20 thái cực đầu tư nổi bật trong năm 2013 (Phần 1)

12/12/2013 10:43
12-12-2013 10:43:20+07:00

20 thái cực đầu tư nổi bật trong năm 2013 (Phần 1)

Việc kiếm tiền trong năm 2013 không quá khó khăn nếu nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của Mỹ. Đến thời điểm hiện tại, đã có tới 9/10 cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500 sắp khép lại năm 2013 với sắc xanh.

 

Tuy nhiên, nhiều kênh tài sản khác lại trải qua một năm khá tồi tệ. Chỉ 2/5 quỹ đầu tư trái phiếu Mỹ đem lại mức hòa vốn cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cổ phiếu của các thị trường chứng khoán mới nổi vẫn chưa thể phục hồi khỏi mức đáy xác lập trong mùa hè vừa qua. Và hầu như tất cả các kênh đầu tư liên quan tới vàng đều thua lỗ.

Khi thời điểm cuối năm đã cận kề, Bloomberg công bố các kênh đầu tư có mức tăng trưởng tốt nhất và tệ nhất cho đến thời điểm hiện tại, từ cổ phiếu và các quỹ tương hỗ cho đến các mô hình công ty hợp danh hữu hạn (Master-Limited Partnership – MLP) niêm yết trên sàn chứng khoán và các vụ IPO.

Số liệu này được thu thập trong giai đoạn từ ngày 31/12/2012 đến ngày 02/12/2013. Các kênh tài sản được so sánh dựa trên tiêu chí tổng tỷ suất sinh lời, bao gồm cả thay đổi giá và tỷ suất cổ tức (dividend yield).

1. Cổ phiếu vốn hóa lớn của Mỹ có mức tăng trưởng mạnh nhất

Fannie Mae: Tăng 1,010%

Những người nộp thuế của Mỹ “thắng đậm” khi cổ phiếu Fannie Mae tăng tới 10 lần trong năm 2013.

Còn nhớ năm 2008, giá cổ phiếu Fannie Mae sụt giảm tới 98% và buộc Chính phủ Mỹ phải giải cứu. Hiện Chính phủ Mỹ vẫn còn sở hữu gần 80% cổ phần của Công ty. Quốc hội, Nhà Trắng và các nhà đầu tư chủ động như Bill Ackman đang đề xuất rất nhiều ý kiến trái chiều về tương lai của Tập đoàn.

Cơ sở so sánh: Trong số 458 cổ phiếu trên các sàn giao dịch của Mỹ với vốn hóa thị trường trên 10 tỷ USD.

2. Cổ phiếu vốn hóa lớn của Mỹ có mức sụt giảm mạnh nhất

Newmont Mining: Giảm 47.2%

Trong năm 2013, việc sở hữu cổ phiếu tại một công ty khai thác vàng không phải là một cách để kiếm tiền. Newmont Mining, công ty sản xuất vàng lớn thứ hai thế giới, đã cố gắng nâng biên lợi nhuận bằng cách cắt giảm 30% nhân viên văn phòng của Tập đoàn. Tuy nhiên, động thái này vẫn chưa đủ để bù đắp đà lao dốc gần 31% của giá vàng kể từ tháng 10/2012.

Cơ sở so sánh: Trong số 458 cổ phiếu trên các sàn giao dịch của Mỹ với vốn hóa thị trường trên 10 tỷ USD.

3. Cổ phiếu quốc tế có mức tăng trưởng mạnh nhất

Chongqing Changan Automobile Co.: Tăng 280.5%

Doanh số bán ô tô tại Trung Quốc đang tăng vọt và các nhà chế tạo xe hơi đang xây dựng nhà máy để đáp ứng đủ nhu cầu. Đối tác chính của Ford tại Trung Quốc là Chongqing Changan Automobile Co. Hiện cả hai đang vận hành hai nhà máy tại thành phố Chongqing và sẽ xây thêm hai nhà máy mới. Quý 3 vừa qua, doanh số của Chongqing Changan Automobile Co. tăng 33% so cùng kỳ năm ngoái và EPS sau điều chỉnh tăng 400%.

Cơ sở so sánh: Trong số 2,883 công ty ngoài Mỹ thuộc FTSE All World Index, bao gồm cổ phiếu của các thị trường phát triển và mới nổi.

