chuyện cho một doanh nghiệp vay thu mua nông sản, tôm cá ở đâu đó trong khi doanh nghiệp này chưa từng kinh doanh ở các ngành nghề này.

Theo một chuyên gia, đã có không ít hợp đồng tín dụng được ngân hàng A cấp cho doanh nghiệp B (doanh nghiệp B do cổ đông lớn ngân hàng A lập ra) để B sử dụng nguồn tiền này mua cổ phiếu ngân hàng C; sau đó, B lấy số cổ phiếu này làm tài sản bảo đảm để thế chấp cho A vay tiền lần thứ hai. Có tiền, B liền tất toán hợp đồng tín dụng đã vay A ở lần thứ nhất.

Như vậy, xét về hình thức, B chỉ nợ A số tiền lần vay thứ 2 nhưng bàn tay của cổ đông ngân hàng A đã thò sang nắm giữ ngân hàng C. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, ngân hàng đang làm ăn thua lỗ, lợi nhuận từ cổ tức không đủ cân đối với lãi suất khoản vay nên nhiều cổ đông sở hữu chéo trong trường hợp này đang “dở khóc, dở cười”.

“Cách tốt nhất là hãy ép các cổ đông này bán cổ phần đã mua, thu tiền về để tất toán khoản vay, trả lại sự lành mạnh cho bảng cân đối tài sản các ngân hàng mà họ đã dính líu vào”, vị chuyên gia này nói.

Nguyễn Hoài

vneconomy







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thêm khách hàng tố tài khoản tại MSB 'bốc hơi' gần 28 tỷ đồng

Vụ việc một tài khoản tại Ngân hàng MSB bị "bốc hơi" hơn 58 tỷ đồng chưa hết ồn ào thì lại có thêm một khách hàng phản ánh cũng bị rút sạch số tiền 27,7 tỷ đồng.

Đang thi hành 4 bản án, ông Trần Phương Bình tiếp tục hầu tòa

Dù đang thi hành 4 bản án, với tổng hình phạt chung là tù chung thân nhưng ông Trần Phương Bình tiếp tục phải hầu tòa vì làm thất thoát của Ngân hàng Đông Á 981 tỷ...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới

Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay lập đỉnh mới, có ngân hàng đưa giá bán vượt mốc 25.000 đồng/USD. Còn giá USD trên thị trường tự do lại hạ nhiệt.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HOSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Tiên phong xu hướng ngân hàng mở, OCB hướng đến giải pháp tài chính xanh 

Với chiến lược hướng đến mô hình quản trị  bền vững, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã và đang tiên phong trong cuộc đua triển khai Open API theo xu hướng ngân hàng mở...

SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) không thể thiếu những con người tận tâm gắn bó...

Eximbank vinh dự nhận giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc từ Citibank

Ngày 26/3/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vinh dự được Citibank trao tặng giải thưởng “Chất lượng Thanh toán Quốc tế xuất sắc” (USD Payments...

MSB nói gì về việc khách hàng bị mất 58 tỷ trong tài khoản?

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) vừa có thông tin phản hồi về trường hợp một khách hàng tại Hà Nội phản ánh mất số tiền hơn 58 tỷ đồng trong tài khoản.

Vụ Trương Mỹ Lan: Cựu cục trưởng thanh tra 'xấu hổ' vì nhận hối lộ 5,2 triệu USD

Nhận hối lộ 5,2 triệu USD từ thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan, bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước) trình bày rất ân...

Chương trình mở khóa đặc quyền 4.0 của VIB phiên bản 2024 có gì mới?

Với phiên bản 2024, chương trình Mở khóa đặc quyền 4.0 sẽ gia tăng lợi ích dành riêng cho chủ thẻ VIB Online Plus 2in1, Bill Pay, Cash Back, Family Link, LazCard...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98