4. Cổ phiếu quốc tế có mức sụt giảm mạnh nhất

MMX Mineracao e Metalicos SA: Giảm 85.4%

Người giàu có nhất Brazil một thời, Eike Batista, đã chứng kiến tài sản của ông bốc hơi thảm hại trong năm 2013. Công ty dầu của ông là OGX đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 30/10. Các công ty khác trong hệ thống cũng bị ảnh hưởng theo. Công ty khai mỏ do ông thành lập là MMX Mineracao & Metalicos SA cũng đang bán tài sản để trả nợ. Trong quý vừa qua, doanh số của MMX tăng 38% nhưng thua lỗ của bộ phận khai thác quặng sắt ngày càng trầm trọng.

Cơ sở so sánh: Trong số 2,883 công ty ngoài Mỹ thuộc FTSE All World Index, bao gồm cổ phiếu của các thị trường phát triển và mới nổi.

5. Quỹ tương hỗ cổ phiếu tăng trưởng mạnh nhất

Fidelity Select Biotechnology Portfolio (FBIOX): Tăng 64%

FBIOX đang nắm giữ cổ phần tại 133 công ty công nghệ sinh học. Khoản đầu tư lớn nhất là cổ phiếu Gilead Sciences đã tăng gấp đôi trong 11 tháng đầu năm nay nhờ công bố thử nghiệm thành công các loại thuốc mới và doanh thu gia tăng.

Theo Bloomberg Industries, động lực thúc đẩy nhóm cổ phiếu công nghệ sinh học là hoạt động thâu tóm được thực hiện bởi các công ty dược phẩm mong muốn có các dòng thuốc mới. Các nhà phân tích ước tính doanh thu và lợi nhuận của các công ty công nghệ sinh học lâu đời của Mỹ sẽ tăng lần lượt 18% và 25% trong năm 2014.

Cơ sở so sánh: Trong số 1,392 quỹ tương hỗ cổ phiếu tại Mỹ với tài sản ít nhất là 500 triệu USD. Các quỹ đóng và quỹ sử dụng đòn bẩy không được tính.

6. Quỹ tương hỗ cổ phiếu sụt giảm mạnh nhất

Fidelity Advisor Gold Fund: Giảm 49.1%

Trong khi cổ phiếu của hầu hết các ngành đều tăng trưởng mạnh thì cổ phiếu của các công ty khai khoáng lại đi thụt lùi. Hiện Fidelity Advisor Gold Fund đang nắm giữ tới 112 công ty khai mỏ trên toàn thế giới. Tất cả các cổ phiếu lớn nhất trong danh mục của quỹ đều làm mất tiền của nhà đầu tư và giá trị danh mục sụt mạnh gấp đôi đà sụt giảm của giá vàng.

Cơ sở so sánh: Trong số 1,392 quỹ tương hỗ cổ phiếu tại Mỹ với tài sản ít nhất là 500 triệu USD. Các quỹ đóng và quỹ sử dụng đòn bẩy không được tính.

7. Quỹ đầu tư cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng trưởng mạnh nhất

Lord Abbett Micro-Cap Growth Fund: Tăng 71.6%

2013 lại là một năm tuyệt vời đối với các công ty vốn hóa nhỏ với việc chỉ số Russell 2000 đã tăng 170% so với thời điểm tháng 3/2009. Sự bứt phá ấn tượng của các công ty nhỏ, vốn phụ thuộc vào đà tăng trưởng của Mỹ, thường là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang tăng tốc.

Lord Abbett Micro-Cap Growth Fund ghi nhận mức tăng trưởng tốt nhất trong số các quỹ đầu tư vào các cổ phiếu có vốn hóa nhỏ nhất. Khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục của Lord Abbett Micro-Cap Growth Fund là Xoom Corp., một công ty cho phép người tiêu dùng gửi tiền xuyên biên giới. Với 160 nhân viên, Xoom niêm yết vào tháng 2 năm nay và hiện cổ phiếu này đã tăng 67% so thời điểm đó.

Cơ sở so sánh: Trong số 327 quỹ tương hỗ cổ phiếu có vốn hóa nhỏ tại Mỹ với tài sản ít nhất 100 triệu USD và vốn hóa thị trường trung bình dưới 3 tỷ USD. Các quỹ đóng và các quỹ có sử dụng đòn đẩy không được tính.

8. Quỹ đầu tư cổ phiếu vốn hóa nhỏ sụt giảm mạnh nhất

Wasatch Emerging Markets Small Cap Fund: Giảm 1.4%

Trong khi các cổ phiếu vốn hóa nhỏ đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2013 thì các cổ phiếu thị trường mới nổi lại chứng kiến một năm khá tầm thường. Do đó, Wasatch Emerging Markets Small Cap Fund đã bị mắc kẹt giữa hai xu hướng này. Dù vậy, quỹ đã xoay sở để biên độ sụt giảm của quỹ thấp hơn so với mức sụt giảm 5% của FTSE Emerging Index trong 11 tháng đầu năm. Khoản đầu tư lớn nhất của quỹ là St. Shine Optical Co., một nhà chế tạo kính áp tròng mềm của Đài Loan và cổ phiếu này đã tăng gấp đôi trong vòng một năm qua.

Cơ sở so sánh: Trong số 327 quỹ tương hỗ cổ phiếu có vốn hóa nhỏ tại Mỹ với tài sản ít nhất 100 triệu USD và vốn hóa thị trường trung bình dưới 3 tỷ USD. Các quỹ đóng và các quỹ có sử dụng đòn đẩy không được tính.

9. Quỹ đầu tư trái phiếu tăng trưởng mạnh nhất

Lord Abbett Convertible Fund: Tăng 23.4%

Lợi thế lớn nhất của quỹ trái phiếu có mức tăng trưởng tốt nhất trong năm nay là các đặc điểm giống như cổ phiếu của quỹ. Lord Abbett Convertible Fund đang đầu tư các chứng khoán chuyển đổi, vốn là trái phiếu có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu của doanh nghiệp tại một số thời điểm cụ thể. Hai cổ phiếu đứng đầu danh mục của quỹ là Gilead Sciences và Priceline.com. Nhìn chung, trái phiếu đã có một năm khá thất vọng. Chỉ số Barclays Aggregate Bond Index có tỷ suất sinh lời âm 1.7%.

Cơ sở so sánh: Trong số 747 quỹ tương hỗ mở có thu nhập cố định tại Mỹ với tài sản ít nhất 500 triệu USD.

10. Quỹ đầu tư trái phiếu sụt giảm mạnh nhất

Vanguard Extended Duration Treasury Index Fund (VEDTX): 19.3%

VEDTX đầu tư vào trái phiếu do phát hành với kỳ hạn 20-30 năm. Điều này đồng nghĩa với việc VEDTX đặc biệt dễ bị tác động bởi mối lo lắng về mức lãi suất cao trong năm 2013. Trái lại, vào những thời điểm rủi ro gia tăng, trái phiếu kho bạc lại là tài sản ưa thích của nhà đầu tư. Được biết, VEDTX đã đạt được tỷ suất sinh lợi trên 55% trong cả hai năm 2008 và 2011.

Cơ sở so sánh: Trong số 747 quỹ tương hỗ mở thu nhập cố định tại Mỹ với tài sản ít nhất 500 triệu USD.

Phước Phạm (Theo Bloomberg)

Công Lý







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường tích trữ đô la

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ đô la Mỹ khi họ dự đoán đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ mất giá hơn nữa. Thực trạng này càng làm trầm trọng thêm đà...

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...

Các đồng tiền ở thị trường mới nổi rơi xuống đáy mới trong năm 2024

Sự trở lại mạnh mẽ của đồng USD đã giáng đòn nặng nề tới các đồng tiền trên toàn cầu trong ngày 16/04, làm suy yếu nhiều đồng tiền châu Á và có thể buộc các quan...

Nhật Bản: Đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 1990

Trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh sau khi Fed công bố dữ liệu kinh tế, trong phiên giao dịch ngày 15/4, 154,28 yen đổi 1 USD, mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng...

Giới chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2024

Tờ The Wall Street Journal (WSJ) ngày 14/4 dẫn kết quả thăm dò quý mới nhất cho thấy giới lãnh đạo doanh nghiệp và học giả kinh tế đã hạ nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào...

Các nền kinh tế mới nổi và phát triển thận trọng trước đồng USD tăng giá

Trước sức mạnh của đồng USD, ngay cả các nền kinh tế có quy mô như Australia, Canada và EU cũng chứng kiến đồng nội tệ suy yếu với tốc độ mất giá lần lượt là 4,4%...

Triển vọng tín dụng toàn cầu năm 2024 ngày càng tồi tệ

Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà quản lý danh mục tín dụng quốc tế (IACPM), các nhà quản lý danh mục đầu tư và tài sản tại một số tổ chức tài chính lớn...

Đồng USD vẫn giữ vị trí ổn định trong dự trữ ngoại hối của nhiều nước

Khảo sát của IMF cho thấy tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các nước tăng 0,2 điểm phần trăm, lên 58,4% trong năm 2023, tuy khiêm tốn nhưng là mức...

KPMG và Deloitte đối mặt mức phạt lớn nhất trong lịch sử ngành kiểm toán Mỹ

PCAOB đã áp đặt mức phạt 25 triệu USD đối với KPMG chi nhánh Hà Lan và 2 triệu USD đối với các chi nhánh của Deloitte ở Indonesia và Philippines, vì hành vi gian...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98